Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí tại công ty tnhh một thành viên xăng dầu hà sơn bình (Trang 30 - 34)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ

2.1. TỔNG QUAN CHUNG VỀ CÔNG TY TNHH MỘT THÀNH VIÊN XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH

2.1.3. Đặc điểm hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty

2.1.3.1. Lĩnh vực kinh doanh

Thương mại, sản xuất và dịch vụ

2.1.3.2. Ngành nghề kinh doanh

- Bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan (kinh doanh Xăng dầu, diesel, mazout, dầu hỏa; bán buôn nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan);

- Vận tải hàng hóa bằng đường bộ (vận tải hàng hóa bằng ô tô chuyên dụng, vận tải hàng hóa bằng ô tô khác);

- Sửa chữa máy móc thiết bị;

- Cho thuê máy móc, thiết bị và đồ dùng hữu hình khác (máy móc thiết bị văn phòng);

- Kinh doanh bất động sản, quyền sử dụng đất thuộc sở hữu, chủ sử dụng hoặc đi thuê (cho thuê văn phòng, tài sản, nhà xưởng)

- Sửa chữa thiết bị khác (dịch vụ kỹ thuật, bảo dưỡng, sửa chữa thiết bị máy bơm nhiên liệu, hệ thống công nghệ cửa hàng xăng dầu);

- Đại lý, môi giới, đấu giá (đại lý bảo hiểm và tư vấn bảo hiểm, đại lý bán Sơn Petrolimex, đại lý bán sản phẩm nước giặt Petrolimex);

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ kinh doanh khác còn lại chưa được phân vào đâu (dịch vụ xuất nhập khẩu ủy thác bao tiêu, kinh doanh tổng hợp, liên doanh liên kết với các tổ chức trong và ngoài nước, thị trường kinh doanh trong và ngoài nước; hoạt động nhận ủy thác dịch vụ thu hộ, chi hộ theo hợp đồng ủy thác thu hộ, chi hộ cho Ngân hàng Thương mại cổ phần Xăng dầu Petrolimex);

- Bán lẻ nhiên liệu động cơ trong các cửa hàng chuyên doanh (Bán lẻ nhiên liệu xăng dầu, diesel, mazout, dầu hỏa; bán lẻ nhiên liệu rắn, lỏng, khí và các sản phẩm liên quan);

- Hoạt động dịch vụ hỗ trợ khác liên quan đến vận tải (dịch vụ bãi đỗ xe);

- Kho bãi và lưu giữ hàng hóa;

- Dịch vụ vận tải đường ống.

2.1.3.3. Phạm vi hoạt động

Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình hoạt động kinh doanh trên địa bàn 03 tỉnh/thành phố: Thành phố Hà Nội, tỉnh Hòa Bình và tỉnh Sơn La; Công ty có 109 Cửa hàng, trong đó: 95 Cửa hàng xăng dầu (CHXD), 14 Cửa hàng kinh doanh dịch

vụ ngoài xăng dầu (CHKDTH); 02 Kho chứa xăng dầu: 14.000m3;

- Địa bàn thành phố Hà Nội: 47 Cửa hàng, trong đó: 40 Cửa hàng xăng dầu,

07 cửa hàng kinh doanh dịch vụ ngoài xăng dầu;

- Địa bàn tỉnh Hòa Bình: 26 Cửa hàng, trong đó: 23 Cửa hàng xăng dầu, 03 cửa hàng kinh doanh dịch vụ ngoài xăng dầu;

- Địa bàn tỉnh Sơn La: 36 Cửa hàng, trong đó: 32 Cửa hàng xăng dầu, 04 Cửa hàng kinh doanh dịch vụ ngoài xăng dầu;

2.1.3.4. Các mặt hàng chính của Công ty

Là doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực thương mại và dịch vụ, sản phẩm kinh doanh của Công ty chủ yếu là xăng dầu và các sản phẩm hóa dầu.

- Kinh doanh xăng dầu: bao gồm kinh doanh các loại xăng thông dụng, xăng cao cấp, dầu hóa, mazut.

- Kinh doanh dầu mỡ nhờn: kinh doanh các loại dầu nhờn, mỡ máy, phụ gia.

- Kinh doanh Gas và phụ kiện: Bao gồm Gas, bếp Gas, phụ kiện về bếp Gas.

Hai loại hàng hoá dầu mỡ nhờn và Gas, Công ty làm tổng đại lý cho Công ty Gas và Công ty hoá dầu PETROLIMEX.

- Dịch vụ khác: dịch vụ giữ hộ hàng P10 (dự trữ quốc gia), dịch vụ vận tải ngoài nhiệm vụ.

- Đại lý Bảo hiểm PJICO.

2.1.3.5. Nguồn hàng và quy trình hoạt động sản xuất kinh doanh

Nguồn hàng:

- Xăng dầu: Văn phòng Tập đoàn là đầu mối duy nhất chịu trách nhiệm tạo nguồn hàng hóa xăng dầu thông qua nhập khẩu hoặc khai thác từ các nguồn khác và giao hàng cho các đơn vị bán ra theo phương thức bán nội bộ. Các đơn vị không được tự ý khai thác nguồn hàng xăng dầu bên ngoài để bán. Nhập hàng trực tiếp từ nguồn của Tập đoàn xăng dầu Việt Nam qua hệ thống đường ống từ Quảng Ninh đến Đỗ Xá-Thường Tín-Hà Tây.

- Về dầu mỡ nhờn : nhập hàng từ Công ty cổ phần hoá dầu Petrolimex.

- Về Gas : nhập hàng từ Công ty cổ phần Gas Petrolimex.

Giá nhập = giá chưa qua kho của Công ty tuyến 1+ chi phí qua kho + đơn

giá cước vận chuyển

Giá bán xăng dầu: Theo nghị định 83/2014/NĐ-CP còn hiệu lực về kinh

doanh xăng dầu có quy định về giá bán lẻ theo Nhà nước, giá bán buôn, đại lý do Công ty tự định giá trên cơ sở giá qui định của Nhà nước, Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Từ ngày 1 tháng 11 năm 2021 nhà nước ban hành nghị định 95/2021/NĐ-CP

bổ xung và sửa đổi công thức tính giá cơ sở, theo đó giá bán xăng dầu được điều tiết theo cơ chế thị trường và nhà nước trong điều kiện phù hợp với giá cả xăng dầu trên thế giới và tình hình kinh tế trong từng thời ký.

Thương nhân đầu mối kinh doanh xăng dầu và thương nhân phân phối được quyền quyết định giá bán buôn và giá bán lẻ xăng dầu ( riêng dầu madut là giá bán buôn) phù hợp với chi phí phát sinh thực tế và không cao hơn giá điều hành do cơ

quan nhà nước có thẩm quyền công bố; đối với các địa bàn xa cảng, xa kho đầu mối, xa cơ sở sản xuất xăng dầu thì giá bán thực tế tại địa bàn không vượt quá 2% giá điều hành công bố cùng thời điểm.

Theo quy định 83/2014/NĐ-CP về thời gian điều chỉnh giá xăng dầu là giữa

2 lần điều chỉnh giá liên tiếp tối thiểu là mười lăm (15) ngày đối với trường hợp tăng giá và tối đa mười lăm (15) ngày đối với trường hợp giảm giá; thời gian điều chỉnh đã được giảm xuống còn mười (10) ngày theo nghị định 95/2021/NĐ-CP bổ xung và sửa đổi. Cũng tại nghị định này, bổ sung Điều 38a sau Điều 38 về công thức giá cơ sở như sau:

Giá cơ sở =

Giá xăng dầu nhập khẩu

x Sản lượng nhập khẩu (%)

+ Giá xăng dầu trong nước

x Sản lượng trong nước (%)

T礃ऀ trọng (%) sản lượng xăng dầu từ nguồn sản xuất trong nước và nhập khẩu

để tính giá cơ sở được xác định hàng quý; t礃ऀ trọng sản lượng của quý trước liền kề được áp dụng để tính giá cơ sở cho các kỳ điều chỉnh giá cơ sở của quý tiếp theo.

Giá xăng dầu

từ nguồn nhập

khẩu

= Ʃ

+ Giá xăng dầu thế giới

+ Chi phí đưa xăng dầu từ nước ngoài về cảng Việt Nam

+ Chi phí kinh doanh định mức + Mức trích lập Quỹ bình ổn giá + Lợi nhuận định mức

+ Chi phí về thuế (thuế nhập khẩu, thuế tiêu thụ đặc biệt (nếu có), thuế bảo vệ môi trường (nếu có), thuế giá trị gia tăng) + Phí và các khoản trích nộp khác

Nghị định 83/2014/NĐ-CP và nghị định 95/2021/NĐ-CP bổ sung và sửa đổi nhằm nâng cao quyền tự chủ kinh doanh, chủ động điều chỉnh mức chi phí phù hợp của doanh nghiệp đầu mối và gắn trách nhiệm thương nhân với sản xuất, kinh doanh xã hội và người tiêu dùng.

Quy trình hoạt động kinh doanh của Công ty được khái quát như sau:

Hàng hóa là xăng dầu từ Công ty B12 Quảng Ninh, được chuyển về kho đầu mối trung tâm (Đỗ Xá) của Công ty bằng đường ống. Đến đây hàng hóa được kiểm tra chất lượng, nhập kho và bảo quản tại bể chứa (với dung tích > 14.000m3 ). Tiếp theo xăng dầu được chuyển tới các kho tại thị xã Hòa Bình và Sơn La hoặc tới thẳng các cửa hàng xăng dầu trực thuộc Công ty, Chi nhánh, Xí nghiệp bằng xe ô tô Sitéc. Mỗi lần tiếp nhận đều được kiểm tra chất lượng, mặt khác xăng dầu là mặt hàng quan trọng, có tính chiến lược phục vụ quá trình sản xuất kinh doanh của các ngành kinh tế khác, vì vậy trong kinh doanh xăng dầu ngoài sự điều tiết thị trường, tình hình chính trị của quốc tế và khu vực nó còn chịu sự điều hành vĩ mô của nhà nước (qua cơ chế giá, hạn ngạch nhập khẩu, xuất khẩu...). Mặt khác, do đặc tính của xăng dầu là chất lỏng, dễ bay hơi, độc hại, dễ cháy nổ, hao hụt trong quá trình giao nhận nên kinh doanh xăng dầu là ngành hàng kinh doanh có điều kiện, phải đảm bảo:

- Có đầy đủ trang thiết bị chuyên dùng cho xăng dầu.

- Có biện pháp tổ chức, bảo vệ đảm bảo an toàn vệ sinh môi trường.

Vì vậy việc kinh doanh xăng dầu của Công ty vừa mang nét chung của các doanh nghiệp thương mại, lại vừa mang nét riêng có đặc thù theo tính chất ngành hàng nên được Nhà nước xếp vào ngành hàng kinh doanh có điều kiện.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí tại công ty tnhh một thành viên xăng dầu hà sơn bình (Trang 30 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)