CHƯƠNG 4 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
5. CHƯƠNG 5 - KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
5.4. PHÂN TÍCH HỒI QUY
Phân tích hồi quy sẽ được thực hiện với 7 biến độc lập: (1) hình ảnh ngân hàng (HANH), (2) nhận thức hữu ích (NTHI), (3) nhận thức dễ sử dụng (NTDSD), (4) khả năng tương thích (KNTT), (5) kiểm soát hành vi (KSHV), (6) chuẩn chủ quan
(CCQ), (7) nhận thức rủi ro (NTRR) và biến phụ thuộc là ý định sử dụng (YDSD).
Phân tích được thực hiện bằng phương pháp hồi quy tổng thể các biến (phương pháp Enter) với phần mềm PASW Statistics 18.
Bảng 5.10: Bảng giá trị trung bình của các thang đo
Biến Cách tính MEAN
Tên biến Mã hóa
Hình ảnh ngân hàng HANH =MEAN(HANH1,HANH2,HANH3,HANH4,HANH5) 3.7080 Nhận thức hữu ích NTHI =MEAN(NTHI1,NTHI2,NTHI3,NTHI4,NTHI5) 3.6570 Nhận thức dễ sử dụng NTDSD =MEAN(NTDSD1,NTDSD2,NTDSD4,NTDSD5) 3.5000 Khả năng tương thích KNTT =MEAN(KNTT1,KNTT2,KNTT3,KNTT4,KNTT5) 3.6680
Kiểm soát hành vi KSHV =MEAN(KSHV1,KSHV2) 3.0525
Chuẩn chủ quan CCQ =MEAN(CCQ2,CCQ3,CCQ4) 3.5867
Nhận thức rủi ro NTRR =MEAN(NTRR1,NTRR2,NTRR4,NTRR5) 3.4513 Ý định sử dụng YDSD =MEAN(YDSD1,YDSD2,YDSD3,YDSD4,YDSD5) 3.6880
Bảng 5.11: Bảng kết quả phân tích hồi quy lần thứ nhất
Mô hình
Hệ số hồi quy chưa chuẩn hoá
Hệ số hồi quy chuẩn
hoá Giá trị t
Mức ý nghĩa
của t
Thông kê đa cộng tuyến
B Beta Dung
sai VIF
(Constant) .963 2.725 .007
Hình ảnh ngân hàng .181 .171 2.893 .004 .711 1.407 Nhận thức hữu ích .198 .214 3.561 .000 .690 1.449 Nhận thức dễ sử dụng .310 .389 6.662 .000 .729 1.371 Khả năng tương thích -.022 -.023 -.447 .656 .954 1.049 Kiểm soát hành vi .092 .136 2.484 .014 .834 1.200
Chuẩn chủ quan .119 .118 2.268 .024 .918 1.089
Nhận thức rủi ro -.139 -.133 -2.599 .010 .946 1.057
R2 = 0.524 R2 hiệu chỉnh = 0.506 Sig. = 0.000
Kết quả phân tích 200 mẫu cho trị số thống kê F = 30.136 ≠ 0 được tính từ giá trị R square có giá trị sig rất nhỏ (sig = 0.000) (phụ lục 6) cho thấy mô hình hồi quy tuyến tính phù hợp với tổng thể. Với mức ý nghĩa nhỏ hơn 0.05 nhận thấy sáu yếu tố có ảnh hưởng đáng kể đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking và có ý nghĩa thống kê khi đưa vào phân tích. Riêng yếu tố khả năng tương thích có sig = 0.656>0.05 nên yếu tố này bị loại khỏi mô hình hồi quy. Mô hình có R2 là 0.524 và R2 hiệu chỉnh là 0.506 nghĩa là mô hình hồi quy đã xây dựng phù hợp với tập dữ liệu là 50.6% hay các yếu tố trong mô hình giải thích được khoảng 50.6% phương sai của ý định sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng. Đồng thời, ngoài các yếu tố trong nghiên cứu tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking của khách hàng thì ý định này còn bị ảnh hưởng bởi các yếu tố khác mà nghiên cứu này chưa đề cập đến.
Đo lường đa cộng tuyến: Hệ số phóng đại phương sai VIF của các biến là nhỏ (lớn nhất là VIFHANH = 1.407 <10) nên hiện tượng đa cộng tuyến giữa các biến độc lập trong mô hình này là nhỏ, không có ảnh hưởng đáng kể đến kết quả hồi quy.
Kết quả phân tích hồi quy cho thấy sáu biến độc lập tác động tác động đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking đó là hình ảnh ngân hàng, nhận thức hữu ích, nhận thức dễ sử dụng, kiểm soát hành vi, chuẩn chủ quan, nhận thức rủi ro. Thông
qua hệ số Beta chuẩn hóa cho biết mức độ tác động của từng biến độc lập đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking. Kết quả phân tích nhận thấy nhận thức dễ sử dụng có tác động mạnh nhất đến ý định sử dụng dịch vụ Internet banking với hệ số chuẩn hóa Beta là 0.389, tiếp đến là nhận thức hữu ích (β = 0.214), hình ảnh ngân hàng (β = 0.171), kiểm soát hành vi (β =0.136), chuẩn chủ quan (β = 0.118), riêng yếu tố nhận thức rủi ro (β = -0.133) có tác động âm đến ý định sử dụng. Do vậy, có thể kết luận mô hình hồi quy tuyến tính xây dựng được phù hợp với tổng thể và phù hợp với giả thuyết ban đầu.
Kết quả kiểm định các giả thuyết được chấp nhận theo mô hình sau:
Hình 5.1 : Kết quả mô hình nghiên cứu chính thức
Phương trình hồi quy chưa chuẩn hóa có dạng:
YDSD = 0.963 + 0.181HANH + 0.191NTHI + 0.310NTDSD + 0.092KSHV +
0.119CCQ – 0.139NTRR
Phương trình hồi quy đã chuẩn hóa có dạng:
YDSD = 0.171HANH + 0.214NTHI + 0.389NTDSD + 0.136KSHV + 0.118CCQ
– 0.133NTRR