Đánh giá kết quả thực nghiệm

Một phần của tài liệu vận dụng mô hình phong cách học tập vark trong dạy học môn toán lớp 10 luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 104 - 112)

Các năng lực cốt lõi cần phát triển cho học sinh

3.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm

3.3.1. Phân tích định tính

- Qua bài kiểm tra mặc dù không thề đánh giá hết được sự khác biệt giữa

HS nhóm thực nghiệm và HS nhóm đối chứng nhưng thông qua dự giờ, quan sát các em làm bài kiểm tra, quan tâm đến sự thể hiện của các em trong từng hoạt động cụ thề trong giờ học, đặc biệt là khi các em tham gia hoạt động nhóm. Tôi nhận thấy các em rất nghiêm túc, việc tổ chức dạy học hướng tới phong cách học tập của từng em nên các em hoạt động tích cực sôi nổi, hào hứng trao đổi nhiều hơn, có nhiều cơ hội để thể hiện ý kiến cá nhân mang màu sác riêng của mình.

- Qua phỏng vấn một số em sau tiết thực nghiệm, chúng tôi thu nhận được kết quà chung là: lượng kiến thức và bài tập đưa ra trong các tiết dạy khá vừa sức, mức độ từ cơ bản đến nâng cao. Cách tổ chức để các em khám phá

96

kiến thức theo đúng sở thích, phù hợp với năng lực tự nhiên của các em. Điều này càng khẳng định được tính khả thi và hiệu quả của đề tài.

- Qua trao đổi với GV dự giờ thực nghiệm, các GV đều cho rằng các hình thức tổ chức dạy học áp dụng trọng tiết thực nghiệm là hợp lý, có sự đổi mới thú vị và hoàn toàn thực hiện được. Với cách học như vậy, tất cả các HS đều được làm việc theo sở thích riêng của mình nên các em tích cực, chủ động hơn, không khí làm việc thoải mái mà vẫn rèn luyện được kỹ năng và phát triển

tư duy cho HS. Nếu vận dụng lâu dài các em chắc chắn sẽ mạnh dạn tự tin hơn khi trình bày bài giảng hay thuyết trình bày tở ý kiến trước nhóm.

Sau quá trình thực nghiệm chúng tôi cũng trao đồi trực tiếp các HS tham gia lóp thực nghiệm đều thống nhất cho rằng các em chưa bao giờ được học môn Toán theo kiểu PCHT ưa thích của mình. Tỉ lệ 39/40 em (chiếm tỉ lệ 97,5%) thích thú với việc học môn Toán theo PCHT của riêng mình. 95% số

HS trong lóp TN mong muốn được thường xuyên học Toán theo PCHT và cũng 95% số HS này cũng muốn được học theo kiểu PCHT ở các môn học khác.

Từ kết quả khảo sát định tính trên, chúng tôi thấy việc dạy học trong nhà trường THPT theo PCHT rất cần thiết với HS.

3.3.2. Phân tích đinh lượng

3.2.2. ỉ. Kết quả trước thực nghiệm

_ r 9 r

HS 2 lóp đôi chứng và thực nghiệm làm: Bài kiêm tra sô 1

Đối tượng

r '2

o Ổ ->• Ố__

SÔ điêm

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lớp thực

nghiệm

(Lớp 10A1,

sĩ số 40

HS)

Số

lượng 0 0 0 0 4 6 7 12 7 3 1

Tỉ lệ

(%) 0 0 0 0 10 15 17.5 30 17.5 7.5 2.5

Lớp đối

chứng(Lớp

10A2, sĩ số

40 HS)

Số

lượng 0 0 0 0 5 9 8 10 6 2 0

Tỉ lệ

(%) 0 0 0 0 12.5 22.5 20 25 15 5 0

97

Bảng 3.1. Kết quả kiểm tra của hai lớp trước thực nghiệm.

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ:

12

0

8

6

2

12

10

0123456789 10

Số đi ểm Lớp thực nghiệm Lớp đối chứng

Biêu đô 3.1. Biêu đô thông kê kêt quả của hai lớp trước thực nghiệm

Thông qua biểu đồ 3.1, có thể thấy một số đặc điểm sau đây:

Tỷ lệ học sinh đạt điểm 8, 9 ở cả 2 nhóm lớp thực nghiệm và đối chứng khá đồng đều nhau, cụ thể là tỷ lệ HS đạt điểm 8, 9 ở lớp thực nghiệm là 17.5%

và 7.5% trong khi đó tỳ lệ này ở lớp đối chứng là 15% và 5%. số học sinh đạt điểm 4, 5, 6 ờ hai lóp cũng không chênh lệch nhiều. Điều này cho thấy rằng mặt bằng chung năng lực của học sinh là đồng đều ở cả 2 lớp.

3.2.2.2. Kết quả sau thực nghiệm

HS 2 lớp đối chứng và thực nghiệm làm bài kiếm tra số 2 sau thực nghiệm

Đôi tượng số điểm

0 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10

Lớp thực

nghiệm

(Lớp

Số

lượng 0 0 0 0 1 4 7 12 9 5 2

Tỉ lệ 0 0 0 0 2.5 10 17.5 30 22.5 12.5 5

99

Bảng 3.2. Kêt quả kiêm tra sau thực nghiệm của hai lớp

Biếu đồ 3.2. Biểu đồ thống kê kết quả sau thực nghiệm của hai lớp

Nhìn vào biểu đồ thống kê kết quả kiểm tra của HS, chúng tôi nhận thấy

rõ sự khác biệt theo chiều hướng tích cực về hiệu quá tiết học giữa lớp thực nghiệm và lớp đối chứng, số điểm 4, 5, 6 ở lớp thực nghiệm giảm đáng kể trong khi ở lớp thực nghiệm gần như không thay đối nhiều, sổ điểm giỏi 8, 9,

10 ở lớp thực nghiệm tăng khá nhiều trong khi số điểm này ở lớp đối chứng rất

100

ít. Điêu đó chứng tỏ khi học sinh được học và tiêp cận kiên thức theo hướng mà các em thích thú và phù họp với phong cách của từng em nó đã kích thích sự ham học hỏi của các em rất nhiều, các em học mà chơi, chơi mà học, việc thu thập kiến thức trở nên hết sức tự nhiên, không gượng ép, vi vậy chất lượng giờ học cũng được nâng cao.

Như vậy, kết quả thực nghiệm cho thấy việc dạy học mô hình phong cách học tập VARK bước đầu có tính hiệu quả, góp phần phát triến năng lực tự học,

tự nghiên cứu của học sinh theo hướng tích cực với những gì bản thân học sinh

sẵn có. Học sinh hứng thú hơn và hăng say trong học tập.

3.2.2.3. Ket quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm của lớp thực nghiệm

Bảng 3.3. Kêt quả kiêm tra trước và sau khi thực nghiệm của lớp thục nghiệm

Từ bảng số liệu trên, ta có biểu đồ:”

Lớp thực nghiệm Sô điêmo Ổ Ố__

4 5 6 7 8 9 10

Trước thực

nghiệm

Sĩ số 40 HS

Số lượng

5 7 9 13 2 0

Tỉ lệ (%)

12.5 17.5 25 30 10 5 0

Sau thực nghiệm

Sĩ số 40 HS

Số lượng

1 4 7 12 9 5 2

Tỉ lệ (%)

2.5 10 17.5 30 22.5 12.5 5

101

Biểu đồ 3.3. Kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm của lóp thực nghiệm

Căn cứ vào bảng 3.3, có thể thấy kết quả kiểm tra của học sinh lớp thực nghiệm trước và sau khi tiến hành thực nghiệm thay đổi đáng kể. Tỷ lệ học sinh

đạt điêm 8, 9, 10 tăng lên đáng kê sau thực nghiệm. Trong khi đó, tỷ lệ học sinh

9 rr 9 f

đạt điêm từ 5 trở xuông là rât ít. Như vậy, thông qua thực nghiệm có thê thây

rằng việc vận dụng mô hình VARK vào dạy Toán lớp 10 bước đầu có hiệu quả.

3.2.1.4. Ket quả kiêm tra trước và sau khi thực nghiêm của các lớp đối chứng

r

Lớp đôi chúng Số điểm

4 6 7 8 9 10

Trước thực

nghiệm

Sĩ số 40 HS

Số lượng

6 9 10 9 3 3 0

Tỉ lệ (%)

12.5 17.5 25 30 10 5 0

Sau thực nghiệm

Sĩ số 40 HS

Số lượng

5 9 9 9 5 3 0

Bảng 3.4. Kêt quả kiêm tra trước và sau khi thực nghiệm của lớp đôi chứng

102

12

Biểu đồ 3.4. Kết quả kiểm tra trước và sau khi thực nghiệm của lớp đối chứng

Căn cứ vào bảng 3.4, có thể thấy kết quả kiểm tra của học sinh lớp đối chứng trước và sau khi tiến hành thực nghiệm hầu như không thay đồi. Như vậy, khi giáo viên giảng dạy bằng phương pháp truyền thống, ít có sự vận dụng, đổi mới trong cách thức tiếp cận bài giảng mới bằng các phương pháp sự phạm cụ thề

thì gần như không có sự thay đối kết quả học tập một cách rõ rệt ở phía người học.

103

KẾT LUẬN CHƯƠNG 3

Thông qua kết quả của quá trình thực nghiệm chúng tôi càng tin tưởng

vào hiệu quả của việc vận dụng PCHT VARK vào dạy học môn Toán nói chung và môn Toán 10 nói riêng. Sự chuyển biến rõ rệt theo chiều hướng tích

cực của HS sau khi được học tập theo mô hình VARK thể hiện sự phù hợp và • • • • J. • • JL • ± hiệu quả của mô hình mang lại không hề nhỏ, nó mở ra một chân trời mới cho giáo dục, ở đó HS được thoải mái phiêu lưu vào thế giới tri thức, tự tìm hiếu, tự khám phá kiến thức một cách tự nhiên và không hề o ép so với phương pháp dạy học truyền thống.

Việc vận dụng mô hình phong cách học tập VARK trong quá trình dạy học Toán lóp 10 đã thực sự mang lại hiệu quả nhất định, có tính khả thi, đáp ứng được yêu cầu đổi mới về phương pháp dạy học. Thông qua phương thức này, học sinh được rèn luyện phương pháp học hiệu quả, khả năng tự học tự nghiên cứu được nâng cao rõ rệt.

Ngoài ra, cần cả sự kết họp đồng bộ giữa việc đối mới nội dung, phương pháp, đào tạo và bồi dưỡng giáo viên. Và đặc biệt, đế phát huy hiệu quả của các giải pháp đã đề xuất, rất cần sự đầu tư thích đáng vào bài dạy của giáo viên. Khi thực hiện dạy học theo mô hình này người GV thực sự tận tâm, tận lực với nghề, vai trò của người GV đã nâng lên một tầm cao mới, là người hướng dẫn, người chỉ đường, người bạn đồng hành với các em và là một nghệ sĩ thực thụ trên bục giảng.

104

Một phần của tài liệu vận dụng mô hình phong cách học tập vark trong dạy học môn toán lớp 10 luận văn thạc sĩ sư phạm toán học (Trang 104 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(123 trang)