Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực nghiệm chủ đề acid base ph oxide muối nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh lớp 8 (Trang 35 - 38)

10. Cấu trúc của luận văn

1.5. Một số phương pháp dạy học theo định hướng phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên

1.5.1. Phương pháp dạy học họp tác

ỉ.5.1.1. Khái niệm

NL họp tác là “khả năng tố chức và quản lí nhóm, thực hiện các hoạt động trong nhóm một cách thành thạo, linh hoạt, sáng tạo nhằm giải quyết nhiệm vụ chung một cách hiệu quả”.

33

1.5.1.2. Đặc điêm của dạy học hợp tác

Theo Mai Văn Hưng, “Năng lực hợp tác bao gồm: Sự đồng cảm, sự định hướng,

sự phục vụ, khả năng biết cách tố chức, khả năng phát triển người khác, khả năng tạo ảnh hưởng, kĩ năng giao tiếp, kĩ năng kiểm soát xung đột, kĩ năng lãnh đạo có tầm nhìn, khôn ngoan, những xúc tác để thay đổi, khả năng xây dựng các mối quan hệ, tinh thần đồng đội và sự HT với người khác trong các hoạt động nhận thức”. Như vậy, có thể hiểu NLHT là thuộc tính của cá nhân được hình thành và phát triển dựa trên tố chất sẵn có kết hợp với quá trình tương tác xã hội trên cơ sở tin tưởng, bình đăng, cùng có lợi, trong đó các thành viên biết chia sẻ trách nhiệm, hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau nhằm huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng, thái độ, động cơ cùa nhiều người để có thể hoàn thành công việc một cách hiệu

quả.

1.5.1.3. Quỵ trình của dạy học hợp tác

- Bước 1 : Giới thiệu khái quát về chủ đề, xác định nhiệm vụ của các nhóm, thành lập nhóm

GV giới thiệu chủ đề, xác định nhiệm vụ của các nhóm và thống nhất cách chia nhóm. Việc chọn cách chia nhóm phù hợp phụ thuộc vào nội dung chủ

đề, không gian lớp học...

- Bước 2 : Các nhóm lập kế hoạch và xây dựng quy tắc làm việc của nhóm.

Thực hiện nhiệm vụ được giao

Các nhóm di chuyển về vị • trí làm việc và • lập• JL kế hoạch • để thực•••hiện nhiệm

vụ được giao. Các thành viên trong nhóm bầu nhóm trưởng, thư kí. Sau đó, nhóm trưởng giao nhiệm vụ cho từng cá nhân, phiếu học tập cá nhân là phưong tiện học tập tích cực trong trường hợp này. Nhóm trưởng khống chế thời gian làm việc của các cá nhân trong nhóm. Thời gian cuối là khoảng thời gian thảo luận, thống nhất ý kiến chung. Thư kí có nhiệm vụ ghi lại các

ý kiến thảo luận và ý kiến chung của nhóm.

- Bước 3 : Từng nhóm báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ trước lớp

Từng nhóm báo cáo kết quả của nhóm mình trước lớp, có thế giải thích, làm

rõ vấn đề nếu có ý kiến từ các nhóm khác hoặc từ GV. Các nhóm khác quan sát, lắng nghe, so sánh, đối chiếu với kết quả của nhóm mình và đưa ra bình

34

luận.

- Bước 4 : Đưa ra kết luận. Đánh giá kết quả

GV cùng HS thống nhất để đưa ra đáp án, kết luận cho vấn đề, nhiệm vụ cần giải quyết. Sau đó, GV có thể dùng phiếu hỏi để HS tự ĐG, ĐG các thành viên trong nhóm, ĐG nhóm mình và ĐG các nhóm khác. GV căn cứ vào sự ĐG của HS và sự quan sát của bản thân về nội dung trình bày của các

nhóm, sự phối hợp trong từng nhóm nhỏ để đưa ra ĐG cuối cùng.

1.5.1.4. ưu điểm của dạy học hợp tác

- Học họp tác được coi là hình thức dạy học (DH) vô cùng hiệu quả với nhiều mục đích, nội dung DH khác nhau và với nhiều đối tượng, tính cách khác nhau.

- Học hợp tác dành thời gian cho HS được hoạt động để giải quyết vấn đề học tập, đưa HS vào thế chủ động tìm tòi kiến thức, tránh tình trạng HS thụ động tiếp nhận kiến thức.

- Hình thức DHHT có tác động tích cực đến động cơ, sự nhận thức và cả pp học

tập.

- Họp tác phát huy cao độ năng lực học tập cá nhân kết hợp với sự họp tác trong nhóm để giải quyết vấn đề, tạo không khí học tập sôi nối, bình đẳng và gán bó.

- HS được thảo luận, tranh luận, phát biểu bình đẳng, thể hiện sự hiểu biết của

mình và học • • được nhiều kiến thức từ bạn• học.•

- Phát triển kĩ năng hợp tác làm việc và NL xã hội cho HS.

- Giúp GV có cơ hội tận dụng những ý kiến, kinh nghiệm của HS.

Như vậy DHHT có nhừng đặc trưng cơ bản cùa DH hiện đại, làm cho HS thích ứng với xã hội phát triển, đó là mỗi người sống và làm việc theo sự phân công, hợp tác với tập thể cộng đồng.

1.5.1.5. Hạn chế và khỏ khăn của dạy học họp tác

- Có một số thành viên ỷ lại, không làm việc (hiện tượng ăn theo).

- Có thể đi chệch hướng thảo luận do tác động của một vài cá nhân (hiện tượng chi phối, tách nhóm).

- Có một số HS khá, giòi quyết định quy trình, kết quả thảo luận nhóm nên chưa

đề cao được sự tương tác bình đẳng và tầm quan trọng cũa từng thành viên trong nhóm.

35

- Neu lấy kết quả thảo luận chung của nhóm làm kết quả học tập cho từng cá nhân thì chưa công bằng và chưa đánh giá được sự nỗ lực của từng cá nhân.

- Sự áp dụng cứng nhắc và quá thường xuyên của GV sẽ gây sự nhàm chán và giảm hiệu quả của học hợp tác.

Một phần của tài liệu xây dựng hệ thống bài tập có nội dung thực nghiệm chủ đề acid base ph oxide muối nhằm phát triển năng lực tìm hiểu tự nhiên cho học sinh lớp 8 (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)