Ý nghĩa văn hóa và tín ngưỡng của Lễ hội truyền thống Đồ Sơn , quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 25 - 33)

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH VĂN HÓA, CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA VÀ TỔNG QUAN VỀ LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG THỐNG ĐỒ SƠN

1.2. Tổng quan về Lễ hội truyền thống Đồ Sơn quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

1.2.2. Ý nghĩa văn hóa và tín ngưỡng của Lễ hội truyền thống Đồ Sơn , quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

1.2.2.1.Ý nghĩa văn hóa của Lễ hội truyền thống Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

Trước tiên, lễ hội truyền thống tại quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng đã mang một ý nghĩa văn hóa vô cùng to lớn, đó chính là góp phần bảo tồn văn hóa dân gian Việt Nam.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Việt Nam công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia vào năm 2012 hay năm

2009, Đảo Dấu được Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch công nhận và xếp hạng

Di tích – danh lam thắng cảnh quốc gia. Điều này cho thấy giá trị văn hóa và lịch sử của các lễ hội truyền thống, đóng góp vào việc bảo tồn và phát huy các

di sản văn hóa truyền thống của Việt Nam.

Lễ hội Chọi Trâu Đồ Sơn là một phần không thể thiếu của di sản văn hóa phi vật thể Việt Nam. Được duy trì và phát triển qua nhiều thế hệ, lễ hội này giúp bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống, gắn kết cộng đồng và giữ gìn các tập quán, phong tục của địa phương. Qua những nghi thức truyền thống và các hoạt động chọi trâu, người dân Đồ Sơn không chỉ duy trì những giá trị văn hóa cổ truyền mà còn truyền dạy lại cho thế hệ trẻ, giúp họ hiểu và trân trọng những giá trị này. Bằng cách này, lễ hội trở thành một phương tiện quan trọng để bảo vệ và phát huy di sản văn hóa dân gian, góp phần tạo nên sự đa dạng và phong phú của nền văn hóa Việt Nam.

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn biểu hiện tính đặc thù của nền văn hóa nông nghiệp trồng lúa nước Lễ hội vừa là sản phẩm, vừa là hình thức biểu hiện của văn hóa. Nông nghiệp là phương thức sinh tồn của người dân Việt Nam từ trong khởi thủy, văn hóa nông nghiệp là văn hóa cội rễ của dân tộc ta, vì thế

lễ hội cổ truyền ở Việt Nam chủ yếu phát sinh và gắn liền với nền nông nghiệp trồng lúa nước. Đây chính là đặc điểm có tính chất khởi phát, phổ quát

và quán xuyến hầu hết các lễ hội cổ truyền ở Việt Nam. Theo Trần Quốc

Vượng “dù thuộc loại nào, khởi nguyên, các lễ hội ấy đều là các hội làng của

cư dân nông nghiệp, nói khác đi là các lễ hội nông nghiệp.

Với những người quanh năm sống bằng nghề đánh bắt trên biển cả thì chỉ cần nhìn trăng tháng tám, họ có thể biết được quy trình lên xuống của con nước, để sắp xếp công việc cho mình. Chính vì vậy, hình ảnh đôi trâu chọi nhau dưới ánh trăng bạc trong truyền thuyết. đã phần nào nói lên mối quan hệ mật thiết giữa mặt trăng và biển cả. Và việc mở Lễ hội chọi trâu vào những ngày đầu tháng tám Âm lịch chính là cách mà người dân Đồ Sơn thể hiện sự khôn khéo, cân cân bằng trong lao động, vui chơi.

Lễ hội truyền thống Đồ Sơn chính biểu hiện các phong tục tập quán đa dạng. Các lễ hội truyền thống nơi đây đều khẳng định một hệ thống phong tục tập quán vô cùng đa dạng và phong phú, biểu hiện trong cả phần lễ và phần hội của lễ hội.

Tục đánh trống, múa cờ có thể coi là một trong những phong tục cổ xưa nhất còn tồn tại đến ngày nay được tái hiện đặc sắc trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn- Hải Phòng.. Lễ hội khởi đầu với đám rước trâu chọi từ các làng vào khu vực tổ chức. Người rước trâu mặc áo dài, thắt lưng đỏ, đội nón lá dưa, trâu thần được trang trí lưng với vải đỏ và dải lụa. Tiếng trống vang dội như sóng thần khi trâu chọi bước ra, kèm theo trống sấm và dàn trống hội, tạo nên âm nhạc đặc biệt với các nhạc cụ như Thanh la, não bạt. Người tham gia, những bàn tay nông dân chai sần, khéo léo vận động dùi trống, tạo ra những âm thanh đa dạng từ "nốt lặng" đến "chùm đôi". Múa cờ đánh dấu "mở trận", gắn với lễ ra quân và có nghĩa tượng trưng về sự phù hộ và may mắn. Sau năm

1975, thay thế 24 chàng trai bằng 16 cô gái trong múa cờ là nét đổi mới được chấp nhận và duy trì trong lễ hội này. Múa cờ còn được gắn với lễ ra quân của Quận He Nguyễn Hữu Cầu trước giờ xuất trận. Ở tầng vô thức của con người, nghi thức múa cờ gắn với đời sống những người dân chài nơi biển cả, cầu xin Thần gió phù hộ cho thuyền bè cưỡi sóng vượt ra khơi. Sau năm 1975, là năm khôi phục lại ngày hội, người ta thay 24 chàng trai múa cờ bằng 16 cô gái,

những người mà xưa kia bị cấm kị tham gia chốn đình trung, nơi thờ cúng linh thiêng. Đây cũng là nét đổi mới được chấp nhận và duy trì tới ngày nay.

Tiếng kèn, tiếng loa cũng là những âm thanh vô cùng đặc sắc của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Những chiếc loa cổ bằng đồng, dài hàng mét được người những người tổ chức vô cùng trân trọng. Người gọi loa (dịch loa) là người vô cùng quan trọng được chọn lựa kĩ càng. Trước mỗi kháp chọi, dân làng sẽ tìm

ra người dịch loa dựa trên các tiêu chí: Là người cao tuổi, được sự tín nhiệm, đồng ý của tất cả mọi người, gia đình hạnh phúc, ấm no, con cái có nếp có tẻ, sống hòa thuận, hạnh phúc. Âm thanh tiếng loa vang lên, những ông trâu bước vào sới chọi với khí thế hừng hực đã trở thành một hình tượng khó quên khi nhắc đến lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. ( hình ảnh 1, phụ lục)

Ngoài ra, một trong những phong tục không thể không nhắc tới trong lễ hội chọi trâu chính là lễ rước nước. Từ xa xưa, lễ rước nước là một nghi thức tâm linh thể hiện lòng thành kính, biết ơn các vị Thần, Phật, Thánh Mẫu và ước mong những điều tốt đẹp của cư dân nông nghiệp. Lễ rước nước chính là linh hồn của phần lễ, là nghi thức không thể thiếu trong lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Ngày mùng 7/8 (Âm lịch), các già làng đại diện các phường sẽ tới đền Nghè làm lễ xin nguồn nước tinh khiết tại đây để thờ cúng trong suốt một năm sau đó với mong muốn ông trâu của phường mình sẽ khỏe mạnh và chiến thắng trong phần hội sau đó. Thông qua lễ hội rước nước, người dân nơi đây với ước vọng cầu một năm mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu, mọi người đều mạnh khỏe và mang về nhiều cá tôm, cầu cho lễ hội được diễn ra thành công, an toàn. Đặc biệt, người dân nơi đây cầu cho ông trâu của phường mình khỏe mạnh và chiến thắng. Nghi lễ thể hiện lòng biết ơn và tôn kính thần hộ mệnh, Điểm tước thần Đại vương cùng các bậc tổ tiên đã khai sơn, mở rộng mảnh đất Đồ Sơn. ( hình ảnh 2, phụ lục)

Hội đua thuyền rồng trên biển là nét đẹp truyền thống lâu đời của người dân miền biển nói chung và người dân Đồ Sơn nói riêng. Thuyền rồng để vua dùng gọi là "thuyền ngự". Thuyền rồng trong lễ hội dân gian mang ý nghĩa

linh thiêng, trang trọng. Đặc biệt, ở những lễ hội thờ các vị anh hùng dân tộc,

võ tướng, có công đức thì theo ý niệm dân gian, chính các Ngài đã về "ngự" trên thuyền để việc cầu phúc, cầu sức khỏe, an khang thịnh vượng của người

tổ chức hội, dự hội, xem hội được như ý nguyện. Theo ông Hoàng Trung Hiếu, Phó chủ tịch UBND quận Đồ Sơn:“Tục đua thuyền rồng trên biển có ý

nghĩa rất to lớn, gắn với vùng biển có nhiều tài nguyên về thủy hải sản với khát vọng chinh phục biển khơi. Ngoài ra, đây chính là một trong những hoạt động thể hiện sự bảo vệ chủ quyền an ninh của Tổ quốc”. Với người dân Đồ

Sơn, đua thuyền là hình ảnh đặc trưng, độc đáo của những người đi biển nhằm cầu mong cho mưa thuận, gió hòa, sóng yên biển lặng trong năm để ngư dân

ra khơi đánh cá đầy khoang, làm ăn phát đạt. (Hình ảnh 3, phụ lục)

1.2.2.2. Ý nghĩa tín ngưỡng của Lễ hội truyền thống Đồ Sơn, quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng

Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là biểu hiện đời sống văn hóa tâm linh phong phú.

Tín ngưỡng, tôn giáo giúp con người ta trở về với giai đoạn khởi đầu của quá trình sáng tạo ra thần linh và văn hóa. Con người vốn bình đẳng với nhau, bình đẳng trong mối quan hệ với thần linh, trong sáng tạo và hưởng thụ các giá trị văn hóa. Chính nền văn hóa cổ truyền, trong đó có lễ hội đã tiềm ẩn những yếu tố dân chủ mà con người ngày nay đang hướng tới. Lễ hội chọi trâu quận Đồ Sơn đến nay vẫn lưu giữ những nét đẹp văn hóa dân gian của cư dân nông nghiệp trồng lúa nước và mang tính tâm linh sâu sắc, thể hiện tinh thần thượng võ của dân tộc gắn với tục lệ hiến tế vật thiêng dâng lên thần Điểm tước Đại vương, thần linh cầu cho mưa thuận, gió hòa, mùa màng tươi tốt, dân giàu, nước thịnh.

Bên cạnh cuộc sống vật chất, cuộc sống hiện thực thì các yếu tố thuộc

về lĩnh vực tinh thần là nhu cầu không thể thiếu. Nó giúp con người cân bằng với cuộc sống thực tại. Trong cuộc sống đôi khi khiến con người cảm thấy bất lực và bế tắc, thì họ tìm đến nguồn sức mạnh tinh thần từ tổ tiên, thần linh,

của thành hoàng, của các vị thần, và các nghi lễ tôn giáo để có niềm tin và động lực vượt qua khó khăn. Từ đó giúp họ có niềm tin, động lực, có thêm sức mạnh để vượt qua khó khăn trong lao động sản xuất và trong cuộc sống. Đến với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, họ cầu mong và tin tưởng vào sự che chở của tổ tiên và thần linh cho cuộc sống bình an, cho biển núi mưa thuận gió hòa. Trong lễ hội này, các yếu tố tâm linh được ẩn chứa khá sâu sắc từ việc chuẩn bị đồ cúng tế, các nghi lễ, tục giết trâu sau trận đấu để cầu nguyện thần linh… đều chứa đựng văn hóa tâm linh. Ông trâu vô địch và phường may mắn nhất sẽ được thay mặt cho cả quận cử hành lễ hiến sinh chính thức. Người Đồ Sơn thành tâm tin rằng, không gian uy linh là để bắc cầu cho ông trâu thần- con vật thiêng hiến sinh cho thần linh, mang lời khẩn cầu của những người dân lành nhỏ bé đến với mẹ biển y thần, điểm tước thần vương và những thần linh bảo vệ người vạn chài. Tục lệ ngàn xưa là vậy, tất cả các trâu tham gia hội đều hóa sinh để hiến tế thần linh, sau đó lấy lộc để chia đều cho tất cả dân làng. Dù thắng hay thua thì người người đều tin rằng, năm nay lưới sẽ trữu khoang, biển lặng bình an, nhà nhà no ấm, phúc lành. Những dữ dội lắng đi sẽ

là chiến thắng và hy vọng tràn đầy về ngày mai. Theo nghiên cứu của Giáo sư Trần Lâm Biền, lễ hội chọi Trâu Đồ Sơn là ý thức hòa với thiên nhiên. Có những nơi, họ không hề dùng hai con trâu để chọi mà làm hai cái đầu trâu và chui vào đó để diễn trò chọi nhau. Ý nghĩa đó chính là ý thức hòa thuận với thiên nhiên vũ trụ để tồn tại, là tục thờ mặt trăng, mà mặt trăng gần với thủy triều. Thờ như thế là để mong rằng giữa con người với thủy triều có thể cảm thông, hòa vào nhau. Đến lúc cuối cùng, người ta đem con trâu chiến thắng ra ngoài khơi để tế thần biển. Ngoài ra, mặt trăng cũng gần gũi với tâm thức con người về nông nghiệp được mùa, vạn vật sinh sôi nảy nở. Như vậy, lễ hội chọi trâu đã đáp ứng nhu cầu đời sống tinh thần, tâm linh, giải quyết những khát khao, những ước mơ của cộng đồng dân cư nơi đây. Đã bao năm, cứ đến ngày mùng 9 tháng 8, Đồ Sơn như không khí của đêm giao thừa, nghi lễ nghiêm cẩn xin phép đưa ông trâu đi chọi. Bao bao tâm nguyện đều gửi gắm

vào ông trâu, ban phước lành đều gửi gắm vào ngày đấu hội. Theo lời ông Đinh Đình Phú, chủ trâu chọi phường Ngọc Xuyên: “Lễ hội chọi trâu của địa

phương tôi tuy rằng phần chính là hội chọi trâu, mọi người từ khắp nơi đổ về

để xem hội là chính nhưng một điều không thể phủ nhân là giá trị tâm linh

mà lễ hội đã mang lại cho người dân ở địa phương. Chúng tôi tin rằng, năm nào hội chọi trâu tổ chức thành công, các ông trâu đánh hay, đánh đẹp thì năm đó nhân dân trong vùng sẽ gặp nhiều may mắn, thuận buồm xuôi gió”.

Sự dũng mãnh, ngoan cường của các “ông trâu” là biểu tượng gửi gắm

ý nguyện và khí phách của người dân nơi đây. Trâu chính là biểu tượng của biển, đôi sừng trâu cong cũng là gắn với thế giới âm, thế giới nước, đồng nghĩa với biển cả. Đó là con vật thiêng- “trâu thần”, là con vật hiến sinh cho thần linh. Chính vì vậy, cả một vùng văn hóa của cư dân Hải đảo Đông Nam

Á gắn liền với biểu tượng con trâu thần này. Có thể nói, những người cư dân Việt ở Đồ Sơn còn may mắn lưu giữ được hình tượng con trâu thần trong lễ hội chọi trâu, mà đó vốn là một di vết văn hóa rất cổ của Đông Nam Á thời tiền sử. Theo quan niệm cổ xưa, Trâu làng nào thắng trận trong lễ hội sẽ đem lại nhiều may mắn cho cả làng trong năm, từ mưa thuận gió hòa đến bình yên cho mọi người trong hành trình đi biển. Điểm đặc biệt là dù Trâu thắng hay thua, kết thúc lễ hội đều phải được hóa sinh để tế lễ đất trời và cầu cho mùa màng thuận hòa. Như vậy, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã phản ánh niềm tin của

cư dân nông nghiệp vào một lực lượng tự nhiên và mong lực lượng đó sẽ bảo

vệ cá nhân cũng như cộng đồng được bảo vệ vượt qua khó khăn trong cuộc sống.

Lễ hội chọi trâu quận Đồ Sơn, bắt đầu từ nghi thức dâng hương tại đền Nghè để tưởng nhớ công ơn của các vị thần khai sơn lập cõi, đây là linh hồn,

là nguồn cảm hứng xuyên suốt lễ hội. Thông qua nghi thức rước nước, nhân dân bày tỏ lòng tôn kính với công đức to lớn của những người đi trước và qua

đó là thỏa mãn nhu cầu về đời sống tâm linh của mỗi cá nhân tham dự lễ hội. Theo bà Lê Hải Yến - Khu 2 quận Đồ Sơn: “ Lễ hội chọi trâu của địa phương

tôi tuy rằng phần chính là tổ chức hội chọi trâu, người ta xem hội là chính nhưng một điều không thể phủ nhận là giá trị về tâm linh mà lễ hội mang lại cho nhân dân địa phương, chúng tôi tin rằng, năm nào hội tổ chức thành công, các ông trâu đánh hay, đánh đẹp thì năm đó nhân dân địa phương trong vùng sẽ ra khơi thuận lợi, mọi điều tốt lành”.

TIỂU KẾT CHƯƠNG 1

Chương 1 đã cung cấp đã tìm hiểu cơ sở lý luận vững chắc về du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa, đồng thời tiến hành tổng quan về lễ hội truyền thống Đồ Sơn. Đầu tiên, chúng ta đã phân tích khái niệm du lịch văn hóa, làm rõ tầm quan trọng của nó trong việc bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa, lịch sử của một dân tộc. Du lịch văn hóa không chỉ là phương tiện để quảng bá di sản mà còn là công cụ hữu hiệu thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương.

Tiếp theo, những khái niệm về công nghiệp văn hóa đã nhấn mạnh vai trò của nó trong việc tạo ra giá trị kinh tế từ các hoạt động văn hóa. Công nghiệp văn hóa không chỉ bao gồm các lĩnh vực nghệ thuật truyền thống mà còn mở rộng đến các ngành công nghiệp sáng tạo như điện ảnh, âm nhạc, và thiết kế. Sự kết hợp giữa du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa đã mở ra những cơ hội mới cho việc phát triển bền vững và toàn diện.

Cuối cùng, tổng quan về lễ hội truyền thống Đồ Sơn, một trong những

lễ hội nổi tiếng và có giá trị văn hóa đặc sắc của Việt Nam. Lễ hội truyền thống Đồ Sơn không chỉ là một sự kiện văn hóa, mà còn là dịp để cộng đồng địa phương gắn kết, bảo tồn và truyền dạy các giá trị truyền thống cho thế hệ sau. Đồng thời, lễ hội cũng là điểm nhấn quan trọng thu hút du khách, góp phần thúc đẩy phát triển du lịch và kinh tế địa phương.

Qua Chương I đã góp phần thiết lập được nền tảng lý thuyết cần thiết

để tiếp tục đi sâu vào các chương sau, nhằm tìm kiếm và đề xuất các giải pháp

cụ thể để định hướng tổ chức lễ hội truyền thống Đồ Sơn trong bối cảnh phát triển công nghiệp văn hóa của Việt Nam.

Một phần của tài liệu Du lịch văn hóa Ở thành phố hải phòng từ góc nhìn công nghiệp văn hóa (qua thực tiễn lễ hội truyền thống Ở quận Đồ sơn thành phố hải phòng) (Trang 25 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(84 trang)
w