CÁC NHÓM GIẢI PHÁP THỰC HIỆN QUY HOẠCH

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 160 - 163)

10.1.1. Các giải pháp, chính sách huy động và sử dụng hiệu quả vốn đầu tư đáp ứng yêu cầu phát triển của tỉnh.

- Nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước (bao gồm cả vốn ODA), trong đó cả từ ngân sách Trung ương và ngân sách tỉnh dành chủ yếu cho phát triển

kết cấu hạ tầng kinh tế và xã hội. Dự kiến vốn đầu tư từ ngân sách sẽ đáp ứng được khoảng 25 - 30% nhu cầu vốn đầu tư.

- Kêu gọi Trung ương và Tỉnh đầu tư vào các hệ thống công trình lớn của mạng lưới giao thông, thuỷ lợi, cung cấp năng lượng...

- Thực hiện cải cách hành chính, tạo thông thoáng trong lĩnh vực đầu tư và có biện pháp khuyến khích nhân dân và các doanh nghiệp bỏ vốn xây dựng, mở rộng sản xuất kinh doanh trên địa bàn huyện. Khuyến khích mọi thành phần kinh tế đầu tư vào công nghiệp, dịch vụ, tạo ra nhiều việc làm bằng cách tạo thuận lợi trong đăng ký kinh doanh, giao đất, cho thuê đất, thuê mặt bằng, miễn giảm thuế và tiền thuê đất, tiền sử dụng đất...Dự kiến nguồn vốn đầu tư từ các

doanh nghiệp và các tập đoàn kinh tế lớn sẽ chiếm khoảng 25 - 30% cơ cấu vốn đầu tư.

- Vốn tín dụng và liên doanh, liên kết với các địa phương ngoài huyện (kể cả đầu tư nước ngoài): dự kiến khoảng 20 - 25% tổng nhu cầu vốn đầu tư.

- Đối với các dự án xây dựng các công trình thuộc kết cấu hạ tầng như kiên cố hoá kênh mương, bê tông hoá đường giao thông nông thôn... phải cân

160 đối và lồng ghép các nguồn vốn được Trung ương để lại (thuế nông nghiệp, thuế tài nguyên, thu cấp quyền sử dụng đất...), vốn huy động bằng tiền nhân công trong dân và vốn vay, cần tính đến hiệu quả đầu tư và khả năng hoàn trả.

- Nguồn vốn được tạo ra từ cơ chế “thu hút nguồn lực từ quỹ đất” dự kiến chiếm khoảng 20 – 25% tổng nhu cầu vốn đầu tư. Để huy động nguồn vốn này cần xây dựng các cơ chế, chính sách, dự án cụ thể và kiến nghị tỉnh cho phép thực hiện.

10.2. Giải pháp phát triển và cung ứng nguồn nhân lực

10.2.1. Xác định chương trình trọng điểm

- Triển khai thực hiện đào tạo, phát triển nhân lực trong lĩnh vực hành chính, sự nghiệp tập trung vào: Xây dựng và triển khai Đề án: “Đào tạo và sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao cho các cơ quan nhà nước của huyện” gắn

với thực hiện chính sách ưu đãi, thu hút nhân tài phù hợp. Chú trọng đào tạo và đào tạo lại cán bộ lãnh đạo - những người ra quyết định ở cấp huyện và xã. Đề án đào tạo sau đại học cho cán bộ tham mưu và chuyên gia trong các lĩnh vực tại các cơ quan quản lý nhà nước của huyện.

- Có chính sách đào tạo và đào tạo lại đội ngũ cán bộ quản trị doanh nghiệp đủ sức tiếp cận tiến bộ mới về khoa học quản lý, về công nghệ mới, biết dự báo và tiếp cận với thị trường để chủ động hội nhập vào tiến trình toàn cầu hoá.

- Tiến hành xây dựng, phát triển đội ngũ công nhân kỹ thuật theo hướng:

+ Đào tạo công nhân kỹ thuật phục vụ các ngành công nghiệp phục vụ các

khu công nghiệp và một số lĩnh vực kinh tế chủ đạo của huyện, bao gồm các ngành như sau: (i) Ngành cơ khí; (ii) Ngành công nghiệp dệt may – da giầy; (iii) Ngành chế biến thực phẩm; (iv) Ngành công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng;

(v) Ngành công nghiệp chế biến nông, lâm sản, thực phẩm.

+ Tăng cường đào tạo nghề cho lao động ở khu vực nông thôn với ngành, nghề đa dạng, nhằm phát huy nguồn nhân lực tại chỗ.

10.2.2. Huy động các nguồn lực trong xã hội cho phát triển nhân lực

Mở rộng hợp tác với các cơ sở đào tạo có uy tín trong và ngoài tỉnh để đào tạo lao động kỹ thuật lành nghề. Khuyến khích các doanh nghiệp góp vốn và trang bị phương tiện để nâng cao chất lượng đào tạo hoặc liên kết đào tạo tại doanh nghiệp, ngân sách tỉnh và huyện sẽ hỗ trợ một phần kinh phí. Tạo sự liên kết giữa cơ quan quản lý nhà nước về phát triển công nghiệp, các cơ quan tư vấn về phát triển kinh tế - kỹ thuật công nghệ, các doanh nghiệp với các trường đại học, các cơ sở đào tạo công nhân kỹ thuật để hỗ trợ nhau trong vấn đề đào tạo, cung ứng, sử dụng nhân lực có hiệu quả nhất.

Đẩy mạnh công tác xã hội hoá về giáo dục, đào tạo nghề nhằm huy động mọi nguồn lực trong xã hội để phát triển giáo dục, đào tạo nghề, đa dạng hóa các loại hình đào tạo. Đào tạo nghề gắn với gắn với giải quyết việc làm cho người lao động. Xây dựng và thực hiện chiến lược phát triển nhân lực của huyện, trong

161 đó xác định rõ cơ cấu ngành nghề, tỷ trọng trong các lĩnh vực, cấp bậc đào tạo đáp ứng nhu cầu chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện; chú trọng đào tạo, dạy nghề cho người lao động, trang bị kiến thức nhằm thay đổi tư duy kinh tế, tác phong công nghiệp cho người lao động.

Ưu tiên đào tạo cho đào tạo lao động cung cấp cho các CCN. Đào tạo các ngành then chốt trong công nghiệp (Cơ khí chế tạo, may mặc, sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến nông lâm sản…).

Xã hội hóa việc đào tạo nguồn nhân lực, khuyến khích các trường đại học, cao đẳng, trung cấp dạy nghề và các trung tâm đào tạo nghề liên kết với các

doanh nghiệp đồng thời thực hiện các cơ chế, chính sách ưu đãi (thuế, tín dụng, đất đai...) để khuyến khích mạnh mẽ doanh nghiệp đầu tư cho đào tạo nhân lực.

Để đảm bảo nhu cầu vốn cho phát triển nhân lực trong xã hội, cần huy động vốn từ nhiều nguồn khác nhau. Huy động các nguồn vốn xây dựng cơ bản, sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khoa học, vốn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, vốn FDI, hợp tác quốc tế và huy động nguồn vốn của các doanh nghiệp, vốn trong dân thông qua xã hội hoá để thực hiện các dự án cho phát triển nhân lực.

10.3. Giải pháp về bảo vệ môi trường và khoa học công nghệ

10.3.1. Về bảo vệ môi trường

Hoàn thiện khung thể chế, chính sách quy định, hướng dẫn, hỗ trợ cho việc triển khai các nội dung của tiêu chí môi trường cho phù hợp với thực tiễn

Chú trọng các chính sách ưu đãi, hỗ trợ, thu hút đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường nông thôn.

Ứng dụng các thành tựu khoa học và công nghệ trong xử lý chất thải, bảo

vệ môi trường nông thôn, nhất là công nghệ xử lý chất thải rắn và nước thải (chăn nuôi, sản xuất, sinh hoạt...); công nghệ canh tác nông nghiệp (trồng trọt, chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản...) an toàn và bền vững về môi trường; ứng dụng khoa học và công nghệ trong xây dựng một nền kinh tế nông nghiệp xanh, bền vững, thân thiện với môi trường và không phát sinh chất thải.

10.3.2. Về phát triển khoa học và công nghệ

- Tổ chức tốt việc ứng dụng các thành tựu của khoa học kỹ thuật vào sản xuất và các lĩnh vực như: quản lý, điều hành, CNTT và truyền thông, xây dựng chính quyền điện tử; áp dụng hệ thống quản lý chất lượng trong các cơ quan

hành chính nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của cơ quan nhà nước, tăng cường công khai, minh bạch thông tin, cung cấp dịch vụ công tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp; tăng hiệu quả làm việc và tính minh bạch trong hoạt động của các cơ quan hành chính; không khuyến khích phát triển các công nghệ lạc hậu có ảnh hưởng xấu đến môi trường.

- Nâng cao trình độ khoa học, công nghệ nhằm tăng năng suất lao động,

chất lượng và khả năng cạnh tranh của các sản phẩm địa phương; tăng cường ứng dụng khoa học - công nghệ vào sản xuất một số nông sản chủ lực của huyện để tăng khả năng canh tranh trên thị trường;

162 - Đề xuất các chính sách ưu đãi cho các doanh nghiệp đầu tư đưa các công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất.

10.4. Giải pháp về quản lý, kiểm soát phát triển các khu chức năng, phát triển đô thị, nông thôn

- Xây dựng kế hoạch cho từng giai đoạn phát triển, lựa chọn ưu tiên đầu tư các công trình trọng điểm có tác dụng tạo sức bật và sự lan tỏa phát triển.

- Công bố, công khai quy hoạch. Lập kế hoạch để triển khai thực hiện quy hoạch gồm các chương trình quảng bá, giới thiệu quy hoạch, kêu gọi đầu tư vào các dự án.

- Lập quy chế quản lý quy hoạch để quản lý phát triển theo quy hoạch được phê duyệt.

10.5. Giải pháp giám sát thực hiện và tổ chức thực hiện quy hoạch

- Sau khi đồ án quy hoạch xây dựng vùng huyện YênThế được UBND tỉnh Bắc Giang phê duyệt, UBND huyện giao cho các ban ngành có liên quan trong huyện khẩn trương triển khai thực hiện:

- Thực hiện tổ chức công bố quy hoạch; tuyên truyền đề người nhân dân và các nhà đầu tư thực hiện đầu tư xây dựng theo quy hoạch. Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư. Triển khai các quy hoạch chung, quy hoạch chi tiết, lập dự án khu công nghiệp, khu du lịch, dự án bất động sản ...

- Quy hoạch được phê duyệt phải trở thành văn bản có tính chất pháp lý nhà nước làm cơ sở cho các hoạt động xây dựng, phát triển KTXH trên địa bàn huyện.

- Chủ tịch UBND huyện trong quá trình triển khai thực hiện cần bảo đảm được chế độ báo cáo, phải được thông tin đầy đủ và thường xuyên về việc thực hiện quy hoạch, Chủ tịch trực tiếp chỉ đạo triển khai thực hiện.

- Các cấp uỷ Đảng thông qua hệ thống hệ thống chính trị của mình để nắm bắt thông tin về việc triển khai thực hiện nhằm kịp thời phát hiện vấn đề và có ý kiến chỉ đạo.

- HĐND các cấp đại diện cho dân thực hiện chức năng giám sát kiểm tra thực hiện quy hoạch để kịp thời có ý kiến cho UBND tổ chức quản lý thực hiện.

- UBND huyện tạo điều kiện cho người dân thực hiện tốt quyền được giám sát thực hiện phương án phát triển.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 160 - 163)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)