CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ
2.3. THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ
2.3.4. Chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp gắn với việc nâng cao hiệu quả hoạt động tại Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầy Hà Sơn Bình
Việc đánh giá phân tích tình hình kinh doanh, hiệu quả kinh doanh được Công ty thường xuyên quan tâm và thực hiện hàng tháng, quí, năm. So với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại nói chung thì chi phí phát sinh trong kinh doanh xăng dầu là sao, nó ảnh hưởng đến lợi nhuận kinh doanh của Công ty, ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của Công ty. Do vậy hàng tháng, trên cơ sở số liệu báo nhanh định kỳ của đơn vị, Công ty lập báo cáo chi tiết theo từng khoản mục chi phí, báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh, và tiến hành phân tích tình hình thực hiện CPBH, hiệu quả kinh doanh, qua đó có các giải pháp điều hành chi phí phù hợp với từng thời kỳ kinh doanh (thời kỳ kinh doanh lỗ và thời kỳ kinh doanh có lãi, cạnh tranh cao) nhằm có quyết định điều hành hợp lý để tăng hiệu quả kinh doanh. Chi phí được phân tích theo từng khoản mục chi phí (%/Dsố) phí bình quân
1 lít bán buôn, bán lẻ và được phân tích chi tiết cho từng địa bàn, đơn vị kinh doanh, từng khoản mục chi phí. Các khoản chi phí được so với kế hoạch dự kiến đầu năm,
so với thực hiện năm trước, so với tháng trước đó. Qua việc phân tích chi phí đó phát hiện những nơi, những khoản chi phí không hợp lý, có các giải pháp tiết giảm chi phí nhằm thực hiện hoàn thành kế hoạch lợi nhuận được giao.
CPBH và quản lý doanh nghiệp là tiêu chí ảnh hưởng đến mọi nhà lãnh đạo doanh nghiệp. Quản lý tốt chi tiêu có nghĩa là chi tiêu hợp lý, chi tiêu công bằng; Điều này chứng tỏ công ty đang hoạt động hiệu quả, lợi nhuận ngày càng tăng và khả năng cạnh tranh ngày càng cao so với các công ty khác. Để kiểm soát hiệu quả
các chi phí kinh doanh và CPQLDN, các công ty nên xây dựng, ban hành và thực hiện các quy chế quản lý nói chung và quy chế kiểm soát nội bộ nói riêng đối với từng khâu công việc cụ thể trong hoạt động bán hàng và quản lý như sau:
- Quy định về chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và nhiệm vụ của người và các
bộ phận liên quan đến hoạt động thương mại và quản lý. Ví dụ: quy định về vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của các cá nhân, bộ phận kiểm soát và phê duyệt hợp đồng bảo hiểm và quản trị doanh nghiệp.
- Ban hành quy định chi tiết về đăng ký, quyết toán hoạt động bán hàng và quản lý cho từng nhân viên phòng kế toán...
- Yêu cầu các quy tắc từ phòng kế toán về Kiểm toán để kiểm soát các chi phí thương mại và hành chính phát sinh nhằm giảm các sai sót có thể xảy ra trong tài khoản.
- Ban hành các quy định về quản lý, kiểm soát chi phí quản lý như quy định
về tiền lương, các khoản trích theo lương, văn phòng phẩm, khấu hao tài sản cố định, dự phòng rủi ro…
- Quy tắc ngân sách và thủ tục kiểm soát nội bộ, chẳng hạn như thủ tục xác minh và phê duyệt chi phí, chính sách hoàn tiền du lịch, chính sách hoa hồng, tiếp thị...
- Tổ chức thực hiện các quy chế quản trị, kiểm soát nêu trên và xử lý các trường hợp vi phạm quy chế kiểm soát nội bộ của công ty. Các nghiệp vụ quản lý kinh doanh, thương mại đầy đủ, hiệu quả và được kiểm soát chặt chẽ giúp đảm bảo
độ tin cậy của các thông tin tài chính liên quan và tính hiệu quả, từ đó đảm bảo độ tin cậy của thông tin tài chính.
Qua số liệu trên báo cáo chi phí quý I năm 2022 và năm 2023 (Phụ lục số 03), có thể thấy rõ ràng doanh thu thuần của quý I năm 2023 so với cùng kỳ trước tăng 8%, tuy nhiên chi phí lại tăng cao lên đến 21%. Đi sâu vào nghiên cứu và phân tích nguyên nhân tại sao doanh nghiệp vẫn báo lãi trong quý I năm 2023:
Nguyên nhân đầu tiên căn cứ theo giải trình của ủy ban chứng khoán Nhà nước trình bày về việc doanh nghiệp vẫn đạt lợi nhuận cao trong quý I năm 2023 so
với cùng kỳ năm trước trong khi chi phí tăng 21% do nguồn cung năng lượng và giá dầu thế giới không chịu tác động bất thường như khi xảy ra cuộc xung đột vũ trang giữa Nga và Ukraine vào tháng 2/2022; nguồn cung xăng dầu từ các nhà máy lọc dầu trong nước khá ổn định, các thương nhân thực hiện nhập mua xăng dầu theo đúng kế hoạch và đảm bảo hiệu quả..
Nguyên nhân thứ hai khiến chi phí thực hiện tăng so với kế hoạch nguyên nhân do Hội đồng Tiền lương quốc gia đã quyết định chọn phương án thống nhất tăng lương tối thiểu vùng 6% từ 1/7/2022. Về thời điểm, lương tối thiểu vùng dự kiến được tăng từ 1/7/2022, áp dụng tới 31/12/2023. Cụ thể, tiền lương tối thiểu vùng I tăng 260.000 đồng; vùng II tăng 240.000 đồng; vùng III tăng 210.000 đồng
và vùng IV tăng 180.000 đồng. Việc điều chỉnh mức lương tối thiểu là nguyên nhân khiến chi phí tiền lương tăng đến mức 41% so với cùng ký năm trước.
Biểu 2.8: Biểu đồ Mức lương tối thiểu theo vùng năm 2022
Biểu 2.9: Biểu đồ giá xằn dầu năm 2022
Biểu 2.10: Biểu đồ giá xăng dầu Quý I năm 2023
Sau đây sẽ phân tích sự biến động giá xăng dầu trong năm nhiều biến động. Năm 2022 có nhiều biến động trên thị trường xăng dầu, cụ thể giá xăng dầu trong quý I năm 2022 có xu hướng tăng trưởng từ khoảng 22.000đ lên đến khoảng 30.000đ. So với quý I năm 2023, nhu cầu tiêu thụ đã bình ổn không cao như cùng
kỳ là giai đoạn tăng mạnh sau dịch Covid-19 nên giá xăng chỉ dao động từ khoảng 20.000đ đến 25.000đ.
Từ những phân tích ở trên có thể thấy rằng chi phí doanh nghiệp tăng phần lớn là do chi phí tiền lương chiếm phần lớn bên cạnh đó cũng có nhiều yếu tố khách quan tác động đến như lạm phát tăng cao, lãi từ các hoạt động tài chính và t礃ऀ giá ngoại hối biến đổi theo xu hướng giảm vào cuối kỳ nên doanh nghiệp có lãi chênh lệch t礃ऀ giá thay vì t礃ऀ giá biến động tăng. Doanh nghiệp cũng đã tự điều chỉnh giảm một số các khoản chi phí cố định nhằm mục đích điều hòa với tình hình kinh tế có nhiều sự thay đổi.