ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí tại công ty tnhh một thành viên xăng dầu hà sơn bình (Trang 80 - 85)

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ

2.4. ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY XĂNG DẦU HÀ SƠN BÌNH

2.4.1. ĐÁNH GIÁ CHUNG

Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình ra đời vào năm 1991 với cơ sở vật chất còn hạn chế, kho và các cửa hàng xăng dầu còn nhỏ, các trang thiết bị còn thô sơ. Nhưng sau 32 năm, được sự quan tâm đầu tư của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam và đặc biệt là sự cố gắng nỗ lực vươn lên của tập thể, lãnh đạo công ty, công ty đã thực

sự lớn mạnh và trưởng thành như ngày hôm nay, săn lượng tăng gấp 7 khi mới thành lập, mạng lưới được mở rộng đáng kể, sức chứa của kho trung tâm tăng lên có thể cung ứng xăng dầu chi Công ty và một số đơn vị khác. Cùng với sự phát triển

mở rộng sản xuất kinh doanh, việc chăm lo đời sống vật chất tinh thần cho tập thể người lao động, xây dựng một cộng đồng gắn bó, đoàn kết vì lợi ích chung cũng được đẩy mạnh. Với tình cảm sâu sắc và truyền thống của doanh nghiệp là yếu tố quan trọng đảm bảo chi sự phát triển Công ty. Sự phát triển của doanh nghiệp không chỉ bao gồm và giới hạn ở thị phần, tiền vốn, mà còn bao gồm cả đội ngũ cán

bộ, ở chất lượng lao động; phát triển hiện đại hóa, cơ sở vật chất kỹ thuật và chính sách cơ chế quản lý hữu hiệu của doanh nghiệp. Đời sống vật chất và tinh thần của cán bộ công nhân viên không ngừng được cải thiện, trình độ quản lý ngày càng được nâng cao, công tác hạch toán kế toán nói chung cũng như hạch toán kế toán CPBH và CPQLDN nói riêng ngày càng được hoàn thiện, qua đó phục vụ thống nhất cho việc quản trị doanh nghiệp, nâng cao hiệu kinh doanh và khả năng cạnh tranh của công ty trong điều kiện cạnh tranh gay gắt như hiện nay.

Trong thời kỳ đổi mới, Công ty đã phát huy tinh thần chủ động, đạt được tiến

bộ vượt bậc, giữ vững vai trò chủ đạo, ổn định thị trường trên địa bàn; giữ vững thị trường bằng cách đảm bảo chất lượng hàng hóa, tiết giảm chi phí kinh doanh, đầu tư lâu dài cho các hộ tiêu dung lớn và nâng cao, tiết giảm chi phí kinh doanh, đầu tư lâu dài cho các hộ tiêu dung lớn và nâng cao hiệu quả mạng lưới bán hàng trực tiếp (bán buôn tại kho và bán lẻ tại mạng lưới cửa hàng xăng dầu); chủ động triển khai kinh doanh các sản phẩm mới như xăng dầu có chất lượng cao, xăng không chỉ theo nhu cầu phát triển của nền kinh tế; đẩy mạnh các hoạt động kinh doanh khác, lấy kinh doanh xăng dầu làm trục chính trên cở sở khai thác hệ thống cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động; thực hiện tiết kiệm, chống lãng phí bằng hai biện pháp cụ thể là nâng cao năng suất lao động và chống tham nhũng, chống lãng phí để tiết giảm chi phí kinh doanh; đưa công nghệ tiên tiến để tự động hóa hoạt động cung cấp thông tin, thị trường, tự động quản lý; mở rộng mạng lưới cung ứng xăng dầu phục vụ sản xuất và sinh hoạt của nhân dân, vươn tới tận các vùng dân tộc thiểu số, vùng sâu, vùng xa.

Năm 2022, doanh thu xăng dầu của Petrolimex Hà Sơn Bình đạt 9.400 t礃ऀ đồng, tương đương 146% so với kế hoạch và tăng 81% so với cùng kỳ. Lợi nhuận của toàn Công ty đạt kế hoạch đề ra là 2.700 t礃ऀ đồng, bên cạnh đó doanh nghiệp nộp ngân sách nhà nước ước đạt 744 t礃ऀ đồng.

Kết quả, sản lượng xuất bán xăng dầu toàn Công ty năm 2022 đạt 438.981 m3, tương đương 111,1% kế hoạch. Trong đó, sản lượng bán lẻ trực tiếp đạt 269.364 m3, tương đương 132% kế hoạch, t礃ऀ trọng bán lẻ chiếm 61% sản lượng toàn Công ty.

Sản lượng mặt hàng xăng tăng 9% so với cùng kỳ, mặt hàng dầu tăng 21% so với cùng kỳ, với t礃ऀ trọng mặt hàng xăng và dầu chiếm lần lượt 52% và 48%.

Các mặt hàng khác cũng đã có sự tăng trưởng như gas đạt sản lượng 2.392 tấn, tương đương 108,7% kế hoạch; dầu mỡ nhờn đạt 619 tấn, tương đương 105%

kế hoạch; hàng hóa khác thu về 158,5 t礃ऀ, tương đương 113% so với kế hoạch.

Biểu 2.11: Một số chỉ tiêu kế hoạch so với thực hiệu năm 2022

Đáng lưu ý, các đơn vị trực thuộc Petrolimex Hà Sơn Bình đều đạt hoặc vượt

kế hoạch. Để đạt được thành công trên đều nhờ Công ty đã chỉ đạo quyết liệt trong việc tiếp thị, bán dầu mỡ nhờn, sử dụng tối đa các nguồn lực để hỗ trợ bán hàng, duy trì được khách hàng truyền thống và tiếp cận được với khách hàng mới trong giai đoạn cạnh tranh ngày càng gay gắt về giá. Bên cạnh đó cũng phải nói đến sự phối hợp chặt chẽ giữa các phòng kinh doanh, Kế toán trong việc chỉ đạo thu hồi công nợ tại các đơn vị cơ sở và công nợ khách hàng; Triển khai kịp thời việc xây dựng dự án kế hoạch và giao kế hoạch cho các đơn vị cơ sở, việc ký kết hợp đồng kinh tế, kiểm kê định kỳ và đột xuất, báo cáo thống kê…

2.4.2. ĐÁNH GIÁ VỀ CÔNG TÁC HẠCH TOÁN KẾ TOÁN CHI PHÍ BÁN HÀNG VÀ CHI PHÍ QUẢN LÝ DOANH NGHIỆP GẮN VỚI VIỆC KIỂM SOÁT CHI PHÍ

Đến nay, Công ty Xăng dầu Hà Sơn Bình kinh doanh với quy mô gồm có

109 Cửa hàng, trong đó: 95 Cửa hàng xăng dầu (CHXD), 14 Cửa hàng kinh doanh dịch vụ ngoài xăng dầu (CHKDTH); 2 Kho chứa xăng dầu: 14.000m3 và ba chi nhánh, xí nghiệp trực thuộc, mạng lưới kinh doanh rộng (kinh doanh trên địa bàn 3

tỉnh) nên công việc hạch toán kế toán đòi hỏi phải thực sự quan tâm, cụ thể là phải theo dõi, tổng hợp số liệu từ các đơn vị trực thuộc đồng thời quan lý thường xuyên tình hình sản xuất kinh doanh, tình hình tài chính của các đơn vị, qua đó có các giải pháp điều hành kịp thời nhằm kinh doanh có hiệu quả, đảm bảo an toàn về tài chính. Mặc dù địa bàn rộng, các đơn vị trực thuộc nhiều, lượng hóa đơn phát hành hàng ngày rất lớn, nhưng với đội ngũ cán bộ công nhân viên có trình độ, đồng thời với việc ứng dụng tin học trong công tác quản lý nên trong suốt những năm qua các sổ chi tiết nội bộ của công ty, thông qua các hệ thống báo cáo nhanh, báo cáo định kỳ, thông qua việc đối chiếu xác nhận các khoản nợ. Các thông tin từ hệ thống báo cáo của kế toán về cơ bản để phục vụ tốt công tác phân tích tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty, từ đó có các giải pháp điều hành kịp thời.

Về công tác kế toán nói chung, kế toán chi phí nói riêng ở Công ty Xăng dầu

Hà Sơn Bình nhìn chung đã đáp ứng được các mục tiêu do quản trị doanh nghiệp đề

ra. Công ty sủ dụng hình thức kế toán nhật ký chứng từ trên máy tính, từ đó thấy được việc áp dụng có tính phù hợp và có hiệu quả trong công việc, hay nói cách khác, công ty đã biết khai thác khả năng ứng dụng công nghệ thông tin và chuyên môn của đội ngũ cán bộ kế toán, từ đó giảm tải khối lượng công việc, sức lao động nhưng vấn đảm bảo tốt chức năng nhiệm vụ công tác kế toán và cung cập thông tin

kế toán cho quản lý đầy đủ, chính xác, kịp thời từ chi tiết đến tổng hợp nhất.

Với hệ thống tài khoản doanh nghiệp đang sử dụng đã phân chia chi tiết đến từng đối tượng liên quan, từng loại hình kinh doanh, do vậy công tác kế toán chi phí tại công ty đã đáp ứng được thông tin kế toán, thông tin phù hợp công tác phân tích chi phí của doanh nghiệp, cho công tác quản lý chi phí.

Về mặt tổ chức quản lý và tổ chức công tác kế toán của công ty, theo quan điểm cá nhân em cho rằng công ty đã có một mô hình quản lý phù hợp với đặc điểm, thực tế hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Cụ thể: các khoản chi phí được theo dõi một cách rõ rang, các khoản chi phí thực hiện theo đúng định mức, công ty đã có những biện pháp cụ thể nhằm tiết kiệm chi phí kinh doanh có hiệu quả.

Công ty thực hiện tốt các chính sách, chế độ kế toán hiện hành và những quy định của Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam. Đây cũng chính là cơ sở để công ty tổ chức chứng từ hợp lý, hợp lệ, ghi chép đầy đủ, hợp phức và chính xác các nghiệp vụ kinh

tế phát sinh góp phần cho hoạt động của công ty được phản ánh chính xác để từ đó

có thể giúp các nhà quản lý đưa ra được quyết định kinh doanh có hiệu quản cao.

Bên cạnh những ưu điểm kể trên, theo em, công ty còn có một số điểm chưa phù hợp:

Việc cả CPBH và CPQLDN đều được công ty hạch toán chung TK 641 tuy giúp giảm nhẹ độ phức tạp của công tác kế toán chi phí nhưng lại gây khó khăn trong việc đánh giá, phân tích chi phí ở các khâu, đặc biệt là chi phí quản lý. Bởi vì chi phí quản lý là khoản chi phí có thể có giải pháp tiết kiệm cao nhất.

Công ty doanh thu kinh doanh xăng dầu là chủ yếu và chiếm t礃ऀ trọng cao trong tổng doanh thu của Công ty, ngoài ra còn có nhiều loại hình kinh doanh khác như kinh doanh DMN, Gas…, nhưng công ty không theo dõi chi phí chung phân bổ cho các loại hình kinh doanh, việc tập hợp chi phí thường thực hiện tập hợp chi phí trực tiếp theo từng loại hình kinh doanh, các chi phí chung về cơ bản được tập hợp vào chi phí kinh doanh xăng dầu. Như vậy, không phản ánh được chính xác kết quả kinh doanh của từng loại hình kinh doanh.

“Về mặt kế toán quản trị chi phí mới chỉ dừng lại ở việc hạch toán chi phí theo từng khoản mục chi phí căn cứ vào nội dung, công dụng của chi phí, chứ chưa phân loại theo cách ứng xử của chi phí, mà đây là một trong những căn cứ quan trọng để giảm chi phí trên 1 đơn vị sản phẩm bán ra.”

“Việc quản lý tình hình thực hiện chi phí kinh doanh còn có khoản chi phí tiết kiệm chưa triệt để. Nhiều khoản mục chi phí kinh doanh vẫn còn bị lãng phí như chi phí vận chuyển, chi phí sửa chữa TSCĐ, chi phí hội nghị… mặc dù các khoản này vẫn nằm trong phạm vi khống chế hợp lý, hợp lệ. “

Nhật ký chứng từ số 8, theo quy định của Bộ tài chính sẽ ghi có TK 511,

711, 632, 641… nhưng kế toán công ty lại chỉ ghi có TK 511, 515, 711.

Với những kiến thức đã học ở trường cũng như việc tiếp cận công tác kế toán tại công ty, em xin đưa ra một số đề xuất nhằm góp phần hoàn thiện hơn nữa công tác kế toán CPBH và CPQLDN tại công ty xăng dầu Hà Sơn Bình.

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Qua chương này, ta thấy được tình hình thực trạng kế toán chi phí bán ang và CPQLDN tại Công ty TNHH Một thành viên Xăng dầu Hà Sơn Bình. Công ty đã có

sự điều chỉnh trong việc áp dụng chế độ, chuẩn mực kế toán phù hợp với loại hình kinh doanh và quy mô hoạt động của doanh nghiệp cùng với việc không ngừng linh hoạt trong việc đa dạng ứng dụng công nghệ, khoa học trong quá trình làm việc nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh. Tuy nhiên, công ty vẫn còn tồn tại một số mặt hạn chế về công tác hạch toán tài khoản 642 và chưa khai thác tối đa từ các phân tích chi phí do đó doanh nghiệp cần nghiên cứu và hoàn thiện nhằm nâng cao hiệu quả kế toán.

Một phần của tài liệu hoàn thiện kế toán chi phí bán hàng và chi phí quản lý doanh nghiệp với việc nâng cao hiệu quả quản lý chi phí tại công ty tnhh một thành viên xăng dầu hà sơn bình (Trang 80 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(101 trang)