Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh
1.4. Mô hình phong cách học tập VARK
1.4.1. Vai trò của mô hình phong cách học tập VARK
Theo Nguyễn Thị Kim Thoa, Nguyễn Nguyên Quỳnh Anh [18] trên thực
tế, có rất nhiều mô hình phong cách học đã được các nhà khoa học nghiên cửu
và công bố. Một số mô hình tiêu biểu được nhiều người quan tâm tìm hiểu và vận dụng như: 1) Mô hình phong cách học của David Kolb (1984) dựa trên lí thuyết học tập trải nghiệm, David Kolb công bố nghiên cứu về phong cách học
và kể từ đó ông tiếp tục xây dựng mô hình này. Lí thuyết học tập của Kolb giới thiệu: một chu kì học tập có 4 giai đoạn và 4 kiểu học tập riêng biệt: Phong cách học phân kì; Phong cách học đồng hoá; Phong cách học hội tụ; Phong cách học điều chỉnh. Mô hình do Kolb đưa ra là một trong rất nhiều mô hình đã được nghiên cứu và ứng dụng trong lĩnh vực giáo dục. Đóng góp lớn của Kolb chính
là đã đem đến những kiểu học tập khác nhau, định hướng cho việc dạy và học. 2) Mô hình phong cách học của Honey và Mumford... Dựa trên mô hình của Kolb, Peter Honey và Alan Mumford đã xây dựng nên công cụ đo lường LSI
và phân chia thành 4 loại phong cách học. Bao gồm: phong cách học hành động, phong cách học suy ngầm, phong cách học lí thuyết, phong cách học thực
tế. Mô hình của Honey - Mumford được sử dụng phổ biến cho đối tượng người lớn, phục vụ cho công tác quản lí là chủ yếu, không phù hợp với đối tượng HS
ở tiểu học. 3) Mô hình phong cách học của Dunn và Dunn thì phức tạp hơn. Nhóm nghiên cứu chia phong cách học thành 5 kích thích (stimuli) gồm: môi trường, xã hội, cảm xúc, tâm lí và sinh lí. 4) Mô hình phong cách học VARK của Neil Fleming.
Trong bài viết [14], các tác giả đã phân tích và nêu rõ lịch sử phát triển của mô hình PCHT VARK. Cụ thể là từ năm 1987, với nồ lực cải thiện chiến lược dạy học của giảng viên và giúp người học hiệu quá hơn, Neil D.Fleming phát triển Danh mục VARK (The VARK Inventory) để tìm hiểu về sở thích học tập của sinh viên. VARK là viết tắt của các từ khóa gồm thị giác (Visual), thính giác (Aural), đọc/viết (Read/Write) và cảm giác vận động (Kinesthetic). Từng
34
từ khóa gắn với mồi phong cách học tập tương ứng là phong cách học qua nhìn, phong cách học qua nghe, phong cách học qua đọc/viết và phong cách học qua
sờ hoặc chạm/ vận động/làm. Ngoài 4 phong cách học tập đặc trưng đã nêu, Fleming còn cho rằng, do cuộc sống là sự biểu hiện đa dạng về phương thức thực hiện nên có từ hơn 40% đến 55% - 60% người học sớ hữu nhiều hơn một phong cách học tập. Cá nhân có sở thích về một trong số các phong cách học tập không có nghĩa ba phong cách học tập khác không tồn tại. VARK chỉ ra các phong các học tập mà người học có thể sử dụng trong học tập. Các phong cách học tập thuộc danh mục VARK đều có khả năng mang lại thành công trong học tập khi người học học bằng chính phong cách học tập mà bán thân mong muốn. Trong thực tế, người học có thể phải thực hiện việc học theo những cách do xã hội quy định (thi viết, thi vấn đáp hoặc kiểm tra thực tế) nhưng các chiến lược học nên dựa vào sở thích học tập của chính họ. Câu hỏi trong danh mục VARK không được thiết kế để chẩn đoán hoặc dự đoán khả năng học tập của cá nhân. Như vậy, kể từ khi bộ câu hỏi VARK đầu tiên được phát triển vào năm 1987, Fleming và cộng sự có nhiều điều chỉnh, cập nhật dạng phong cách học tập trong các phiên bản khác nhau để phù hợp với người học trong bối cảnh mới. Nghiên cứu phương án trả lời ứng với các câu hởi trong bộ VARK của sinh viên tại trường Đại học Lincoln (New Zealand) tạo cơ sở khoa học cho Fleming
và cộng sự mô tả, giải thích sự khác biệt về sở thích học tập cá nhân trong nhiều phiên bản cải tiến. Cùng với sự hồ trợ của Charles Bonwell (Đại học Dược St Louis, Missouri, Hoa Kì), phiên bản VARK 2.0 được giới thiệu vào tháng 1 năm 1998. Sau những lần đánh giá lớn vào năm 2006, 2009 và 2013, bộ câu hỏi VARK liên tục được cập nhật. Năm 2019, bảng câu hỏi VARK được điều chỉnh thành phiên bản VARK 8.0 với 16 câu hỏi về cách học của con người qua các giác quan. Fleming và Bonwell (2019) thiết kế 16 câu hỏi, mỗi câu hỏi có 4 phương án trả lời. Fleming và Bonwell (2019) giới thiệu Bộ câu hỏi VARK 8.0 trong nghiên cứu làm cách nào để học tốt nhất? Hướng dẫn của người học để cải thiện việc học: VARK - Thị giác, thính giác, đọc/ viết, cảm giác vận động.
Bộ câu hỏi VARK 8.0 tiếp tục được điều chỉnh thành Bộ câu hởi VARK 8.01.
35
Phiên bản cập nhật VARK 8.01 được giới thiệu trên trang web “VARK - A Guide to Learning Preferences” gồm 16 câu hỏi đã được sừ dụng rất nhiều trong các cuộc khảo sát để xác định được PCHT của người học nhằm đưa ra chiến lược dạy học phù họp nhất cho từng đối tượng người học.
Tìm hiểu sâu hơn về mô hình PCHT VARK trên cở cở sinh học thì mô hình VARK nhấn mạnh đến quá trình tiếp nhận và xử lí thông tin dựa vào yếu
tố giác quan - phù hợp với đặc điểm nhận thức và nhân cách của HS. Mô hình này có cơ sở sinh lý thần kinh - mang tính bền vững, nó liên quan chặt chẽ đến chức năng tâm lý chuyên biệt tương ứng với mồi thùy (vùng) trên vở não. Dựa theo chức năng, cấu trúc và cách sắp sếp của các tế bào thần kinh, đại não được chia thành 4 vùng chính tổng quát (thùy trán, thùy đỉnh, thùy thái dương và thùy chẩm). Trong đó, thùy chẩm phụ trách thị giác, thùy thái dương phụ trách thính giác và khứu giác, thùy đỉnh đảm nhiệm khả năng vận động - xúc giác. Mồi thùy đó sẽ có thùy phát triển nổi trội hơn làm cho người học chiếm ưu thế mạnh ở chức năng đó [3].
Trong luận văn này, chúng tôi lựa chọn PCHT dựa vào mô hình VARK của Neil Fleming đế nghiên cứu và vận dụng trong dạy Toán lóp 10. Đối với học sinh THPT thì não bộ của các em đã tương đối hoàn thiện, việc sử dụng các công nghệ thông tin vào việc học đối với các em cũng hết sức thuận lợi. Vì vậy việc sử dụng mô hình PCHT VARK trong dạy học, đặc biệt với môn Toán là rất hợp lý và phù hợp với xu hướng giáo dục toàn cầu.
1.4.2. Các phong cách học tập trong mô hình VARK
Phong cách học theo mô hình VARK của Neil Fleming (Visual, Auditory, Read/Write, Kinesthetic) phân loại người học dựa trên ưu thế về học kiểu nhìn (tranh ảnh, phim, sơ đồ); học kiểu nghe (âm nhạc, thảo luận, thuyết trình); học kiểu đọc và viết (tạo danh sách, đọc sách giáo khoa, ghi chép) hoặc học kiểu vận động (chuyển động, thí nghiệm, hoạt động thực hành) (Fleming, 2011). Mô hình VARK của Fleming hiện nay đang được sử dụng rộng rãi trong giáo dục. Mỗi HS khác nhau sẽ hình thành phong cách học khác nhau, không nên đánh giá phong cách nào là ưu thế hơn các phong cách còn lại (D.
36
MacKeracher, 2004). Cũng giông như các lí thuyêt phong cách học khác, giá trị của mô hình VARK đã và đang được sử dụng ở nhiều quốc gia trên thế giới.
Theo Dunn and Dunn (1978), chỉ có 20-30% HS phổ thông thuộc nhóm người học kiểu nghe, 40% là người học kiểu nhìn và 30-40% là người học kiểu vận động. Đối với HS tiểu học, nghiên cứu cũa Barbe and Milone (1981) cho thấy 30% học kiểu nhìn, 25% thuộc kiểu nghe, 15% thuộc kiểu vận động và 30% còn lại là hỗn hợp ít nhất hai phong cách. Nghiên cứu của Price, Dunn, and Sanders (1980) cho thấy trẻ càng nhỏ càng có xu hướng thuộc về kiểu động, khả năng học bằng cách nhìn ngày càng tăng trong thời gian tiểu học và chỉ đến khi lớp 6 thì các em mới có thể học và tiếp nhận thông tin qua cách
nghe [22].
1.4.2.1 Người học kiêu nhìn - Visual learners (V)
Người học kiểu nhìn thích theo dõi nét mặt và ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ của GV để hiểu sâu bài học; có khả năng suy nghĩ bằng hình ảnh và nhớ nhanh những thứ giàu hình ảnh; thích chọn vị trí ngồi bàn đầu đề học; thích làm việc với các tài liệu học tập có nhiều màu sắc, hình ảnh, sơ đồ, biểu đồ, bản đồ; thích lập kế hoạch cho việc học bằng cách ghi ra nội dung các công việc sẽ thực hiện ra giấy nhớ; khi đọc sách, thường dùng bút gạch chân hoặc
tô màu vào các thông tin quan trọng cần ghi nhớ; để phán hồi thông tin tới người dạy, người học kiểu nhìn thường thích trưng bày, triển lãm các thông tin hơn là phải diễn đạt bằng lời nói; khi giờ học GV thuyết giảng nhiều thường khiến HS bị mất tập trung và có xu hướng mơ mộng đến hình ảnh nào
đó trong đầu [22],
Dưới đây là một số cách đơn giản để xác định ngưòi học kiểu nhìn:
- Sở thích trực quan mạnh mẽ: rất thích các tài liệu và công cụ trực quan. Hiểu đúng và luư giữ kiến thức dựa vào việc hình dung thông tin thông qua hình ảnh, đồ thị, biểu đồ và video. 7 *7
- Trí nhớ hình ảnh tốt: có trí nhớ tốt về các chi tiết hình ảnh, nhớ những thứ
họ đã thấy dễ dàng hơn thông tin họ đã nghe.
37
- Yêu thích nghệ thuật thị giác và hình ảnh: những người học trực quan thường quan tâm đến các hoạt động liên quan đến nhận thức trực quan và sáng tạo. Vì vậy họ có thề thích vẽ hoặc chụp ảnh.
- Kỹ năng quan sát mạnh mẽ: có thể nhận thấy các mẫu, màu sắc và hình
dạng dễ dàng hơn.
Các chiến lược học tập cho người học kiểu nhìn :
- Sử dụng các phương tiện và tài liệu trực quan: kết họp các phương tiện trực quan, chẳng hạn như biểu đồ, sơ đồ và hình ảnh vào việc giảng dạy. Những biểu diễn trực quan này giúp người học trực quan nắm bắt các khái niệm hiệu quả hơn.
- Sơ đồ tư duy: có thể tạo bản đồ tư duy để sắp xếp các suy nghĩ và tạo mối liên hệ giữa các ý tưởng. Biểu diễn trực quan này giúp người học nhìn thấy bức tranh toàn cảnh và mối quan hệ giữa các khái niệm khác nhau.
- Kết họp mã màu: sử dụng mã màu để làm nổi bật thông tin quan trọng, phân loại nội dung hoặc phân biệt các khái niệm chính. Mã màu giúp người học trực quan xử lý và ghi nhớ thông tin hiệu quả hơn.
- Tham gia kể chuyện bằng hình ảnh: có thể sử dụng hình ảnh, đạo cụ hoặc video đề tạo một câu chuyện trực quan kết nối với nội dung của bài học.
- Phản ánh trực quan và biểu hiện: người học trực quan có thề hưởng lợi từ việc thể hiện sự hiểu biết của họ thông qua các phương tiện trực quan. Vì vậy, có thể tạo các bản trình bày trực quan, bản vẽ hoặc sơ đồ để thể hiện sự hiểu biết của mình.
Người học kiểu nhìn có đa phần trả lời là “có” cho các câu hỏi như:
- Bạn có phải nhìn thông tin đế ghi nhớ thông tin đó không?
- Bạn có cần sự chú ý đến ngôn ngữ cơ thể không?
- Nghệ thuật, sắc đẹp và thẩm mĩ có quan trọng với bạn không?
- Việc hình dung thông tin trong trí óc có giúp bạn ghi nhớ điều đó tốt
hơn không?
ỉ.4.2.2. Người học kiêu nghe - Aural/auditory learners (A)
Thích trao đồi trực tiếp dưới dạng nghe nói; nhạy cảm với giọng nói, âm lượng, ngữ điệu; các thông tin bài học phải được đọc lên mới nhớ và hiếu sâu
38
hơn; thích nghe các chỉ dẫn bằng lời nói hơn là xem tranh ảnh, bản đồ; thích
sử dụng nhịp điệu đế ghi nhớ thông tin; thích nghe GV giảng giải, thích làm việc với các tài liệu âm thanh (băng cat-set), sách điện tử âm thanh; thích nói chuyện với bạn bè vào giờ nghỉ giải lao [22].
Người học kiểu nghe học tốt nhất bằng việc nghe thông tin. Họ có xu hướng nắm bắt thông tin tốt từ bài thuyết trình và có khả năng ghi nhớ rất tốt
các thông tin mà HS được nghe/ đọc.
Dưói đây là một số cách xác định ngưòi học kiểu nghe:
- Thưởng thức hướng dẫn nói: có xu hướng ủng hộ các hướng dẫn bằng lời nói hơn các tài liệu bằng văn bản hoặc hình ảnh
- Kỹ năng lắng nghe tốt: thể hiện kỹ năng lắng nghe tích cực trong lớp học hoặc thảo luận, duy trì giao tiếp bằng mắt, gật đầu và phản hồi khi thông tin được trình bày bằng lời nói.
- Thích tham gia vào các cuộc trò chuyện và thảo luận: đóng góp suy nghĩ của mình, đặt câu hỏi và tham gia đối thoại đề hiểu sâu hơn. Người học thính giác háo hức giơ tay trong các cuộc thảo luận trên lóp và nhiệt tình chia sẻ ý tưởng của
họ với bạn bè.
- Thích hoạt động miệng: thường có được niềm vui từ các hoạt động liên quan đến nghe, chẳng hạn như sách nói, podcast hoặc kể chuyện bằng miệng. Bạn
tích cực tìm kiếm cơ hội đế tương tác với nội dung nói.
Các chiến lược học tập cho người học kiểu nghe :
- Tham gia thảo luận nhóm: tham gia thảo luận, hoạt động nhóm hoặc học nhóm nơi bạn có thể giải thích và thảo luận các khái niệm với người khác. Sự tương tác bằng lời nói này giúp củng cố sự hiểu biết của bạn về tài liệu.
- Sử dụng tài nguyên âm thanh: kết họp các tài liệu âm thanh như sách nói, podcast hoặc bài giảng đã ghi vào quá trình học tập. Những tài nguyên này cho phép người học củng cố việc học của mình thông qua sự lặp lại thính giác.
- Đọc lớn tiếng: có thể đọc to để củng cố sự hiểu biết về vãn bản viết. Kỹ thuật này kết họp với đầu vào trực quan từ việc đọc, nâng cao khả năng hiếu và ghi nhớ.
39
- Sử dụng các thiết bị ghi nhớ: có thể ghi nhớ thông tin bằng cách sử dụng các thiết bị ghi nhớ liên quan đến các yếu tố ngôn từ.
Người học kiếu nghe có đa phần trả lời là “Có” cho các câu hỏi như:
- Bạn có thích nghe thuyết giảng trong giờ học hơn là đọc thông tin từ sách không?
- Việc đọc to có giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn không?
- Bạn có thích nghe đoạn ghi âm bài giảng trên lớp hơn là đọc lại vở ghi chép không?
- Bạn có sáng tác bài hát để giúp cho việc ghi nhớ thông tin không?
1.4.2.3. Người học kiêu đọc/viết - Reading and Writing learners (R)
Thích trao đoi - tiếp nhận thông tin dưới dạng chữ viết; các thông tin bài đọc phải được trình bày dưới dạng kênh chữ mới nhớ và hiểu sâu hơn; thích sử dụng chữ viết để diễn đạt ý tưởng, tình cảm, thái độ của mình; thích đọc sách để chiếm lĩnh thông tin mới; thích GV sừ dụng máy chiếu có các kênh chữ [22].
Người học kiểu đọc/viết học tốt nhất bằng việc đọc các thông tin trong tài liệu. Họ có xu hướng tiếp nhận thông tin tốt từ bài đọc cá nhân, xem trình diễn thông tin và có khả năng ghi nhớ rất tốt các thông tin mà HS được đọc/ viết.
Ngữ liệu học tập tốt nhất đối với kiểu PCHT này là các bài viết.
Đế xác định người học đọc/viết, hãy tìm các đặc điếm và sở thích sau:
- Sở thích đọc: thích đọc sách, bài báo và tài liệu bằng văn bản để có được kiến thức và hiếu biết.
- Kỹ năng ghi chú tốt: nổi trội trong việc ghi chú chi tiết trong các bài giảng hoặc khi học.
- Đánh giá cao các bài tập viết: phát triển mạnh trong các nhiệm vụ liên quan đến viết lách, chẳng hạn như tiểu luận, báo cáo và dự án bằng văn bản.
- Ghi nhớ thông qua viết: viết thông tin giúp người học ghi nhớ và giữ lại
nó hiệu quả hơn.
Các chiến lược học tập cho người học kiểu đọc/ viết:
40
- Đánh dấu và gạch chân: có thể đánh dấu hoặc gạch chân thông tin chính trong khi đọc. Hoạt động này giúp bạn tập trung vào các chi tiết quan
trọng và tạo điều kiện ghi nhớ tốt hơn.
- Tạo hướng dần học tập hoặc flashcards: bằng cách tổ chức các khái niệm và thông tin quan trọng ở dạng viết, người học có thề tương tác tích cực
với nội dung và củng cố sự hiểu biết của mình.
- Sử dụng lời nhắc viết: có thể sử dụng lời nhắc viết liên quan đến chủ
đề. Những gợi ý này có thề là những câu hỏi kích thích tư duy, gợi ý dựa trên
kịch bản hoặc câu nói mở hồ trợ tư duy phàn biện và khám phá chủ đề bằng
văn bản.
- Viết bài luận thực hành hoặc mục nhật ký: thực hành kỳ năng viết của bạn bằng cách viết các bài tiểu luận hoặc mục nhật ký về các chủ đề có liên
quan.
Người học kiểu đọc/viết có đa phần trả lời là “Có” cho các câu hỏi như:
- Bạn có thích đọc tài liệu trong giờ học không?
- Bạn có thích đọc các thông tin và thường xuyên ghi chép không?
- Viết lại thông tin vào vở bài tập có giúp bạn ghi nhớ thông tin tốt hơn không?
- Bạn có thích viết lại những gì cô giáo giảng trên lớp hơn là ngồi nghe không?
- Bạn có thường đọc bài nhiều lần để giúp cho việc ghi nhớ thông tin
không?
1.4.2.4. Người học kiểu vận động - Kinesthetic learners (K)
Thích được tham gia các hoạt động học tập thực hành, thí nghiệm, quan sát thực tế; thích được sử dụng đôi tay trong quá trình thực hiện nhiệm vụ học tập
(sờ, mó, thao tác,...); thích khám phá thế giới xung quanh; rất khó chịu nếu
thầy cô yêu cầu ngồi yên một chỗ quá lâu; thích các trò chơi học tập, trò chơi
đóng vai; thích tham gia các hoạt động vận động cơ thể: chạy, nhảy, múa;...
(thích phối hợp hoạt động của tay, chân) khi thực hiện các nhiệm vụ học tập
theo nhóm; thích sử dụng phối họp ngôn ngữ cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi diễn
41