Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh
1.5. Thực trạng sử dụng mô hình phong cách học tập VARK trong dạy học môn Toán ờ cấp THPT của Việt Nam
a) Mục đích khảo sát
45
Khảo sát mức độ nhận thức của GV về PCHT VARK của HS, thực tiễn
sừ dụng các PCHT của HS trong thiết kế và cách thức tổ chức các hoạt động
của GV trong dạy học môn Toán ở trường THPT
b) Nội dung khăo sát
Chúng tôi xây dựng 4 bảng khảo sát về nhận thức của GV về PCHT
về phía HS chúng tôi cũng tiến hành phỏng vấn trực tiếp sau khi thực hiện tiết thực nghiệm thăm dò để tìm hiểu nhu cầu và hửng thú của các em khi
được học môn Toán theo kiểu ưa thích học tập của mình.
c) Thời gian khảo sát
Chúng tôi đã thực hiện khảo sát thực trạng của việc sử dụng các PCHT của HS với sự tham gia của 80 GV dạy toán ở 8 trường THPT thuộc huyện Hải Hậu, Nam Định vào tháng 6 năm 2023 thông qua hình thức khảo sát trực tiếp. Khảo sát thông qua hình thức trực tiếp với 45 HS của lóp 10A1 và 41 HS lớp
10A6 tại trường THPT Trần Quốc Tuấn.
d) Kết quẳ khảo sát
Quan niệm PCHT là cách thức ưa thích cùa cá nhân người học trong quá trình khám phá và giải quyết các vấn đề toán học, như một nét văn hoá của họ
đã nhận được 70 ý kiến nhất trí và nhất trí cao (đồng ý, rất đồng ý) trong 80 phiếu khảo sát chiếm tỉ lệ 87,5%.
Có 76 ý kiến (chiếm 95%) nhất trí và hoàn toàn nhất trí về dạy học dựa theo PCHT của HS là thiết kế và tổ chức các nhiệm vụ học tập phù hợp với mồi loại hình về PTCHT của HS. Từ đó, có thể thấy rằng các thầy cô đã hiểu được bản chất của việc tố chức các HĐ dạy học môn Toán trong đó có sử dụng mô hình PCHT của HS
Đa số GV được khảo sát 74/80 phiếu (92,5%) đều thống nhất rằng: Mô hình VARK về PCHT của HS bao gồm: người học kiểu nhìn (V); kiểu nghe (A), kiểu đọc/viết (R/W), kiều vận động (K).
về vai trò của việc dạy học môn Toán dựa theo PCHT của HS theo phiếu khảo sát chúng tôi thu được kết quà: 73/80 (91,3%) ý kiến cho ràng thực hiện dạy học phân hoá đối tượng HS hướng tới phát triển năng lực; 80/80 (100%) ý kiến thống nhất ràng giúp HS nhận ra PCHT phù hợp của bản thân để học tập
46
một cách hiệu quả nhât; 80/80 giúp người học hình thành giá trị (nét văn hoá) của bản thân; 77/80 (96,3%) dạy học dựa theo PCHT của HS góp phần nâng cao kết quả học tập của HS. Từ kết quả thống kê này, chúng tôi cho rằng các
GV dạy môn Toán ở trường THPT cũng đã nhận ra được vai trò cùa việc sử dụng các kiểu PCHT của HS để thiết kế các hoạt động dạy học phù hợp trong các giờ toán.
về kết quả thực trạng việc vận dụng mô hình VARK trong quá trình dạy học môn toán chúng tôi đã nhận được các kết quả sau: 48/80 (60%) các thầy cô luôn luôn và thường xuyên thiết kế các nhiệm vụ học tập chung cho cả lớp. Thiết kế các nhiệm vụ học tập môn Toán dựa trên sự phân hoá về mức độ nhận thức của HS: Xuất sắc, Giỏi, Khá, Trung bình, Yếu có 16/80 (20%) ý kiến cho rằng luôn luôn; 49/80 (61,3%) thường xuyên; 15/80 (18,8%) thình thoảng thực hiện.
Thiết kế các nhiệm vụ học tập dựa trên sở thích và hứng thú của cá nhân
HS về kiểu ưa thích học tập chẳng hạn: thích học toán thông qua kênh chữ, kênh hình, băng hình, nghe, vận động,...có 20/80 (25%) thầy cô là luôn luôn thực hiện; 33/80 (41,3%) thầy cô thường xuyên thực hiện; 27/80 (33,8%) thầy
cô thi thoảng thực hiện.
về cách thức thành lập nhóm trong tồ chức các giờ học môn toán theo thống kê từ 8 phiếu khảo sát thu được kết quả là:
Cách chia nhóm theo sắp xếp chồ ngồi 30/80 (37,5%) thầy cô luôn luôn
và thường xuyên thực hiện; thi thoảng chiếm 50/80 (62,5%); sắp xếp theo nhóm nội dung học tập ưa thích của HS: luôn luôn và thường xuyên chiếm 42/80 (52,5%); thi thoảng chiếm 38/80 (47,5%) ý kiến; sắp xếp theo năng lực học tập: 25/80 (31,3%) là luôn luôn và thường xuyên; thi thoảng 55/80 (68,8%); phân loại HS theo nhóm PCHT mô hình VARK (nhóm quan sát, nhóm nghe, nhóm đọc/viết, nhóm thực hành - vận động) luôn luôn và thường xuyên chiếm 33/80 (41,3%) ý kiến, thi thoảng chiếm 47/80 (58,8%) ý kiến.
Từ kết quả khảo sát trên cho thấy: về nhận thức quan niệm về PCHT HS
có một số GV đã quan tâm và phần lớn GV được khảo sát cũng đã xác định
47
được tầm quan trọng của PCHT, nhưng thực tế sử dụng PCHT của HS trong quá trình dạy học còn có nhiều hạn chế.
Thêm vào đó, kết quả quả phòng vấn HS cho thấy: HS chưa từng được biết mình thuộc kiểu PCHT nào, chưa bao giờ được học Toán theo kiểu PCHT; các em cũng ít khi được phân nhóm theo PCHT trong qúa trình học tập môn Toán. Trong giờ dạy học thăm dò, các em cũng thể hiện đặc biệt thích thú với kiếu phân nhóm học tập theo kiếu ưa thích hình ảnh, ưa thích nghe, ưa thích đọc/ viết, ưa thích vận động, các em thể hiện rất rõ hứng thú tìm hiểu, tham gia vào quá trình khám phá kiến thức mới.
Như vậy, nhu cầu và nguyện vọng được học tập theo sớ thích cá nhân của HS là rất lớn, nhưng thực tế việc dạy học vẫn còn một số những hạn chế chưa đáp ứng được nguyện vọng đó của các em. Nguyên nhân chính được chỉ ra là có một bộ phận GV chưa thực sự hiểu rõ các kiểu PCHT của HS, một bộ phận khác thì thiếu cách thức, yếu tố kĩ thuật khi đưa các kiểu PCHT của HS vào trong các giờ dạy toán. Điều này đòi hỏi cần có những chỉ dẫn
cụ thể để sử dụng các kiểu PCHT cùa HS để nâng cao chất lượng cùa việc dạy học môn Toán.
48
KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
Quá trình đổi mới giáo dục đang diễn ra hiện nay ở Việt Nam đòi hỏi cần phải có những biện pháp dạy học cụ thể để hướng tới phát triển phẩm chất và năng lực HS. Dạy học theo mô hình VARK về bản chất là dạy học phân hoá dựa trên sở thích về phương thức học tập của HS trong quá trình học tập.
Nghiên cứu về mô hình PCHT kiểu VARK dành được sự quan tâm nghiên cứu rất sâu sắc trên thế giới. Ở Việt Nam việc vận dụng các mô hình PCHT vẫn chưa được nghiên cứu rộng rãi để áp dụng vào trong nhà trường nói chung và quá trình dạy học môn Toán nói riêng. Trên cơ sở phân tích các tài liệu trong nước và quốc tế, chúng tôi đã đề xuất quan niệm về PCHT của HS, làm rõ đặc điểm và vai trò của việc sử dụng mô hình PCHT trong quá trình dạy học Toán cùng các cơ sở lí thuyết nền tảng của sử dụng PCHT trong quá trình dạy học để tạo căn cứ cho việc tổ chức dạy học môn Toán ở trường phổ thông theo hướng phân hóa người học.
Để thực hiện việc đề xuất quy trình thực hiện dạy học phân hoá theo mô hình VARK chúng tôi cũng đã thực hiện việc khảo sát thực trạng nhận thức về quan niệm, vai trò và cách thức sử dụng mô hình phân hoá VARK trong quá trình dạy học môn Toán ở 80 GV trong các trường THPT ở địa bàn huyện Hải Hậu cùng 86 HS học tại 2 lớp 10 tại trường THPT Trần Quốc Tuấn tỉnh Nam Định. Các kết quả khảo sát thực trạng ban đầu cho thấy rất nhiều GV dạy toán ở trường THPT đã được nghe hoặc đã từng biết tới PCHT VARK, tuy nhiên cụ thể gồm những phong cách gì, cách sử dụng các kiểu phong cách đó trong quá trình dạy học toán như thế nào vẫn còn rất mới mẻ đối với các thầy cô, còn đối với HS các em chưa bao giờ biết đến kiểu PCHT của mình. Từ đó, chúng tôi thấy sự cần phải nghiên cứu cách thức để sử dụng được các kiểu mô hình này vào quá trình dạy học môn Toán. Trong chương 2 sau đây, chúng tôi sẽ đi sâu nghiên cứu quy trình sử dụng mô hình PCHT kiểu VARK trong các giờ dạy toán ở lớp 10 theo chương trình 2018.
49