Áp lực của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 132 - 135)

VIII. ĐÁNH GIÁ MÔI TRƯỜNG CHIẾN LƯỢC

8.1. Hiện trạng môi trường

8.1.1. Áp lực của phát triển kinh tế - xã hội lên môi trường

* Các lợi thế về kinh tế

Yên Thế nằm gần vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc: “Tam giác kinh tế phát triển” Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh; gần các trung tâm công nghiệp lớn như: Thái Nguyên, Hà Nội, Bắc Ninh, Lạng Sơn, Hải Phòng…; cách thủ đô Hà Nội 70 km về phía Tây, cách thành phố Thái Nguyên 50 km về phía Tây Bắc và nằm cách trục Quốc lộ 1 Hà Nội - Lạng Sơn khoảng 12km là điều kiện khá

thuận lợi cho việc giao lưu kinh tế - văn hoá, khoa học công nghệ giữa các địa phương trong và ngoài huyện.

Là huyện có truyền thống cách mạng và văn hóa lâu đời với nhiều di tích

lịch sử văn hóa như: Đền Thề, đồn Phồn Xương, chùa Lèo, đền Cầu Khoai, chùa Thông, Đền Trắng, đình Bo Chợ, đình Hương Vĩ… Yên Thế còn là huyện có chỉ dẫn địa lý về nông sản như: Gà đồi Yên Thế, vải thiều, mật ong Hồng Kỳ, Chè sạch Xuân Lương… Với vị trí địa lý như vậy, Yên Thế có đủ điều kiện để phát

huy tiềm năng đất để phát triển kinh tế - xã hội, hòa nhập với nền kinh tế thị trường, phát triển kinh tế gắn với du lịch sinh thái - lịch sử, hàng hóa nông sản.

Yên Thế là huyện có truyền thống văn hoá phát triển lâu đời; là quê hương của cuộc khởi nghĩa Yên Thế. Hiện nay trên địa bàn huyện có tổng số 120 di tích, trong đó có 44 di tích đã được xếp hạng (gồm 9 điểm di tích quốc gia đặc biệt, 6 di tích cấp quốc gia, 29 di tích cấp tỉnh). Nổi bật và tiêu biểu hơn cả là Khu di tích lịch sử Hoàng Hoa Thám, tại đây có điểm di tích quốc gia đặc biệt đền Thề, đồn Phồn Xương, là đại bản doanh của cuộc khởi nghĩa Yên Thế,

cùng với đó là nhà trưng bày khởi nghĩa Yên Thế lưu giữ 700 hiện vật liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế và tượng đài Hoàng Hoa Thám bằng chất liệu đồng nặng 7 tấn; Cùng với đó với địa hình có sự kết hợp giữa vùng đồng bằng và trung du, đồi núi với địa hình gò đồi tương đối thoải. Cảnh quan dân cư làng

132 xóm tạo cảm giác thân thiện, an toàn. Không gian mở đan xen giúp môi trường sống thoáng đãng, thuận lợi cho phát triển các hoạt động du lịch cộng đồng.

Có tiềm năng về tài nguyên rừng, tài nguyên khoáng sản, có lao động dồi dào; nằm trong vùng quy hoạch tổng thể phát triển KT-XH vùng Đông Bắc được Chính phủ phê duyệt, đây là những thuận lợi hết sức cơ bản để Yên Thế có thể phát triển KT-XH trong những năm tới đạt được kết quả tốt.

Dân cư phân bố kết hợp giữa hai hình thức tập trung và phân tán, thuận lợi kết nối khu dân cư mới với khu dân cư hiện trạng. Tận dụng nguồn lao động, hạ tầng các khu làng xóm hiện hữu trong đầu tư phát triển các khu vực kinh tế

mới. Có nhiều khu vực có quỹ đất và hạ tầng thuận lợi để lựa chọn thu hút dự án đầu tư và có thể phát triển đô thị một cách linh hoạt mà vẫn đảm bảo khả năng kết nối tổng thể.

Chính quyền năng động, sáng tạo, tạo thuận lợi cho các hoạt động phát triển kinh tế đồng thời cũng chú trọng bảo vệ môi trường.

* Khó khăn và hạn chế:

Là huyện miền núi điều kiện kinh tế - xã hội còn gặp nhiều khó khăn.

Dân cư phân bố phân tán làm tăng suất đầu tư hệ thống hạ tầng kỹ thuật tổng thể cho toàn huyện lớn; khó kiểm soát khu vực phát triển đô thị và nông thôn.

Hệ thống giao thông đô thị, nông thôn chưa hoàn thiện. Mạng lưới đường đối ngoại đồng thời là đường chính trong khu vực hội tụ về trung tâm huyện với cấu trúc giao thông hướng tâm, mặt cắt các tuyến đường nhỏ, chưa đáp ứng cho nhu cầu phát triển, đặc biệt là phát triển công nghiệp và sản xuất hàng hóa.

Chưa khai thác tốt các tài nguyên thiên nhiên, danh lam và hệ thống công trình di tích lịch sử văn hóa trong phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là trong lĩnh vực du lịch, dịch vụ.

Tốc độ triển khai các dự án phát triển đô thị mới và các khu công nghiệp, du lịch tạo động lực phát triển đô thị còn chậm.

Hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị, nông thôn nói chung chưa được đầu tư xây dựng tương xứng với nhu cầu.

Hệ thống thoát nước không đảm bảo, tỷ lệ nước thải được thu gom và xử lý còn thấp, rác thải chưa được xử lý triệt để…

Vấn đề môi trường gặp nhiều thách thức do chưa có nguồn lực đầu tư, đa số dự án về môi trường chủ yếu vẫn tồn tại ở bước quy hoạch.

* Hiện trạng phát triển kinh tế và các thách thức môi trường

Trong những năm qua, với sự quan tâm của Đảng, nhà nước Yên Thế đã

có những bước phát triển ổn đinh. Giai đoạn 2010 – 2020 tốc độ tăng trưởng đạt khá 6,65%/năm, giai đoạn 2010-2015 đạt 8,54%/năm. Năm 2021, mặc dù chịu các tác động chung của tình hình dịch bệnh, tốc đột tăng trưởng kinh tế trung bình Huyễn vẫn đạt 5,1%; Trong đó: nông nghiệp Nông, lâm nghiệp 1,6%;

133 công nghiệp - xây dựng 8,4%; dịch vụ 7,3%.

Cơ cấu giá trị sản xuất tiếp tục chuyển dịch theo hướng tích cực, Năm 2010, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 17,85%/năm; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 59,01%/năm; thương mại dịch vụ chiếm 23,14%/năm. Đến năm 2020, ngành công nghiệp - xây dựng chiếm 22,43%/năm, tăng 4,58% so với năm 2010; nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm 51,90%/ năm, giảm 7,11% so với năm 2010; thương mại

dịch vụ chiếm 25,67%/ năm, tăng 2,53% so với năm 2010. Năm 2021, tỉ trọng các ngành ước đạt: Nông, lâm nghiệp - thủy sản 42,6%; CN-TTCN-XD 30,4%; thương mại - dịch vụ (TM-DV) 27%.

Biểu đồ 2: Diễn biến cơ cấu các ngành kinh tế H. Yên Thế qua cá thời kỳ

Công tác thu hút đầu tư phát triển và hỗ trợ doanh nghiệp cũng được

huyện tích cực triển khai. Năm 2021 có 04 dự án được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư với tổng vốn đầu tư 62,5 tỷ đồng; phối hợp thẩm định chấp thuận, điều chỉnh, giãn tiến độ đối với 06 dự án và xây dựng các danh mục dự án kêu gọi xúc tiến đầu tư vào địa bàn. Toàn huyện, hiện có 170 doanh nghiệp do huyện

quản lý (21 công ty cổ phần; 138 công ty TNHH; 11 doanh nghiệp tư nhân), 42 HTX đang hoạt động, có 32 HTX nông, lâm nghiệp (chiếm 76,19%), 10 HTX

phi nông nghiệp (chiếm 23,81%). Các doanh nghiệp, HTX từng bước khắc phục khó khăn để ổn định sản xuất, góp phần ổn định đời sống cho người lao động

b/. Sức ép vấn đề dân số và môi trường

* Hiện trạng và biến động dân số

Yên thế là một huyện miền núi, có điều kiện kinh tế so với nhiều huyện

khác trong tỉnh còn khó khăn, mật độ dân cư tương đối thấp, đạt khoảng 335 người/km2; tốc độ tăng trường kinh tế giai đoạn 2010-2020 đạt 0,79% và có sự phân bố khong đều giữa thành thị và nông thôn. Trung bình giai doạn 2010-2020 tốc độ tăng dân số ở thành thì tương đối cao đạt 3,23%/năm, trong khi dó nông thôn chỉ đạt 0,58%/năm; Tỉ lệ đô thị hóa còn thấp với 9,35%.

Mặc dù tốc độ tăng trưởng dân số trung bình tại Yên Thế không cao, chủ yếu tập trung tại đô thị, tuy nhiên với hệ th ống hạ tầng chưa được đầu tư đồng bộ. Nước thải sinh hoạt chưa được thu gom xrử lý, nước thải sản xuất tuy đã được quan tâm kiểm soát, tuy nhiên với độ ngũ cán bộ còn mỏng, ý thức bảo vệ

134 môi trường còn thấp nên tình trạng xả thải nước sản xuát vẫn diễn ra, chưa được

kiểm soát hoàn toàn. Hiện do mật độ dân cư thấp, khả năng tự làm sạch môi trường vẫn còn tương đối tốt, song tại các khu vực tập trung dân cư cao khả năng này đang giảm dân do mức độ tập trung phát trhải tăng; Trong tương lai,

khi kinh tế ngày càng phát triển, đời sống ngày càng được nâng cao, thành phần, lượng nước thải chất thải ngày càng tăng nếu không có biện pháp thu gom, đồng

bộ hệ thống hạ tầng, bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm sẽ xẩy ra gây ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng, kìm hãm sự phát triển của khu vực;

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 132 - 135)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)