Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 46 - 49)

IV. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN VÀ HIỆN TRẠNG

4.9. Hiện trạng hạ tầng kỹ thuật

4.9.2. Hiện trạng chuẩn bị kỹ thuật

- Các công trình thủy lợi do tỉnh quản lý:

+ Cấp tỉnh quản lý 11 hồ, và 01 đập lớn trên địa bàn huyện Yên Thế với tổng dung tích của 11 hồ là 28,913 (106m3) và dung tích của đập Sông Sỏi là 11,5 (106m3).

+ Trạm bơm: 01 trạm bơm tưới (kênh chính tây); tổng số máy bơm: 5 máy; công suất 33kw/máy; lưu lượng 470m3/h; phục vụ tưới cho 785,84ha/năm diện tích đất nông nghiệp tại xã Tam Hiệp, Tân Hiệp, Phồn Xương, huyện Yên Thế và xã Tân Trung, thị trấn Nhã Nam, huyện Tân Yên.

+ Có 78,57 km kênh mương các loại (trong đó có 70,07 km đã được cứng hoá).

Bảng 10: Danh mục các hồ, đập của huyện Yên Thế do cấp tỉnh quản lý

TT Tên hồ Địa điểm xây

dựng (xã)

Năm xây dựng

Dung tích chứa (106m3)

Chiều cao đập Hmax (m)

Diện tích tưới (ha)

I Đập

1 Đập Sông Sỏi Xã Đồng Tâm 2010 11,500 15,43 2.806

II Hồ

1 Hồ Đá Ong Xã Tiến Thắng 2002 6,710 12,0 2.000

2 Hồ Cầu Rễ Xã Tiến Thắng 1975 5,400 16 700

3 Hồ Suối Cấy Xã Đồng Hưu 1980 5,000 13,7 700

4 Hồ Cầu Cài Xã Đông Sơn 1968 1,100 19,85 138 5 Hồ Quỳnh Xã Đồng Tâm 2010 4,700 15,43 2.806 6 Hồ Hồng Lĩnh Xã An Thượng 1968 0,543 7,7 469

46 7 Hồ Cầu Cháy Xã Hồng Kỳ 1967 1,210 8,35 290 8 Hồ Chùa Sừng Xã Canh Nậu 2002 1,146 14 230 9 Hồ Chồng Chềnh Xã Đồng Vương 2002 0,634 13 120 10 Hồ Ngạc Hai Xã Xuân Lương 1978 1,800 12,1 280 11 Hồ Suối Ven Xã Xuân Lương 1991 0,670 14 167

- Các công trình thủy lợi do huyện quản lý:

+ Quản lý 47 trạm bơm tưới, phục vụ + Trên địa bàn 163 hồ đập lớn nhỏ, phục vụ tưới cho khoảng trên 2000 ha diện tích đất nông nghiệp (trong đó có 35 hồ chứa có dung tích chứa từ 50.000m3 trở lên)

+ Có 458,07 km kênh mương, trong đó kênh tưới là 343,47km, đã cứng hóa 162,57km, đạt 37,42%; kênh tiêu là 23,6km, đã cứng hóa 3,91km, đạt 16,57%.

a.2. Công trình phòng chống thiên tai

Toàn huyện có 14,3 km đê sông Thương và sông Sỏi (đê cấp IV), cao độ

mặt đê: 6÷8m. Đã cứng hóa được 9,86km. Tuy nhiên, hiện nay do hệ thống mặt đê được cứng hóa từ lâu, nhiều đoạn bị xuống cấp gây ảnh hưởng đến công tác phòng chống thiên tai, cứu hộ, cứu nạn.

a.3. Đánh giá chung

Hệ thống hồ đập, kênh dẫn nước chính phục vụ nhu cầu tưới cho sản xuất nông nghiệp được phân bố khá hợp lý cơ bản đáp ứng được yêu cầu phòng chống thiên tai trên địa bàn. Tuy nhiên do các hồ đập đã được xây dựng từ lâu, có tuổi thọ trên 40 năm do vậy đã có nhiều hồ đập xuống cấp cần cải tạo nâng

cấp để đảm bảo việc cung cấp nước. Hiện nay các công trình thủy lợi đáp ứng được 65% nhu cầu tưới tiêu của huyện. Hệ thống kênh mới được kiên cố hóa gần 50%.

b/. Cao độ nền

- Hiện trạng nền tại đô thị:

+ Thị trấn Phồn Xương có địa hình đồi thấp xen lẫn thung lũng, đồng bằng

ven suối, cao độ nền biến thiên từ +8,80÷48,10m. Cao độ nền tại một số khu vực như sau:

Khu vực trung tâm thị trấn Phồn Xương: +15,60÷30,80m.

Đường QL17: +15,60÷22,30m.

Đường ĐT 292: +10,60÷28,10m.

Khu vực dân cư thôn xóm: +16,50÷37,50m.

+ Thị trấn Bố Hạ có địa hình trung du bao gồm các gò đồi thấp xen lẫn thung lũng, đồng bằng ven sông, cao độ nền biến thiên từ +6,50÷39,80m. Cao độ

47 nền tại một số khu vực như sau:

Khu vực trung tâm thị trấn Bố Hạ: +9,50÷13,10m.

Đường ĐT 292: +9,00÷12,50m.

Khu vực dân cư thôn xóm: +9,50÷24,00m.

- Hiện trạng nền tại khu vực nông thôn:

Các khu vực phát triển tập trung dân cư tại các xã được xây dựng trên nền ổn định, không bị ngập úng.Phát triển dọc theo các trục đường quốc lộ, đường tỉnh và đường huyện…

c/. Thoát nước mưa

c.1. Lưu vực thoát nước mưa:

Địa hình tự nhiên đã phân chia Huyện Yên Thế bao thành 4 lưu vực thoát nước mưa chính như sau:

- Lưu vực 1: ngòi Cầu Đồng: tiêu thoát nước cho 2 xã Tiến Thắng, An Thượng và phần phía Tây xã Tân Hiệp .

- Lưu vực 2: suối Cầu Gồ: tiêu thoát cho một phần các xã Tam Hiệp, Tân Hiệp, Đồng Lạc, Tân Sỏi và phần lớn thị trấn Phồn Xương.

- Lưu vực 3: sông Thương: tiêu thoát nước xã Đông Sơn, một phần 2 xã Đồng Hưu, Hương Vĩ và một phần thị trấn Bố Hạ.

- Lưu vực 4: sông Sỏi: tiêu thoát nước cho các khu vực còn lại của huyện.

c.2. Tiêu thoát nước mặt của đô thị

Thị trấn Phồn Xương đã được đầu tư hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải tại các trục đường: QL17, ĐT 292 và các trục đường chính, ngõ xóm của thị trấn, tổng chiều dài hệ thống 19,2km là các tuyến mương nắp đan, cống hộp kích thước BxH=0.4x0.6 ÷ BxH=0.8x0.8. Lưu vực thoát nước thị trấn Cầu Gồ thoát ra suối Cầu Gồ.

Thị trấn Bố Hạ đã được đầu tư hệ thống thoát nước chung giữa nước mưa và nước thải tại các trục đường: ĐT 292, ĐT 292D, ĐT 242, ĐT 294C và các trục đường chính, ngõ xóm của thị trấn, tổng chiều dài hệ thống 16,8km là các tuyến mương nắp đan, cống hộp kích thước BxH=0.4x0.6 ÷ BxH=0.8x0.8. Lưu vực thoát nước thị trấn Bố Hạ thoát ra sông Sỏi và sông Thương.

c.3. Tiêu thoát nước mặt của các điểm dân cư nông thôn

Tại khu vực nông thôn thuộc các xã, chỉ một số tuyến đường trục chính có cống thoát nước, còn lại hầu như nước mưa đều tự chảy theo địa hình tự nhiên vào các ao, hồ, đồng ruộng và mương thủy lợi, khe suối, khe tụ thủy, sông hoặc qua hình thức tự thấm.

d/. Đánh giá quỹ đất xây dựng

Các xã phía Bắc và phía Tây của huyện Yên Thế có địa hình đồi núi, độ dốc địa hình lớn, chia cắt phức tạp, không thuận lợi phát triển xây dựng tập trung. Các

48 khu vực có độ dốc nền tương đối bằng phẳng I<10%, không bị ngập úng, thuận lợi phát triển xây dựng tập trung phân bố ở các xã: An Thượng, Tân Hiệp, thị trấn Phồn Xương, Đồng Tâm, Đồng Lạc, Hồng Kỳ, Đồng Kỳ, Tân Sỏi, thị trấn Bố Hạ và phía Nam các xã: Tam Hiệp, Hương Vĩ, Đông Sơn.

e./ Đánh giá hiện trạng chuẩn bi kỹ thuật e.1. Thuận lợi:

- Độ dốc nền lớn thuận lợi tiêu thoát nước mặt tự chảy.

- Hệ thống tiêu thoát nước tự nhiên: sông, suối, hồ, khe tụ thủy, kênh mương…dày đặc thuận lợi tổ chức hệ thống thoát nước mặt nhanh chóng.

- Các khu vực xây dựng hiện trạng đều được xây dựng trên nền ổn định, không bị ngập úng.

e.2. Khó khăn:

- Khu vực phía Bắc huyện Yên Thế có địa hình đồi núi cao gây chia cắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ xảy ra tai biến thiên nhiên: sạt lở đất đá, lũ ống, lũ quét…

- Tốn nhiều chi phí đắp nền khi phát triển xây dựng trên các khu vực trũng thấp.

- Các khu vực trung tâm 2 thị trấn Phồn Xương và Bố Hạ mới chỉ được đầu tư hệ thống thoát chung giữa nước thải và nước mưa, vệ sinh môi trường chưa được đảm bảo.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 46 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)