Khái niệm về bài tập có nội dung thực nghiệm

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực nghiệm chủ đề acid base ph oxide muối nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh lớp 8 (Trang 30 - 35)

10. Cấu trúc của luận văn

1.4. Bài tập có nội dung thực nghiệm môn khoa học tự nhiên

1.4.1. Khái niệm về bài tập có nội dung thực nghiệm

Theo từ điển Tiếng Việt “bài tập là bài ra cho học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học” và tham khảo các tài liệu, trong luận văn này, tôi khái

niệm bài tập có nội dung thực nghiệm là các bài tập chứa đựng các nội dung gắn liền với các hiện tượng thí nghiệm, tình huống xảy ra trong phòng thí nghiệm hay trong quá trình sản xuất có thể được đơn giản hóa, lý tưởng hóa nhưng vẫn chứa đựng các yếu tố quan trọng của thực tiễn thí nghiệm. Khi xây dựng các bài tập này giáo viên thường đưa ra thêm các điều kiện hoặc giả thuyết phù họp, hạn chế những yếu tố không cần thiết để người học tiếp cận với vấn đề học tập theo ý của giáo viên. Vì vậy, muốn giải các bài tập có nội dung thực nghiệm, học sinh cần nắm vững lý thuyết, các kĩ năng thực hành và vận dụng linh hoạt giữa kiến thức lý thuyết và thực hành thực tiễn

28

ỉ.4.2. Vai trò của bài tập nội dung thực nghiêm môn khoa học tự nhiên

trong chương trình trung học cơ sở

Theo Chương trình giáo dục phổ thông môn Khoa học tự nhiên 2018 của

Bộ GD&ĐT [5], các BT có NDTN có thể mang đến tác dụng tích cực đối với

HS như sau:

- Phát triền các NL cốt lỗi gồm NL tự chủ và tự học, NL giao tiếp và hợp tác,

NL giải quyết vấn đề và sáng tạo;

- Phát triển nhận• thức khoa học • •tự nhiên về các kiến thức cơ sở như biến đổi vật lí và biến đối hóa học, phán ứng hoa học; các quá trình hóa học; năng lượng trong các phản ứng hóa học và bảo toàn năng lượng; một số hợp chất vô cơ cơ bản; một số ứng dụng của các hợp chất vô cơ trong đời sống

và sản xuất, tốc độ phản ứng và chất xúc tác

- Phát trien NL tìm hiếu tự nhiên như NL quan sát, thu thập thông tin; phân tích, xử lí số liệu; giải thích; dự đoán được kết quả nghiên cứu một số sự vật, hiện tượng trong tự nhiên và đời sống.

- Phát triển NL vận dụng kiến thức kĩ năng đã học để giải quyết một số vấn

đề trong học tập, nghiên cứu khoa học và một số tình huống cụ thể trong thực tiễn; giải thích các hiện tượng hóa học trong tự nhiên; sự ảnh hưởng của hóa học đến kinh tế, sức khoẻ, môi trường và các hoạt động sản xuất... tạo sự say mê hứng thú học tập.

- Giáo dục tư tưởng, đạo đức, tác phong lao động; rèn luyện tính kiên nhẫn, trung thực, sáng tạo, chính xác, khoa học; rèn luyện tác phong lao động có

tổ chức, có kế hoạch, có kỉ luật, có văn hoá; giáo dục tinh thần trách nhiệm, lòng tin đối với công việc...

Bài tập có nội dung thực nghiệm có ý nghĩa quan trọng trong phương pháp dạy học hiện nay. Sử dung bài tập có nội dung thực nghiệm là cách thức để học sinh tiếp cận với thực nghiệm trong những điều kiện thời lượng và cơ

sở vật chất chưa đầy đủ ở các trường phổ thông hiện nay; đó cũng là cách thức để học sinh ghi nhớ, khắc sâu kiến thức được lâu bền nhất.

29

1.4.3. Yêu cầu bài tập có nội dung thực nghiệm môn khoa học tự nhiên

Để đáp ứng các yêu cầu phát triển phẩm chất và NL cho HS được quy định trong Chương trình giáo dục phổ thông môn khoa học tự nhiên 2018 của Bộ GD&ĐT , nội dung và phương thức thực hiện BT có NDTN cần được xem xét trên cả mức độ riêng lẽ mỗi câu hỏi và mức độ hệ thống bài tập

Mức độ 1: Mức độ riêng rẽ, nội dung và phương thức mồi BT có NDTN cần đáp ứng các yêu cầu sau:

- Mức độ 1: Mức độ riêng rẽ, nội dung và phương thức mồi BT có NDTN cần đáp ứng các yêu cầu sau:

Nội dung BT có NDTN phải gắn liền với thực tiễn, đời sống, xã hội, cộng đồng. Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của học sinh, phù hợp với đặc điểm từng lóp học, môn học, bồi dưỡng phương pháp tự học... rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn, tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập

cho học sinh

Nội dung BT có NDTN cần chứa đựng các yếu tố phát triển các kĩ năng thực hành gồm kỳ năng tiến hành thí nghiệm, kỳ năng làm việc nhóm, kỳ năng hợp tác và giao tiếp, kỳ năng thu thập và xử lý dữ liệu, và kỹ năng phân tích

và viết báo cáo kết quả. Đe từ đó giúp học sinh làm quen với tác phong làm việc khoa học, rèn luyện đức tính cẩn thận, kiên nhẫn, làm việc nguyên tắc,

và củng cố niềm tin vào khoa học.

Nội dung BT có NDTN phải chứa đựng các yếu tố phát triển tư duy, cần chú

ý tạo cơ hội cho HS được đọc, tiếp cận, trình bày thông tin về những vấn đề thực tiễn cần đến kiến thức HH và đưa ra giải pháp; để từ đó rèn luyện các kĩ năng giải quyết vấn đề cho HS: phát hiện vấn đề; lập kế hoạch nghiên cứu; giải quyết vấn đề (thu thập, trình bày thông tin, xử lí thông tin để rút ra kết luận); đánh giá kết quả giải quyết vấn đề; nêu giãi pháp khắc phục, câi tiến

BT có NDTN cần chú ý tạo cho HS cơ hội huy động những hiểu biết, kinh nghiệm sẵn có để tham gia hình thành kiến thức mới. càn chú ý tổ chức các hoạt động so sánh, phân loại, hệ thống hoá kiến thức; vận dụng kiến thức

30

đã được học để giải thích các sự vật, hiện tượng hay giải quyết vấn đề đơn giản; qua đó, kết nối được kiến thức mới với hệ thống kiến thức đã học.

Cuối cùng, phương thức thực hiện BT có NDTN cần phù hợp với điều kiện thực tiễn. Các cở sở đào tạo nên vận dụng, phát triển chương trình cho phù hợp với đặc điểm điều kiện của trường, vùng miền và đối tượng HS. BT có NDTN cần phù hợp NL của GV, NL của HS, cơ sở vật chất phòng thí nghiệm của trường học, và các điều kiện khác (ví dụ bài tập theo phương thức tham quan thực nghiệm cần xem xét các điều kiện để có thể tổ chức buổi tham quan đạt yêu cầu).

- Mức độ 2: Mức hệ thống, GV cần thiết xây dựng các bài tập thực nghiệm sao chúng có tính hệ thống - liên thông, có tích logic, và bổ sung nhau

Tính hệ thống - liên thông nhau nghĩa là các bài tập toàn khoá cần hợp lí; tránh trùng lặp nhiều về phương thức thực hiện; các bài tập sau cần kế thừa, liên thông kiến thức và kĩ năng thực hành từ các bài tập trước; tránh quá tập trung phát triển một NL nào đó mà lại thiếu tập trung phát triển các NL khác cho HS. Tính logic nghĩa là hệ thống các bài tập cần đảm bảo hợp lí, cần phát triển các kiến thức và kĩ năng TN cho HS từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, tránh ra các bài tập TN phức tạp ngay từ những bài học đầu tiên của khoá học. Tính bố sung nhau nghĩa là các bài học cần có sự kế thừa đồng thời cần bổ trợ nhau để phát triển kiến thức và năng lực yêu cầu cho

HS. Mồi kiến thức hay mồi năng lực yêu cầu rất có thể sè cần nhiều BT có NDTN với nội dung khác nhau và phương thức thực hiện khác nhau. Tính

bổ sung hệ thống còn để đảm bảo rằng hệ thống BT có NDTN sẽ đảm bảo

sự lưu tâm và phát triển được toàn bộ các phẩm chất và NL yêu cầu, không

bỏ sót mục tiêu nào cho đến khi kết thúc khoá học

1.4.4. Cấu trúc bài tập có nội dung thực nghiệm môn khoa học tự nhiên

Dựa vào khái niệm về bài tập có nội dung thực nghiệm, chúng tôi đưa ra cấu trúc của bài tập có nội dung thực nghiệm gồm hai thành tố: kiến thức lý thuyết và tình huống thí nghiệm

Kiến thức lý thuyết: là những kiến thức mà học sinh có thể vận dụng để giải

31

quyêt bài tập đó phải thuộc phạm vi chương trình mà học sinh đã và đang được nghiên cứu.

Tình huống thí nghiệm: là các dữ kiện của bài tập đặt ra phải bảo đảm chứa nội dung thực nghiệm, cần vận dụng các nguyên tắc, kĩ năng thực hành thí nghiệm của học sinh trong việc giải quyết bài tập đó

1.4.5. Phân loại bài tập có nội dung thực nghiệm môn khoa học tự nhiên

Ở trường trung học cơ sở, học sinh mới bắt đầu làm quen với các hợp chất

vô cơ trong khoa học tự nhiên, do đó bài tập có nội dung thực nghiệm cần chú trọng tới mục tiêu rèn luyện các kĩ năng cơ bán về thực hành thí nghiệm, nhằm đạt mục đích của quá trình dạy học. Nhìn chung có thế phân biệt 3 dạng chính gồm:

(1) BT có NDTN thông qua thực hành thí nghiệm;

(2) BT có NDTN thông qua mô phỏng thí nghiệm, hiện tượng, và

(3) BT có NDTN thông qua hoạt động tham quan thực tế.

Dạng 1: BT có NDTN được thực hiện thông qua thực hành thí nghiệm. Dạng la: Thí nghiệm bởi GV trên lớp. Là thí nghiệm do GV trực tiếp thực hiện, trình bày trước HS; là một trong các hình thức thí nghiệm quan trọng trong dạy học Khoa học tự nhiên ở trường phổ thông. Ưu điếm của nó là nhanh, dụng cụ được chuẩn bị chu đáo, có chọn lọc, thường ít và đơn giản;

và có khả năng thực hiện những thí nghiệm phức tạp.

Dạng Ib: Thí nghiệm bởi GV trong phòng thí nghiệm. Đối với những hoá chất độc hại hay chất có thể gây nổ thì phương thức này là lựa chọn tối ưu.

Dạng lc: Thí nghiệm được thực hiện bởi từng HS trong phòng thí nghiệm.

GV yêu cầu từng HS phải tiến hành các thí nghiệm riêng lẻ trong phòng thí nghiệm dưới giám sát của GV và trợ giảng, sau đó HS viết báo cáo kết quả.

Dạng Id: Thí nghiệm được thực hiện bời HS theo từng nhóm trong phòng thí nghiệm. Với phương thức này, một so HS thay nhau làm thí nghiệm, số còn lại quan sát, theo dõi, thảo luận nhóm; đấy là cách tổ chức học rất hiệu quả, càn phát triển.

Dạng le: Thí nghiệm ngoại khoá. Thường được tổ chức trong các buổi

32

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực nghiệm chủ đề acid base ph oxide muối nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh lớp 8 (Trang 30 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)