THỐNG KÊ MÔ TẢ

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Lâm Đồng (Trang 47 - 51)

CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

5. CHƯƠNG 5 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

5.1. THỐNG KÊ MÔ TẢ

Bảng 5.1: Thông tin về thời gian khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

Số năm sử dụng Số lượng Tỷ lệ%

Dưới 1 năm 40 20.0

Từ 1 đến 3 năm 69 34.5

Từ 4 đến 6 năm 49 24.5

Từ 7 đến 9 năm 37 18.5

Trên 9 năm 5 2.5

Tổng 200 100.0

Tổng số bảng câu hỏi phát ra là 235, số bảng câu hỏi thu về 215 ( tỷ lệ hồi đáp 91%). Sau khi sàn lọc và loại bỏ các trường hợp không đạt yêu cầu, nghiên cứu còn lại 200 mẫu đạt yêu cầu.

Kết quả thông tin từ bảng 5.1 cho thấy trong số 200 mẫu khảo sát 100% đối tượng khảo sát có sử dụng dịch vụ ngân hàng và trong số khách hàng đã sử dụng dịch vụ nhiều nhất là từ 1 đến 3 năm (chiếm tỷ lệ 34.5%), tiếp đến là khách hàng có số năm sử dụng dịch vụ ngân hàng từ 4 đến 6 năm ( chiếm tỷ lệ 24.5%). Điều này cho thấy khách hàng đã tiếp cận và sử dụng dịch vụ ngân hàng trong 6 năm gần đây cao, đây cũng là cơ sở để các ngân hàng giới thiệu, cung cấp nhiều hơn nữa các dịch vụ ngân hàng hiện đại; đặc biệt dịch vụ Internet banking.

5.1.2. Thông tin về ngân hàng khách hàng sử dụng dịch vụ.

Bảng 5.2: Thông tin về ngân hàng khách hàng sử dụng dịch vụ

Số thứ thự

Ngân hàng Số lượng

1 Agribank 73

2 BIDV 12

3 Vietcombank 53

4 Vietinbank 55

5 Khác 30

Kết quả khảo sát khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều nhất tại Agribank, tiếp đến là ngân hàng Vietinbank, Vietcombank và BIDV, trong đó có nhiều khách

hàng sử dụng một lúc từ hai đến ba ngân hàng. Song kết quả trên được xem là có ý nghĩa khi bốn ngân hàng trên đã hoạt động trên địa bàn Đà Lạt trên 25 năm và tạo dựng được thương hiệu và có mối quan hệ lâu đời với khách hàng trên địa bàn.

5.1.3. Thông tin về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

Bảng 5.3: Thông tin về giới tính, độ tuổi, nghề nghiệp, thu nhập, trình độ học vấn của khách hàng sử dụng dịch vụ ngân hàng

Phân bố mẫu theo Số lượng % trong mẫu

Giới tính Nam 83 41.5

Nữ 117 58.5

Độ tuổi

18 - 30 tuổi 96 48.0

31 - 40 tuổi 68 34.0

41 - 50 tuổi 23 11.5

Trên 50 tuổi 13 6.5

Nghề nghiệp

Nhà quản lý 24 12.0

Nhân viên văn phòng 92 46.0

Công nhân 50 25.0

Sinh viên 16 8.0

Khác 18 9.0

Phân bố mẫu theo Số lượng % trong mẫu

Thu nhập bình quân tháng

Dưới 3 triệu 13 6.5

Từ 3 đến dưới 6 triệu 100 50.0 Từ 7 đến 9 triệu 73 36.5

Trên 9 triệu 14 7.0

Trình độ học vấn

Dưới PTTH 35 17.5

Trung cấp 44 22.0

Đại học – Cao Đẳng 104 52.0

Sau đại học 17 8.5

Bảng 5.2 cho thấy tỷ lệ nữ chiếm tỷ trọng cao (58,5%) hơn so với nam giới (41.5%), qua thực tế quan sát và nghiên cứu thì nữ giới thường có xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn và đặt biệt trong các giao dịch tiền gửi.

Độ tuổi đối tượng khảo sát chiếm tỷ trọng cao nhất từ 18 đến 30 tuổi (chiếm 48%) do tỉnh Lâm Đồng là tỉnh có cơ cấu dân số trẻ nên mẫu này cũng phản ánh được thực trạng cơ cấu dân số của địa bàn. Hơn nữa, độ tuổi 18 đến 40 tuổi thích tham gia vào nhiều giao dịch trong xã hội, thích thể hiện bản thân, thích khám phá trải nghiệm những dịch vụ ngân hàng mới và cũng thường so sánh dịch vụ của các ngân hàng nên những cảm nhận của nhóm đối tượng này về dịch vụ IB nói chung là có ý nghĩa.

Phần lớn người tham gia khảo sát có trình độ đại học, cao đẳng trở lên (trình độ đại

học/cao đẳng 104 người, chiếm 52%), trình độ sau đại học là 17 người (chiếm 8.5%). Do phương pháp lấy mẫu thuận tiện, tác giả gửi bảng khảo sát đến các điểm giao dịch của các ngân hàng cần khảo sát, tuy nhiên đa phần chỉ những khách hàng

trẻ tuổi có trình độ học vấn thường quan tâm hơn đối với đề tài nghiên cứu. Những người làm quản lý, cán bộ công nhân viên có xu hướng sử dụng dịch vụ ngân hàng nhiều hơn, điều này phù hợp với thực tế do dịch vụ ngân hàng ngày càng phát triển và tiện lợi, đặt biệt trong các dịch vụ như thanh toán lương, ATM, mua hàng online, thanh toán vé máy bay, điện, nước, điện thoại và các khoản thanh toán khác .

5.1.4. Kết quả phân tích thống kê mô tả đối với các biến định lượng Bảng 5.4: Kết quả thống kê mô tả các biến định lượng

Các biến Cỡ mẫu Min Max Trung bình Độ lệch chuẩn

Hình ảnh ngân hàng

HANH1 200 1 5 3.66 .797

HANH2 200 1 5 3.74 .785

HANH3 200 1 5 3.70 .858

HANH4 200 1 5 3.68 .807

HANH5 200 1 5 3.76 .822

Nhận thức dễ sử dụng

NTDSD1 200 1 5 3.50 .930

NTDSD2 200 1 5 3.51 .977

NTDSD3 200 1 5 2.44 1.193

NTDSD4 200 1 5 3.58 .968

NTDSD5 200 1 5 3.41 .998

Nhận thức hữu ích

NTHI1 200 1 5 3.60 .919

NTHI2 200 1 5 3.80 .866

NTHI3 200 1 5 3.59 .936

NTHI4 200 1 5 3.53 .868

NTHI5 200 1 5 3.76 .864

Khả năng tương thích

KNTT1 200 1 5 3.60 .908

KNTT2 200 1 5 3.81 .845

KNTT3 200 1 5 3.61 .918

KNTT4 200 2 5 3.54 .850

KNTT5 200 1 5 3.77 .841

Kiểm soát hành vi

KSHV1 200 1 5 2.98 1.051

KSHV2 200 1 5 3.13 1.037

KSHV3 200 1 5 3.90 1.098

KSHV4 200 1 5 3.57 .830

Chuẩn chủ quan

CCQ1 200 1 5 3.82 .775

CCQ2 200 1 5 3.50 .839

CCQ3 200 1 5 3.64 .821

CCQ4 200 1 5 3.62 .882

Nhận thức rủi ro

NTRR1 200 1 5 3.42 .829

NTRR2 200 1 5 3.46 .855

NTRR3 200 1 5 3.65 .980

NHRR4 200 1 5 3.46 .788

NTRR5 200 1 5 3.47 .838

Ý định sử dụng

YDSD1 200 1 5 3.16 1.213

YDSD2 200 1 5 3.70 .749

YDSD3 200 1 5 3.66 .865

YDSD4 200 1 5 3.71 .860

YDSD5 200 1 5 3.73 .918

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Các yếu tố tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Internet Banking tại Lâm Đồng (Trang 47 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)