CHƯƠNG 2- GIỚI THIỆU DỊCH VỤ INTERNET BANKING
2.3. QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA DỊCH VỤ INTERNET BANKING
Năm 2004, mới chỉ có 3 ngân hàng tham gia cung cấp dịch vụ ngân hàng trực tuyến, thì đến năm 2007 con số này đã lên đến 18 ngân hàng và cho đến thời điểm cuối năm 2011 có tới 45 ngân hàng cung cấp dịch vụ Internet Banking, chiếm 90%
trong tổng số 50 ngân hàng đang hoạt động tại Việt Nam. Với dịch vụ ngân hàng trực tuyến khách hàngcó thể truy cập thông tin tài khoản, xem số dư tài khoản, tra cứu tài khoản theo thời gian hay tra cứu thông tin của các loại thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ một cách thuận tiện, an toàn và nhanh chóng hơn.
Bảng 2.1 : Số lượng ngân hàng triển khai Internet Banking qua các năm
Năm Số lượng ngân hàng
2004 3
2005 5
2007 18
2008 25
2011 45
Nguồn: Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011
Hình 2.1 : Tỷ lệ các ngân hàng triển khai dịch vụ Internet banking năm 2011
Nguồn :Báo cáo Thương mại điện tử Việt Nam 2011 http://www.moit.gov.vn/vn/Pages/Timkiem.aspx?Textsearch=internet%20banking
2.3.2. Sự phát triển của dịch vụ Internet banking của các NHTM tại Lâm Đồng
Tỉnh Lâm Đồng nói chung và thành phố Đà Lạt nói riêng là mảnh đất màu mỡ, giàu tài nguyên thiên nhiên, và đặc biệt có thời tiết khí hậu hết sức thuận lợi. Kinh tế ngày càng phát triển đưa tỉnh Lâm Đồng trở thành điểm đến đầy hấp dẫn đối với các ngân hàng thương mại. Đầu năm 2010 trên địa bàn chỉ 11 ngân hàng hoạt động thì con số này là 15 chi nhánh và 3 phòng giao dịch của các NHTM ngoài tỉnh.
Dịch vụ Internet banking triển khai đầu tiên tại Lâm Đồng vào năm 2009, trong đó Vietcombank số lượng khách hàng đăng ký sử dụng là 470 khách hàng, Vietinbank có 340 khách hàng và ngân hàng mới triển khai là BIDV (tháng 8 năm 2012) số lượng hiện tại là 220 khách hàng (60% khách hàng là nhân viên) (Báo cáo tổng kết cuối năm 2012 –Vietinbank, Vietcombank, BIDV).
Một số ngân hàng như SHB, MHB, Agribank, Sacombank đang trong giai đoạn hoàn thiện chương trình Core banking nên triển khai chậm và một số chỉ thực hiện các dịch vụ như : vấn tin, thông báo biến động số dư, thông tin ngân hàng.
2.3.3. Một số dịch vụ Internet banking tại các NHTM tại Lâm Đồng
Với máy tính kết nối Internet, khách hàng có thể truy cập vào website của ngân hàng để được cung cấp các thông tin, hướng dẫn đầy đủ các sản phẩm, dịch vụ của
Ngân hàng. Bên cạnh đó, với mã số truy cập và mật khẩu được cấp, khách hàng cũng có thể xem số dư tài khoản, in sao kê…Internet-banking còn là một kênh phản hồi thông tin hiệu quả giữa khách hàng và Ngân hàng.
Các dịch vụ Internet-banking cung cấp:
- Xem số dư tài khoản tại thời điểm hiện tại.
- Vấn tin lịch sử giao dịch - Xem thông tin tỷ giá, lãi suất tiền gửi tiết kiệm.
- Chuyển tiền trong hệ thống và ngoài hệ thống.
- Chuyển tiền gửi thanh toán thành tiền gửi có kỳ hạn.
- Thanh toán hóa đơn điện, nước, điện thoại.
- Khách hàng có thể gửi tất cả các thắc mắc, góp ý về sản phẩm, dịch vụ của ngân hàng và được giải quyết nhanh chóng.
Bảng 2.2 : Các dịch vụ các ngân hàng đã triển khai Internet tại Lâm Đồng
STT Ngân hàng
Tiện ích cung cấp thông tin Tiện ích thanh toán
Thông tin TK
In sao kê
Thông tin ngân hàng
Chuyển khoản
Thanh toán
hóa đơn
Dịch vụ khác
1 Vietcombank X X X X X X
2 VIP X X X X
3 Vietinbank X X X X
5 Techcombank X X X X X X
6 SHB X X X
7 Đông Á X X X X X X
8 Eximbank X X X X
9 BIDV X X X X X X
Nguồn : Báo cáo Thương mại điện tử 2008
Mỗi ngân hàng cung cấp các sản phẩm dịch vụ khác nhau trên internet tùy thuộc vào công nghệ và chính sách phát triển. Cùng với tiến bộ của công nghệ thông tin, các ngân hàng khó có thể bỏ qua các ứng dụng công nghệ trong việc nâng cấp dịch vụ của mình. Điều này được chứng minh rõ nét qua tốc độ số lượng ngân hàng cung cấp Internet banking trong thời gian qua.
Tóm tắt: Chương 2 sẽ trình bày một số khái niệm về ngân hàng điện tử,
Internetbanking và quá trình phát triển của dịch vụ Internetbanking.