CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG TỔ CHỨC LỄ HỘI TRUYỀN THỐNG Ở ĐỒ SƠN VỚI SỰ PHÁT TRIỂN DU LỊCH VĂN HÓA VÀ CÔNG NGHIỆP VĂN HÓA
3.2. Giải pháp góp phần định hướng tổ chức lễ hội truyền thống ở Đồ Sơn với sự phát triển Công nghiệp văn hóa Việt Nam
3.2.1. Các giải pháp định hướng tổ chức lễ hội truyền thống ở Đồ Sơn
* Phát triển sản phẩm văn hóa dựa trên các giá trị cốt lõi của lễ hội: Một là lĩnh vực Điện ảnh và truyền hình: Ta có thể sản xuất phim tài liệu với mục đích giới thiệu lịch sử, văn hóa, nghi thức và những trận đấu đặc sắc của lễ hội chọi trâu Đồ Sơn. Cùng với đó là sản xuất những bộ phim truyện lấy bối cảnh là lễ hội chọi trâu, các lễ hội truyền thống tại Đồ Sơn để xây dựng câu chuyện về văn hóa, con người và cuộc sống của người dân địa phương nơi đây.Không chỉ vậy ta cũng có thể sản xuất chương trình truyền
hình thực tế nhằm ghi lại những hoạt động diễn ra trong lễ hội, những câu chuyện về các chú trâu, chủ trâu và những người tham gia lễ hội.
Hai là lĩnh vực Âm nhạc: Sáng tác những bài hát ca ngợi truyền thống văn hóa địa phương, tinh thần đoàn kết, ý chí kiên cường của người dân và sự sôi động, náo nhiệt của lễ hội chọi trâu.Sáng tác điệu múa: Sáng tác những điệu múa dựa trên các nghi thức truyền thống, các màn rước trâu và các trận đấu chọi trâu.Sáng tác vở chèo, vở tuồng: Sáng tác các vở chèo, vở tuồng lấy cảm hứng từ lịch sử, văn hóa và những câu chuyện liên quan đến lễ hội chọi trâu.
Thứ ba là với lĩnh vực hội họa và nhiếp ảnh:Tổ chức triển lãm và cuộc thi ảnh nghệ thuật về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn để giới thiệu hình ảnh lễ hội đến
du khách. Cổ vũ các nghệ sĩ hội họa sáng tác tranh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn
để lưu giữ những khoảnh khắc độc đáo và ấn tượng của lễ hội. Ta cũng có thể xuất bản sách ảnh: Xuất bản sách ảnh về lễ hội chọi trâu Đồ Sơn để làm quà lưu niệm cho du khách và quảng bá hình ảnh lễ hội ra xa hơn.
Thứ tư đó sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ: Gốm sứ, thêu ren, đan lát,...Thiết kế và sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ lấy cảm hứng
từ hình ảnh trâu như tượng trâu, tranh thêu trâu, móc khóa trâu,... để thu hút
du khách. Đó có thể là những đồ lưu niệm: Lễ hội chọi trâu Đồ Sơn có thể tạo
ra nhu cầu lớn về các sản phẩm lưu niệm như áo phông, mũ nón, móc khóa, tượng trâu... mang hình ảnh và biểu tượng của lễ hội. Các sản phẩm lưu niệm này sẽ giúp du khách lưu giữ kỷ niệm về lễ hội và góp phần quảng bá lễ hội đến với mọi người.Tổ chức các làng nghề thủ công nhằm phát triển các làng nghề thủ công truyền thống để sản xuất các sản phẩm thủ công mỹ nghệ liên quan đến lễ hội chọi trâu. Đồng thời giới thiệu và bán các sản phẩm thủ công
mỹ nghệ tại các khu vực du lịch và các cửa hàng lưu niệm để du khách có thể mua sắm.
Phát triển các sản phẩm du lịch văn hóa đó chính là việc khai thác tiềm năng du lịch sinh thái và phát triển du lịch văn hóa tâm linh: Phát triển các
tour du lịch sinh thái, khám phá thiên nhiên, bảo vệ môi trường. Đồng thời khai thác tiềm năng các di tích lịch sử, văn hóa, khu du lịch tâm linh để thu hút du khách.
Phát triển du lịch MICE: Thu hút tổ chức các hội nghị, hội thảo, sự kiện quốc tế tại Đồ Sơn.
*Phát triển các ngành công nghiệp văn hóa:
Ngành công nghiệp âm nhạc: Tổ chức các chương trình ca múa nhạc, hội diễn văn nghệ,...
Ngành công nghiệp điện ảnh: Quay các bộ phim về du lịch, văn hóa Đồ Sơn.
Ngành công nghiệp xuất bản: Xuất bản sách, báo, tạp chí về du lịch, văn hóa Đồ Sơn.
*Ứng dụng công nghệ vào tổ chức lễ hội:
Livestream, quảng bá lễ hội trên mạng xã hội: Mở rộng đối tượng tham gia, thu hút du khách. Sử dụng các ứng dụng di động: Cung cấp thông tin, dịch vụ cho du khách.Áp dụng công nghệ VR/AR: Tái hiện không gian văn hóa truyền thống.
*Bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa truyền thống:
Nghiên cứu, sưu tầm, bảo tồn các di sản văn hóa: Lập hồ sơ di sản, bảo
vệ di tích lịch sử, văn hóa, di sản phi vật thể. Tổ chức các hoạt động giới thiệu văn hóa truyền thống: Triển lãm, hội thảo, biểu diễn văn nghệ, trò chơi dân gian,...Giáo dục thế hệ trẻ về giá trị văn hóa truyền thống: Lồng ghép vào chương trình giáo dục, tổ chức các hoạt động ngoại khóa,...
*Hỗ trợ doanh nghiệp:
Có chính sách ưu đãi thu hút đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp văn hóa: Miễn giảm thuế, hỗ trợ lãi suất, tạo điều kiện cho doanh nghiệp đầu tư phát triển sản phẩm, dịch vụ văn hóa. Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hoạt động xúc tiến du lịch: Hỗ trợ doanh nghiệp tham gia các hội chợ, triển lãm du lịch
trong và ngoài nước.Kết nối doanh nghiệp với du khách: Tạo kênh kết nối để doanh nghiệp giới thiệu sản phẩm, dịch vụ đến du khách.
3.2.2. .Định hướng chiến lược quảng bá và tiếp thị cụ thể
Ngành công nghiệp văn hóa ở Việt Nam ra đời muộn hơn so với nhiều ngành công nghiệp khác nhưng lại là ngành có triển vọng lớn, có thể phát triển nhanh, dễ mang lại hiệu quả cao, là động lực mới cho sự phát triển vì phù hợp với xu thế của thời đại. Cùng với đó , du lịch văn hóa là một trong những hình thức căn bản của du lịch, là loại hình du lịch khai thác các giá trị văn hóa tạo thành sản phẩm du lịch nhằm thỏa mãn nhu cầu của du khách, mang lại lợi ích kinh tế - xã hội cho quốc gia, đồng thời góp phần bảo tồn và phát huy các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam trong thời hội nhập. Hơn thế, các giá trị của di sản văn hóa Việt Nam không chỉ tạo nên sự hấp dẫn, sự khác biệt trong sản phẩm du lịch, mà còn là nguồn lực, là sức mạnh mềm cho phát triển bền vững và quảng bá thương hiệu quốc gia. Việc phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa là phù hợp với tiềm năng, thế mạnh, chiến lược và kiến tạo cho sự phát triển của các ngành công nghiệp văn hóa khác ở nước ta hiện nay. Dưới đây là một số giải pháp cụ thể phát triển du lịch văn hóa thành một ngành công nghiệp văn hóa của du lịch truyền thống Việt Nam nói chung và lễ hội chọi trâu Đồ Sơn nói riêng:
Quảng bá thông qua ấn phẩm truyền thông: Ấn phẩm là sản phẩm được làm bởi công nghệ in ấn hoặc có thể phát hành dưới dạng truyền thông, chúng
có nội dung, hình ảnh, thông tin doanh nghiệp cần gửi tới cộng đồng. Một số
ấn phẩm tiêu biểu như sách báo, bản đồ, nhãn hiệu bao bì, bản nhạc, biểu mẫu, danh thiếp, tài liệu, thiệp mời… Đặc biệt, kế thừa tư duy từ Bản đồ Foodtour “CÙNG HẢI PHÒNG – LÒNG VÒNG ẨM THỰC” do Sở Du lịch Hải Phòng phát hành,ta có thể thực hiện ấn phẩm Bản đồ Du lịch Đồ Sơn với tên gọi “ĐỒ SƠN – MIỀN DI SẢN”, nhưng tập trung chú trọng khai thác các giá trị tâm linh,ta cũng có thể định hướng quảng bá toàn diện du lịch
đồ Sơn đến du khách trong và ngoài nước.
Truyền thông trên các nền tảng số: Mạng xã hội Facebook, Tiktok,.. Mạng xã hội có nhiều tiềm năng to lớn, có sức lan tỏa, tiện lợi và đặc biệt không tốn nhiều chi phí. Là nguồn thông tin phổ biến tạo cơ hội cho học sinh, cộng đồng có thể trực tiếp tham gia vào quảng bá du lịch. Cùng với đó là Tik Tok - ứng dụng này mang đến những trải nghiệm mới mẻ, những thước phim mượt mà, thu hút mà chưa nền tảng nào có được. Sử dụng Tik Tok rất đơn giản, nhanh gọn và tiện lợi nhưng lại chứa đựng những sản phẩm độc đáo. Đi vòng quanh thế giới chỉ với Tik Tok, chỉ cần ngồi tại nhà bạn có thể xem được các danh lam thắng cảnh, các phong tục tập quán đặc sắc trên đất nước hoặc thế giới thông qua màn hình điện thoại. Có thể kiếm thêm thu nhập bằng cách bán hàng online, PR sản phẩm hay chạy quảng cáo Tik Tok ... Chính vì những lý do đó, chúng ta có thể đưa đến tạo lập một trang TikTok nhằm quảng bá du lịch Đồ Sơn, Hải Phòng nói chung và những lễ hội truyền thống tại đây nói riêng
Lễ hội truyền thống Đồ Sơn là tài sản văn hóa quý giá cần được bảo tồn
và phát huy hiệu quả. Việc tổ chức lễ hội gắn liền với phát triển du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa sẽ góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội địa phương, quảng bá hình ảnh du lịch Việt Nam và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.
TIỂU KẾT CHƯƠNG III
Chương 3 đề ra các định hướng và giải pháp cụ thể nhằm tổ chức lễ hội truyền thống ở Đồ Sơn, kết hợp với sự phát triển du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa.
Đầu tiên, ta đã nhấn mạnh tầm quan trọng của việc nâng cao chất lượng
và quy mô của các lễ hội truyền thống. Điều này đòi hỏi phải cải thiện cơ sở
hạ tầng phục vụ du lịch, từ giao thông đến dịch vụ lưu trú và ăn uống, để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của du khách. Đồng thời, cần có các biện pháp bảo đảm vệ sinh, an ninh và an toàn trong suốt thời gian diễn ra lễ hội.
Thứ hai, đó chính là ta đã đưa ra các giải pháp cụ thể để bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống trong các lễ hội. Điều này bao gồm
việc tăng cường giáo dục cộng đồng về ý nghĩa và giá trị của các lễ hội, đồng thời tạo điều kiện để người dân địa phương tham gia tích cực vào quá trình tổ chức. Việc duy trì và phục dựng các nghi thức, trò chơi dân gian, và các hoạt động truyền thống khác cũng được đề xuất nhằm giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
Thứ ba, là đề xuất các biện pháp để kết hợp sáng tạo giữa truyền thống
và hiện đại trong tổ chức lễ hội. Việc sử dụng công nghệ hiện đại, như thực tế
ảo (VR), thực tế tăng cường (AR), và truyền thông xã hội, sẽ giúp tăng cường trải nghiệm của du khách, đồng thời mở rộng tầm ảnh hưởng của lễ hội. Các chương trình nghệ thuật, trình diễn âm nhạc và ánh sáng cũng có thể được tích hợp để làm mới các hoạt động lễ hội, thu hút sự quan tâm của nhiều đối tượng du khách khác nhau.
Cuối cùng, chúng ta đã nhấn mạnh vai trò của hợp tác giữa các bên liên quan, bao gồm chính quyền địa phương, doanh nghiệp và cộng đồng. Sự hợp tác này không chỉ giúp tối ưu hóa nguồn lực và tăng cường hiệu quả tổ chức
mà còn đảm bảo tính bền vững của các lễ hội truyền thống. Việc khuyến khích đầu tư từ doanh nghiệp vào các hoạt động lễ hội và phát triển hạ tầng du lịch cũng là một trong những giải pháp quan trọng được đề xuất.
Chương 3 đã xây dựng nền tảng định hướng và các giải pháp cụ thể để
tổ chức và phát triển lễ hội truyền thống Đồ Sơn trong bối cảnh hiện đại, kết hợp hài hòa giữa bảo tồn văn hóa và phát triển kinh tế. Những định hướng này
sẽ là cơ sở để thúc đẩy sự phát triển bền vững của du lịch văn hóa và công nghiệp văn hóa tại Đồ Sơn, góp phần nâng cao vị thế và sức hấp dẫn của địa phương trên bản đồ du lịch Việt Nam và thế giới.