CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở QUẬN ĐỒ SƠN THÀNH PHỐ HẢI PHÒNG
2.1. Thực trạng lễ hội truyền thống ở quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng
2.1.2. Những vấn đề còn tồn tại trong lễ hội truyền thống ở Đồ Sơn - thành phố Hải Phòng
Lễ hội truyền thống Đồ Sơn ở Hải Phòng là một trong những sự kiện văn hóa truyền thống có giá trị lịch sử và tinh thần sâu sắc đối với cộng đồng địa phương. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích và giá trị tích cực mà lễ hội mang lại, nó cũng đang đối mặt với những vấn đề và thách thức đáng quan ngại.
Trong quá trình đồng hành với các cộng đồng người xuyên suốt chiều dài lịch sử, lễ hội và giá trị văn hóa của nó luôn chịu sự tác động, thâu nạp những yếu tố mới và sàng lọc yếu tố cũ. Gắn với lễ hội chọi trâu Đồ Sơn hiện nay, một số vấn đề đang nổi cộm, đó là các hiện tượng: đơn điệu hóa, trần tục hóa, thương mại hóa, biến dạng lễ hội. Những vấn đề này không chỉ là hạn chế còn tồn tại của riêng lễ hội cổ truyền mà nó còn tồn tại ở rất nhiều lễ hội truyền thống khác trong bối cảnh hiện nay.
Một trong những vấn đề chính của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn là vấn đề đối với động vật. Lễ hội này thường đòi hỏi sự tham gia của các con trâu trong các trận đấu mạo hiểm. Các tranh cãi xung quanh phương pháp chăm sóc và đối xử với các động vật tham gia lễ hội đã từng nổi lên. Có người cho rằng, trong quá trình chuẩn bị và diễn ra lễ hội, các con trâu bị đối xử không nhân đạo, có thể gây ra đau đớn và thiệt hại cho sức khỏe của chúng. Việc giải quyết vấn đề này không chỉ đảm bảo quyền lợi cho các con vật mà còn tôn vinh giá trị đạo đức và nhân văn trong lễ hội.
Thứ hai, việc an toàn cho người tham gia và khán giả cũng là một vấn
đề cần được quan tâm trong lễ hội.
Trong quá trình chọi trâu, có thể xảy ra các sự cố không mong muốn dẫn đến nguy hiểm cho cả người tham gia và khán giả. Vào năm 2017 ,Bộ VH-
TT&DL và UBND TP Hải Phòng có văn bản yêu cầu BTC dừng Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn vì ngày 1-7, vòng đấu loại của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn (Hải Phòng) diễn ra đã gặp sự cố hi hữu nhưng vô cùng đáng tiếc, con trâu số 18 đã bất ngờ quay đầu húc chết chủ.Việc quản lý và đảm bảo an toàn cho mọi người
là điều cần thiết để đảm bảo sự thành công và bền vững của lễ hội. (Hình ảnh 5, phụ lục)
Thứ ba đó chính là hiện tượng thương mại hóa lễ hội.
Cùng với xu hướng phục hồi và phát huy lễ hội hiện nay, đã xuất hiện không ít các hoạt động mang tính “thương mại hóa”, lợi dụng để trục lợi, thực hiện hành vi buôn bán bất chính, làm biến dạng giá trị của lễ hội. Các hiện tượng mua bán “chặt chém” khách du lịch, thu vé,bán giấy mời với giá cắt cổ, khấn thuê, bán ấn, bói toán… tràn lan tại các lễ hội.Ở lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, các hiện tượng trên không còn là cá biệt. Trong lễ hội, thương mai hóa đã gây
ra lãng phí, tốn kém làm mất trật tự trị an và tinh thần xã hội gây và gây hại đến cá nhân mỗi người. Với ưu thế là một thành phố biển, hàng loạt những nhà hàng, khách sạn, hàng quán vây quanh lễ hội, thậm chí lấn át cả lễ hội làm ảnh hưởng đến môi trường cảnh quan và tâm lí của người đi trẩy hội. Nhiều khu vực xung quanh nơi diễn ra lễ hội đã bị “biến tướng” lạm dụng quá mức khiến cho không gian chợ búa thương mại lấn át không gian văn hóa, làm xấu đi hình ảnh đẹp của di tích và lễ hội. Không chỉ có thịt trâu được bày bán mà trong các ngày diễn ra lễ hội, các loại hình dịch vụ ăn uống, đồ lưu niệm cũng phát sinh, một số cá nhân mang đồ ăn, nước uống lên khán đài để mời khách vừa gây khó khăn trong công tác quản lý an toàn thực phẩm vừa kéo theo một số lượng rác thải lớn lên khán đài. Với tư tưởng một năm chỉ có một ngày mùng 9 tháng 8, ai ai cũng muốn được tận mắt thưởng thức những màn đấu sừng quyết liệt, người buôn nhân cơ hội đó bán vé gấp nhiều lần để kiếm lời. Tại các lễ hội hiện nay, sản phẩm du lịch đặc trưng cho địa phương rất ít, thay vào đó là các loại hàng hóa có nguồn gốc từ nơi khác hoặc không
rõ nguồn gốc. Các trò chơi dân gian truyền thống dần vắng bóng, thay vào đó
là các trò chơi đầy tính ăn thua, cờ bạc. (Hình ảnh 6, phụ lục)
Ban Tổ chức lễ hội đã xây dựng một khu riêng biệt để bày bán thịt trâu ngay trong khuôn viên của sân tổ chức lễ hội, có khu giết mổ riêng và khu bán hàng riêng nhằm phục vụ nhu cầu mua thịt trâu chọi của du khách. Tuy nhiên qua khảo sát cho thấy vẫn có hiện tượng một số quầy hàng của các hộ gia đình có trâu chọi mổ bán đem một phần thịt trâu bày xuống dưới nền xi măng
mà chỉ lót sơ sài trên một tấm bạt gây mất vệ sinh an toàn thực phẩm, vì vậy Ban Tổ chức lễ hội cần phối hợp với các đơn vị có thẩm quyền tiến hành kiểm tra, nhắc nhở và xử lý các trường hợp bán thịt trâu không đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm. Do nhu cầu mua thịt trâu của du khách trong các ngày diễn ra lễ hội rất lớn nên phía ngoài khu vực lễ hội, các hộ kinh doanh thịt trâu cũng tự ý giết mổ và bày bán rất nhiều, tập trung chủ yếu nằm sát sân vận động. Hiện tượng khách mua thịt dừng lại gây ùn tắc, mất an toàn giao thông trong những ngày này thường xuyên xảy ra. Bà Lê Thị Cẩm Nhung - Du khách: Tôi và rất nhiều người khi đi xem chọi trâu đều muốn
mua một vài cân thịt trâu để tối về liên hoan ở nhà hoặc làm quà cho người thân. Mọi năm tôi vẫn mua nhưng vẫn không yên tâm vì sợ người ta trà trộn thịt trâu thường vào giả làm thịt trâu chọi. Năm nay tôi thấy các đồng chí công an và đội kiểm tra an toàn thực phẩm có mặt rất đông tại khu chợ bán thịt, đánh số từng gian hàng theo đúng số trâu chọi nên tôi cũng yên tâm hơn. Những người đứng đầu nên quy định các quầy thịt trâu công khai về giá cả vì tôi thấy mỗi người bán một giá, mặc dù năm nay giá thịt trâu chọi không cao nhưng vẫn cần phải niêm yết để đảm bảo quyền lợi cho khách mua thịt như chúng tôi.” (Hình ảnh 7, phụ lục)
Thứ tư đó chính là ý thức của người dân tham gia lễ hội. Ngày nay, trong thời đại cách mạng khoa học kỹ thuật, tin học hoá, toàn cầu hóa, con người bừng tỉnh về tình trạng tách rời giữa bản thân mình với tự nhiên, môi trường; với lịch sử xa xưa, với truyền thống văn hoá độc đáo đang bị mai một.
Chính trong môi trường tự nhiên và xã hội như vậy, hơn bao giờ hết con người càng có nhu cầu hướng về, tìm lại cái nguồn cội tự nhiên của mình, hoà mình vào với môi trường thiên nhiên; trở về, tìm lại và khẳng định cái nguồn gốc cộng đồng và bản sắc văn hoá của mình trong cái chung của văn hoá nhân loại Lễ hội truyền thống chọi trâu Đồ Sơn- quận Đồ Sơn, thành phố Hải Phòng là một trong những lễ hội cổ xưa nhất mà còn mang đậm nét văn hóa dân gian, thể hiện bản sắc văn hóa, tinh thần cùng thể chất đặc biệt của người dân miền biển hàng ngày đối diện với biển khơi và bão tố để mưu sinh. Theo ông Đinh Đình Phú - một chủ trâu chọi tại phường Vạn Hương : Lễ hội chọi
trâu của xã có ý nghĩa rất lớn trong việc giáo dục truyền thống cho thế hệ sau, hiểu về lễ hội giúp cho chúng ta hiểu về lịch sử của một địa phương, một vùng đất, hiểu rõ hơn về truyền thuyết từ thời đại xa xưa cũng như hiểu về các tên gọi về địa danh của chính vùng đất chúng ta đang sinh sống. Chính vì
nếp sống tùy tiện, thiếu ý thức của một bộ phận du khách và người dân, sự buông lỏng quản lý của cơ quan quản lý văn hóa và các cấp chính quyền là nguyên nhân gây nên sự xô bồ, mất trật tự, khiến cho trật tự an toàn chưa đảm bảo, nạn trộm cắp, lừa đảo, ăn xin, ùn tắc giao thông, chen lấn xô đẩy diễn ra khá phổ biến trong lễ hội. Đặc biệt, tệ nạn cá độ trâu thắng là một trong những vấn đề chưa được giải quyết triệt để. Ngoài ra, như đã phân tích, trâu không chỉ là con vật mang đi chọi, mà còn là thú chơi của những người nuôi trâu. (hình ảnh 8, phụ lục)
Thứ năm đó chính là Hiện tượng biến tướng lễ hội do lòng thành kính, sùng tín của người đi dự lễ hội.
Từ trước đến nay nhiều nhà hằng tâm hằng sản thường công đức, cung tiến tiền của và hiện vật vào các di tích. Đây là một hiện tượng có tính chất phổ biến nhưng cần được nhìn nhận một cách toàn diện. Trước hết, việc công đức, cung tiến mang lại nhiều ưu điểm như: tạo điều kiện để người dân bộc lộ tâm thành của mình; gắn với tính chất xã hội hóa, sự cung tiến tạo nên những nguồn lực để địa phương trùng tu, tôn tạo di tích; từ đó, có thể làm di tích đẹp
hơn, uy nghi hơn. Tuy nhiên, có một thực tế đó là không ít trường hợp hằng tâm, thiện tâm lại đi kèm với những động cơ không trong sáng, mang tư duy đánh đổi, trục lợi, thậm chí có thể là những mưu đồ có tính chất chính trị. Những năm qua, tại lễ hội chọi trâu Đồ Sơn đã xuất hiện nhiều hình thức biến tướng khác nhau. Tại đình làng có các ông trâu đi thi đấu xuất hiện những vật
lạ bài trí trong khuôn viên… đây là những hiện tượng gây ra phản cảm và bức xúc trong dư luận. Việc tiếp nhận các hiện vật khi chưa có cơ sở khoa học, chưa được phép của cơ quan có thẩm quyền, không có trong hồ sơ xếp hạng
di tích hoặc không phù hợp với truyền thống văn hóa, thuần phong mỹ tục Việt Nam sẽ làm phá vỡ cảnh quan, sai lệch giá trị gốc của di tích, vi phạm nghiêm trọng Luật Di sản văn hóa. Nhìn một cách bao quát hành trình vận động của lễ hội trong lịch sử, có thể thấy đây là những hiện tượng có tính chất quy luật nhưng vẫn cần có những nhận thức, sự can thiệp về mặt hành chính,
tổ chức và thậm chí về kinh tế… để lễ hội không bị biến dạng, thực sự sống trong lòng dân tộc và trở thành một nguồn lực cho phát triển.
Cuối cùng, lễ hội chọi trâu Đồ Sơn, dù mang lại nhiều giá trị văn hóa
và tinh thần, nhưng cũng cần phải giải quyết những vấn đề còn tồn tại để đảm bảo tính bền vững và phát triển trong thời gian tới. Qua việc thảo luận và đề xuất giải pháp cho những thách thức này, chúng ta có thể giữ gìn và phát triển
lễ hội chọi trâu Đồ Sơn một cách bền vững, đảm bảo rằng nó vẫn là một biểu tượng quan trọng của văn hóa và truyền thống dân tộc.