Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh
Bài 3. Quan sát ròng rọc hoạt động khi dung lực để kéo một đầu của ròng rọc
1. Đối với GV: SGK, Tài liệu giảng dạy, giáo án, phiếu học tập, máy tính cầm
tay, xúc xắc, các thẻ đánh số, đồng xu, ....điện thoại/laptop, bảng phụ (hoặc máy
chiếu)
2. Đối với HS: SGK, SBT, vở ghi, giấy nháp, đồ dùng học tập (bút, thước...),
bảng nhóm, bút viết bảng nhóm.
Cách thiết kế các HĐ dạy học :
Giáo viên sẽ phát 12 phiếu học tập tương đương với 4 PCHT trong 3 hoạt động. Các em sẽ chọn lựa các phiếu theo phong cách của riêng mình. Khi dạy
đến từng đơn vị kiến thức giáo viên sẽ yêu cầu các em về các vị trí tương ứng
83
với 4 PCHT để hoạt động nhóm tiến hành thu thập và hình thành kiến thức mới ( có thể ba hoạt động một học sinh có thể lựa chọn các phiếu học tập theo kiểu
PCHT khác nhau)
HÌNH THÀNH KIẾN THÚC MỚI
Hoạt động 1: Hình thành khái niệm phép thử ngẫu nhiên và không gian mẫu, biến cố
a) Mục tiêu: Học sinh nhận biết và mô tả được khái niệm: phép thử ngẫu
nhiên; không gian mẫu, biến cố.
b) Nội dung:
- Giáo viên yêu cầu học sinh làm việc nhóm (2 nhóm). HS đọc tình huống mở đầu và thực hiện yêu cầu. Nhóm nào chiến tháng thì nhận quà.
- HS thực hiện từng nhiệm vụ học tập theo kiểu PCHT theo nhóm để khám phám kiến thức mới.
c) Sản phẩm: HS hình thành được kiến thức bài học, xác định được đâu
là phép thử ngẫu nhiên, mô tả được không gian mẫu, mô tả được biến cố của
một phép thử ngẫu nhiên.
d) Phương pháp và hình thúc tổ chúc
Chúng ta thiết kế 4 loại nhiệm vụ học tập phù hợp với 4 PCHT kiểu V, A,
R, K cho từng đối tượng HS.
Cách làm:
- Nhớ lại các HĐ đặc trưng cho từng kiếu V, A, R, K phù hợp với lớp 10. Các HĐ này sẽ là căn cứ để xác định các yêu cầu, nhiệm vụ học tập trong các phiếu học tập tương ứng.
- Nghiên cứu tài liệu SGK để xác định: Có hình ảnh nào có thể dùng để khám phá kiến thức mới cho HS (chúng ta sẽ sử dụng hoặc có thể tham khảo từ các nguồn khác để thiết kế phiếu học tập cho HS kiểu nhìn). Giáo viên chuẩn bị các phiếu học tập rồi cho học sinh tự lựa chọn phiếu học tập theo PCHT mà các
em thích.
Phiếu 1: đối với nhóm HS kiểu nhìn
GV cho HS quan sát các bức tranh sau đây:
84
C77W26726 Hìtìh 1
Nhiệm vụ
1. Khi gieo đồng xu, xúc sắc, quay ô số, rút một con bài hoặc rút một tấm thẻ
số chúng ta có biết chính xác kết quả nào xảy ra hay không? Có mô tả được tất
cả các kết quả xảy ra không?
2. Liệt kê tất cả các kết quả có thể xảy ra khi tung đồng xu, gieo xúc sắc, quay
ô số, rút thẻ số dưới dạng tập hợp lần lượt là A, B, c?
3. Khi quay ô số, xét sự kiện “ quay vào ô số chẵn”, hãy liệt kê các kết quả thuận lợi cho sự kiện trên dưới dạng tập hợp M? Nhận xét gì về tập M và tập
c? Sự kiện “ Quay vào ô số 7” có xảy ra không?
- Xét sự kiện “ quay vào ô số lẻ”, hãy liệt kê các kết quả thuận lợi cho sự kiện trên dưới dạng tập họp N? Nhận xét gì về N, M và c?
4. Lấy ví dụ về phép thử ngẫu nhiên, mô tả không gian mẫu, các biến cổ liên
quan?
Phiếu 2: đối vói nhóm HS kiểu đọc /viết
Nhiệm vụ
l.Đọc nội dung trong sách giáo khoa trang 46, 47, 48 và nêu khái niệm phép thử ngầu nhiên, không gian mẫu, biến cố, biến cố không, biến cố chắc chắn,
85
r r - r
1 • A A -4- A •
biên cô đôi.
2. Lấy ví dụ về phép thử ngẫu nhiên, mô tả không gian mẫu, các biến cổ liên quan?
3. Xét phép thử gieo ngẫu nhiên đồng xu hai lần liên tiếp
- Mô tả không gian mẫu, không gian mẫu có tất cả bao nhiêu phần tử.
- Sự kiện “ Có ba mặt sấp xuất hiện” có xảy ra không?
- Phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề sau: “ Có ít nhất một mặt sấp xuất hiện” và mô tả các kết quả thuận lợi của sự kiện này?
- Mô tả biến cố “ Lần 2 xuất hiện mặt ngửa”
- Phát biểu thành lời biến cố A - Ịnn,SS ị
9 9
Đê HS khám phá ra kiên thức, chúng ta có thê yêu câu HS thực hiện những việc làm nào? Trò chơi nào? Chẳng hạn, chúng ta có thể thiết kế phiếu
học tập cho học sinh kiếu vận động dưới đây:
Phiếu 3: đối vói nhóm HS kiểu vận động
Nhiệm vụ
1. Tung một đồng xu và gieo một con xúc sắc, rút thẻ từ hộp thẻ số, thử đi thừ lại việc tung đồng xu, gieo xúc sắc, rút thẻ ngầu nhiên và ghi lên bàng tất các kết quả có thể xảy ra trong các lần gieo, rút thẻ dưới dạng tập hợp.
2. Gieo con xúc sắc, thử đi thử lại và ghi lại các kết quả có thể xảy ra đồng
thời thực hiện:
- Mô tả không gian mẫu? Sự kiện “ xuất hiện mặt 7 chấm” có xảy ra không?
- Phát biểu mệnh đề phủ định của mệnh đề “ xuất hiện mặt chẵn chấm”
- Mô tả biến cố “ xuất hiện mặt có số chấm lớn hơn 3”
- Phát biểu thành lời biến cố A = {1,3,5 }
Đối với các nhiệm vụ học tập dành cho HS kiểu nghe, GV có thể tham khảo từ nguồn internet hoặc tự mình sừ dụng điện thoại thông minh đế ghi lại đoạn bài giảng về kiến thức mới.
Chẳng hạn, nhiệm vụ học tập có thể được thiết kế cho học sinh kiểu nghe dưới đây:
86