CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
4.4 Đánh giá thang đo
a) Đánh giá tính đơn hướng của thang đo
Bảng 4.2 Tóm tắt phụ lục A.3 về đánh giá tính đơn hướng thang đo
Thang đo Điều kiện (1)&(2)&(3) thỏa mãn Kết luận Tham khảo
X
(1) Kết quả phân tích nhân tố
khám phá EFA ra
01 nhân tố duy nhất
(2) Nhân tố này giải thích được lớn hơn
50% mẫu
(3) Các biến
có hệ số tải lớn hơn 0.5
Thang đo đơn hướng
Phụ lục
CHẤT LƯỢNG KẾT NỐI
EFA cho một nhân tố duy nhất 63.892 %
CQ1=0.878
Thang đo đơn hướng Phụ lục A.3.1 CQ2=0.857
CQ3=0.752 CQ4=0.696
CHẤT LƯỢNG THÔNG TIN
EFA cho một nhân tố duy nhất 77.59%
IQ1=0.885
Thang đo đơn hướng Phụ lục A.3.2 IQ2=0.916
IQ3=0.84
CƯỚC PHÍ EFA cho một
nhân tố duy nhất 67.76%
CH1=0.794
Thang đo đơn hướng Phụ lục A.3.3 CH2=0.84
CH3=0.857 CH4=0.80
BẢO MẬT THÔNG TIN
EFA cho một nhân tố duy nhất 69.19%
IP1=0.829
Thang đo đơn hướng Phụ lục A.3.4 IP2=0.858
IP3=0.812 IP4=0.827
DỊCH VỤ KHÁCH HÀNG
EFA cho một nhân tố duy nhất 82.00%
CS1=0.897
Thang đo đơn hướng Phụ lục A.3.5 CS2=0.91
CS3=0.906 CS4=0.909
SỰ HÀI LÒNG VỀ DỊCH VỤ
INTERNET DI ĐỘNG
EFA cho một nhân tố duy nhất 81.13%
SA1=0.899
Thang đo đơn hướng Phụ lục A.3.6
SA2=0.905
SA3=0.897
b) Đánh giá thang đo bằng hệ số tin cậy Cronbach Alpha
Như phân tích ở trên, các thang đo đều đơn hướng. Do đó, các biến của từng thang đo có cùng hướng và được chạy phân tích Cronbach Alpha. Kết quả Cronbach Alpha của các khái niệm nghiên cứu được trình bày ở Bảng 4.3.
Bảng 4. 3 Bảng tóm tắt phụ lục A.2, kết quả Cronbach Alpha thang đo
Biến quan sát
Trung bình thang đo nếu loại biến
Phương sai thang đo nếu loại biến
Tương quan biến- Tổng
Alpha nếu loại biến
Chất lượng kết nối(CQ): Alpha= 0.808
CQ1 12.35 15.358 .508 .816
CQ2 11.54 13.926 .704 .720
CQ3 11.81 13.117 .731 .704
CQ4 12.27 15.967 .570 .784
Chất lượng thông tin(IQ): Alpha= 0.854
IQ1 8.10 5.958 .729 .793
IQ2 8.03 5.744 .792 .733
IQ3 8.52 6.149 .661 .858
Cước phí(CH): Alpha= 0.842
CH1 13.06 12.978 .630 .817
CH2 13.28 12.571 .699 .788
CH3 13.44 11.627 .727 .774
CH4 13.59 12.604 .645 .811
Bảo mật thông tin(IP): Alpha= 0.849
IP1 12.99 10.074 .685 .810
IP2 12.98 10.180 .728 .792
IP3 13.19 9.811 .661 .822
IP4 12.71 10.816 .687 .810
Dịch vụ khách hàng(CS): Alpha= 0.927
CS1 12.56 13.072 .813 .910
CS2 12.46 12.833 .835 .903
CS3 12.53 12.500 .831 .904
CS4 12.43 12.357 .837 .902
Hài lòng khách hàng(SA): Alpha= 0.884
SA1 8.69 5.494 .771 .837
SA2 8.82 5.478 .782 .828
SA3 9.01 5.449 .768 .840
Hệ số tương quan biến – tổng của các biến nghiên cứu đều đạt yêu cầu (Hệ số tương quan biến – tổng ≥ 0.3) và các thành phần thang đo đều đạt tiêu chuẩn thang đo tin cậy (Hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.6). Do đó, các biến đo lường của các thành phần
này đều thỏa mãn yêu cầu về độ tin cậy Cronbach Alpha và đều được sử dụng trong phân tích nhân tố khám phá EFA tiếp theo.
c) Đánh giá thang đo bằng phân tích nhân tố khám phá EFA
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 1 ở phụ lục A.4.1.
Barlett’s Test có mức ý nghĩa thống kê p = 0.000 < 0.05 cho thấy 22 biến này có tương quan với nhau và hệ số KMO = 0.902 (lớn hơn 0.5) cho thấy bộ dữ liệu hoàn toàn phù hợp để thực hiện phân tích nhân tố khám phá EFA. Kết quả EFA cho thấy 5 nhân tố được trích tại Eigenvalue là 1.090 (lớn hơn 1) hương sai trích là 74.497% (lớn hơn 50%). Do đó, phương sai trích đạt yêu cầu và các nhân tố này tóm tắt thông tin mẫu dữ liệu tốt. Tuy nhiên, biến CQ4 có độ giá trị phân biệt thang đo (chênh lệch hệ số tải cùng tải lên hai nhân tố “0.527 – 0.394 = 0.133” nhỏ hơn 0.3) không đạt yêu cầu.
Nên biến này sẽ bị loại. Biến CH4 chênh lệch hệ số tải cùng tải lên hai nhân tố “0.648 – 0.328 = 0.320” lớn hơn 0.3) đạt yêu cầu, nên biến này được giữ lại.
Kết quả phân tích nhân tố khám phá EFA lần 2 ở phụ lục A.4.2.
Hệ số tương quan biến – tổng của các biến còn lại (sau khi đã loại các biến không đạt yêu cầu trong phân tích EFA) của các thang đo chứa các biến bị đều đạt yêu cầu (Hệ số tương quan biến – tổng ≥ 0.3) và các thành phần thang đo này đều đạt tiêu chuẩn thang đo tin cậy (Hệ số Cronbach Alpha ≥ 0.6). Như vậy, các thang đo thỏa mãn độ tin cậy Cronbach Alpha và phân tích nhân tố khám phá EFA gồm có 5 thành phần nghiên cứu và 21 biến quan sát.
Ngoài ra, trung bình cộng của ba biến (CQ1, CQ2, CQ3) sẽ đại diện cho biến nghiên cứu chất lượng kết nối (CQ); (IQ1, IQ2, IQ3) sẽ đại diện cho biến nhiên cứu chất lượng thông tin(IQ); (CH1, CH2, CH3, CH4) sẽ đại diện cho biến nghiên cứu cước phí(CH); (IP1, IP2, IP3, IP4) sẽ đại diện cho biến nghiên cứu bảo mật thông tin(IP); (CS1, CS2, CS3, CS4) sẽ đại diện cho biến dịch vụ khách hàng(CS); (SA1, SA2, SA3) sẽ đại diện cho biến sự hài lòng khách hàng(SA). Các biến đại diện này sẽ được tiếp tục sử dụng cho các phân tích tiếp theo.