Phương án thu gom và xử lý nước thải

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 126 - 129)

VII. ĐỊNH HƯỚNG HỆ THỐNG HẠ TẦNG KỸ THUẬT

7.6 Định hướng quy hoạch thoát nước thải, quản lý chất thải rắn và nghĩa trang

7.6.2. Phương án thu gom và xử lý nước thải

a/. Nước thải sinh hoạt đô thị:

- Khu vực đô thị xây dựng mới sử dụng hệ thống thoát nước riêng hoàn toàn.

- Tất cả các hộ gia đình, cơ quan, công trình công cộng...đều phải có bể tự hoại ba ngăn hợp quy cách.

- Nước thải tự chảy theo các tuyến cống đường phố về trạm xử lý tập

trung của khu vực. Chiều sâu chôn cống tối thiểu là 1,5m, tối đa là 5m tính tới đỉnh cống. Tại các vị trí có độ sâu chôn cống lớn > 5m đặt trạm bơm chuyển tiếp.

- Hệ thống đường cống thoát nước đường kính D300-D400 bằng BTCT,

126 độ dốc tối thiểu i = 1/d.

- Đường ống áp lực có đường kính D100 – D200. Đường ống áp lực chôn sâu 1m.

- Trạm bơm chuyển tiếp sử dụng máy bơm nhúng chìm kiểu ướt, phần nhà trạm xây chìm và có thể kết hợp với giếng thăm để tiết kiệm tích đất và đảm bảo mỹ quan đô thị.

- Đối với khu vực dân cư hiện trạng, trước mắt xử lý nước thải cục bộ tại hộ gia đình bằng bể tự hoại 3 ngăn hợp quy cách, khuyến khích sử dụng các loại bể tự hoại cải tiến. Đồng thời xây dựng hệ thống cống bao, giếng tách. Lâu dài xây dựng hệ thống thoát nước riêng hoàn chỉnh, thu gom về trạm XLNT tập trung.

- Dự kiến xây dựng trạm xử lý nước thải sinh hoạt tập trung cho các đô thị:

+ Trạm xử lý nước thải Bố Hạ, công suất 1.700 m3/ngđ phục vụ khu vực đô thị Bố Hạ.

+ Trạm xử lý nước thải Phồn Xương, công suất 1.500 m3/ngđ phục vụ khu vực đô thị Phồn Xương.

+ Trạm xử lý nước thải Xuân Lương, công suất 700 m3/ngđ phục vụ khu vực đô thị Xuân Lương.

+ Trạm xử lý nước thải Mỏ Trạng, công suất 700 m3/ngđ phục vụ khu vực đô thị Mỏ Trạng.

(Mạng lưới thu gom, số lượng trạm XLNT, vị trí, công suất, diện tích trạm XLNT được sẽ xác định cụ thể trong các đồ án QHC đô thị)

- Áp dụng công nghệ xử lý nước thải sinh học nhân tạo qua bể aeroten.

Nước thải sinh hoạt sau xử lý đạt tiêu chuẩn A theo QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

- Nước sau xử lý có thể sử dụng phục vụ mục đích tưới cây, rửa đường, dự phòng cứu hỏa, phục vụ nông nghiệp… giảm áp lực cung cấp nước sạch cho khu vực thiết kế.

- Do điều kiện kinh tế và tiến độ xây dựng, hệ thống thu gom và trạm xử lý nước thải không thể xây dựng hoàn chỉnh ngay trong giai đoạn đầu. Để giảm bớt ô nhiễm môi trường, nước thải xử lý cục bộ qua bể tự hoại đặt trong từng công trình, bể xây 3 ngăn đúng quy cách. Có thể sử dụng bể tự hoại cải tiến có dòng chảy ngược và ngăn lọc (BASTAF) để giảm bớt ô nhiễm nước thải đầu ra.

Các dự án triển khai trong phạm vi quy hoạch đô thị khi xây dựng phương án thu gom và xử lý nước thải cần tuân thủ quy hoạch về hướng thoát nước, chọn vị trí khu xử lý nước thải, cao độ điểm xả thải phù hợp để thuận tiện cho việc đấu nối với hệ thống chung sau này.

- Khu vực dân cư làng xóm mật độ thấp, khu dân cư độc lập xa trung tâm, lượng nước thải nhỏ: giải pháp thoát nước thải ở các khu vực này là xử lý cục bộ

127 nước thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể cải tiến (BASTAF), tận dụng các ao hồ, đất nông nghiệp để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên, giảm thiểu ảnh hưởng đến môi trường. Khi được đô thị hoá, các khu vực này sẽ xây dựng bổ sung hệ thống cống bao và trạm bơm, đưa nước thải

về trạm XLNT theo quy hoạch để xử lý. Trạm XLNT cũng sẽ được xây dựng bổ sung các đơn nguyên để đảm bảo công suất xử lý.

b/. Nước thải nông thôn:

- Khu vực nông thôn sử dụng hệ thống thoát nước chung. Xây dựng các mương xây có tấm đan, thoát nước chung với nước mưa, thu nước thải đưa xa

ngoài phạm vi làng xóm, tận dụng hệ thống kênh, mương nội đồng; ao, hồ sẵn có ngoài đồng để xử lý sinh học trong điều kiện tự nhiên (mô hình hồ sinh học, cánh đồng lọc, cánh đồng tưới). Tái sử dụng nước thải sau xử lý để phục vụ nông nghiệp.

- 100% các hộ gia đình phải sử dụng xí hợp vệ sinh, khuyến khích sử dụng bể tự hoại hợp quy cách.

- Các nhóm hộ gia đình có chăn nuôi gia súc, gia cầm và các trang trại nuôi gia súc tập trung sẽ xây bể biogas, xử lý phân rác thải tận dụng năng lượng phục vụ sinh hoạt.

- Giải pháp hệ thống thu gom và xử lý nước thải cụ thể cho từng xã sẽ được cụ thể hóa trong các đồ án quy hoạch nông thôn mới.

c/. Nước thải khu du lịch:

- Các khu du lịch được xây dựng thành từng cụm với mật độ xây dựng thấp, lượng thải phân tán. Giải pháp thoát nước thải ở các khu vực này là xử lý cục bộ nước thải cho từng công trình hoặc nhóm công trình bằng các loại bể tiên

tiến như bể tự hoại cải tiến (BASTAF), bể lọc kỵ khí với lớp vật liệu nổi, bể lọc ngược qua tầng bùn kỵ khí (UASB) hoặc các loại công trình xử lý sinh học kiểu

hợp khối theo công nghệ hiện đại (JRY) có hiệu suất sử dụng cao. Các loại bể này đều có thể bố trí trong các khu đất nhỏ, ít ảnh hưởng đến cảnh quan chung và môi trường. Nước thải sau xử lý đạt tiêu chuẩn A theo QCVN 14:2008/BTNMT quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về nước thải sinh hoạt.

d/. Nước thải cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp:

- Cụm công nghiệp tập trung, nước thải cần được làm sạch theo hai bước.

+ XLNT cục bộ trong nhà máy

+ Làm sạch lần 2 tại trạm XLNT tập trung của cụm công nghiệp đạt tới giới hạn B theo QCVN 40-2011/BTNMT trước khi xả ra môi trường bên ngoài.

- Nước thải tiểu thủ công nghiệp, các xí nghiệp phân tán phải xử lý sơ bộ đạt QCVN 40- 2011/BTNMT trước khi đấu nối vào hệ thống thoát nước chung.

(Ghi chú: Lượng thải phát sinh, yêu cầu XLNT công nghiệp phụ thuộc rất nhiều vào loại hình công nghiệp và công nghệ sản xuất, để thuận lợi cho quản lý, hệ thống thu gom và xử lý nước thải khu vực công nghiệp sẽ triển khai theo dự án

128

riêng khi đã xác định làm rõ được các yếu tố nêu trên.) e/. Nước thải y tế:

- Tại các công trình y tế nước thải y tế phải được thu gom triệt để và đưa về trạm xử lý để xử lý đạt tiêu chuẩn QCVN28/2010/BTNMT mới được phép xả vào hệ thống thoát nước thải của đô thị.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 126 - 129)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)