Mối quan hệ ngoại vùng và nội vùng thúc đẩy phát triển

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 62 - 65)

V. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA QUY HOẠCH CẤP TRÊN ĐỐI VỚI HUYỆN YÊN THẾ VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HUYỆN

5.2. Mối quan hệ ngoại vùng và nội vùng thúc đẩy phát triển

5.2.1. Quan hệ ngoại vùng

Huyện Yên Thế có vị trí địa lý tương đối thuận lợi để giao lưu phát triển

kinh tế với tỉnh Thái Nguyên thông qua QL17, với tỉnh Lạng Sơn thông qua ĐT 242 đồng thời thông qua ĐT 292 sẽ đi QL1 và QL 37 từ đó đi cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn, Hà Nội - Thái Nguyên và các tỉnh lân cận...với hệ thống giao thông này huyện Yên Thế có điều kiện kết nối với nhiều trung tâm kinh tế lớn của khu vực miền Bắc, các đô thị lớn, vùng công nghiệp, du lịch…trong tỉnh và nhiều tỉnh khác.

Yên Thế còn là huyện có lợi thế về đất đai, phát triển lâm nghiệp, chăn nuôi gia súc gia cầm và sản phẩm nông nghiệp có thương hiệu như gà đồi Yên Thế, chè xanh bản Ven, hệ thống di tích lịch sử liên quan đến cuộc khởi nghĩa Yên Thế, vì vậy Yên Thế sẽ là địa phương cung cấp nông sản, đặc sản có thương hiệu và là địa danh du lịch văn hóa lịch sử cho thị trường trong nước.

Trên địa bàn huyện còn có nhiều hồ thủy lợi có diện tích mặt nước khá rộng, cảnh quan thiên nhiêu đồi rừng đẹp với không khí trong lành vì vậy

62 Yên Thế là vùng đất giầu tiềm năng để phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng, phục vụ khách du lịch và nhu cầu thị trường khu vực phía Bắc và Thủ đô Hà Nội.

Với hệ thống giao thông hiện có và định hướng quy hoạch giao thông tỉnh Bắc Giang, trong tương lai huyện Yên Thế sẽ hoàn thiện mạng lưới giao thông đường bộ, đường sắt kết nối liên vùng thuận lợi. Đây là yếu tố có ý nghĩa động lực quyết định cho việc thu hút các chương trình, dự án, nhà đầu tư trong lĩnh vực phát triển du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, đô thị, bất động sản xanh cao cấp, phát triển nông - lâm nghiệp công nghệ cao, công nghiệp chế biến nông - lâm sản, dịch vụ thương mại - tài chính, ngân hàng, vui chơi giải trí cao cấp;

Phía Tây và Bắc huyện Yên Thế tiếp giáp với các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên). Ngoài huyện Phú Bình có địa hình khá bằng phẳng thì các huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ là 2 huyện miền núi với đặc trưng địa

hình phức tạp, dân cư thưa thớt chủ yếu là đồng bào dân tộc, nhiều núi đá vôi và hang động. Theo quy hoạch của tỉnh Thái Nguyên khu vực phía Đông huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, Phú Bình (tỉnh Thái Nguyên) sẽ trở thành vùng phát triển lâm nghiệp, sản xuất nông nghiệp hàng hoá, chè đen và các loại cây ăn quả như na,

bưởi, ổi...phát triển đàn đại gia súc, kinh tế vườn đồi trang trại, công nghiệp chế biến nông lâm sản, sản xuất vật liệu xây dựng và du lịch sinh thái hang động, văn hóa tâm linh. Với nhiều đặc điểm tương đồng và hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt trong tương lai được xây dựng hoàn thiện thì huyện Yên Thế cùng các Huyện trên sẽ trở thành vùng phát triển nông lâm nghiệp công nghệ cao có các sản phẩm đặc sắc có thương hiệu, vùng du lịch sinh thái đa dạng, du lịch văn hóa lịch sử, tâm linh phục vụ các tỉnh khu vực phía Đông bắc và Thủ đô Hà Nội.

Phía Đông huyện Yên Thế tiếp giáp với huyện Hữu Lũng (tỉnh Lạng Sơn), đây là huyện có tiềm năng khai thác đất sét và đá vôi để phát triển ngành sản xuất vật liệu xây dựng, cũng là vùng có nhiều di tích lịch sử, lễ hội, hội chợ, theo quy hoạch của tỉnh Lạng Sơn phía Đông huyện sẽ xây dựng khu công nghiệp có quy mô khoảng 600ha, vì vậy trong mối quan hệ với huyện Hữu

Lũng, huyện Yên Thế sẽ là địa phương có thể cung cấp lực lượng lao động cho các ngành công công nghiệp và liên kết phát triển du lịch lịch sử văn hóa - lễ hội; Việc cải tạo nâng cấp ĐT242, ĐT 292C, 292D trên địa bàn huyện Yên Thế và huyện Hữu Lũng rồi đấu nối với nút giao Hồ Sơn (trên địa bản huyện Hữu Lũng) sẽ tạo thêm một thuận về giao thương cho huyện Yên Thế.

Yên Thế cũng là thị trường tiêu thụ sản phẩm hàng hóa công nghiệp, sản phẩm phục vụ phát triển nông nghiệp như máy móc, phân bón, giống, công nghệ, thu hút lực lượng lao động... Đặc biệt khi khôi phục lại tuyến đường sắt, hoàn thiện hệ thống giao thông đường bộ, đường thủy nội địa thì Yên Thế còn có vai trò là một trong những đầu mối dịch vụ vận tải hành khách và hàng hóa cho vùng phụ cận và tỉnh Bắc Giang. Trong mối quan hệ với huyện Tân Yên và Lạng Giang, huyện Yên Thế cũng như 2 thị trấn Phồn Xương và Bố Hạ sẽ là nơi cung cấp nhà ở, dịch vụ thương mại, lực lượng lao động cho hoạt động các khu, cụm công nghiệp kề cận như Khu công nghiệp Nghĩa Hưng, CCN Đào Mỹ

63 (H.Lạng Giang), CCN Đồng Điều (H. Tân Yên) và liên kết phát triển du lịch sinh thái nông nghiệp, lịch sử văn hóa.

Sở đồ: Mối liên hệ vùng Yên Thế - Tân Yên - Lạng Giang

Sơ đồ: Mối liên hệ huyện Yên Thế trong vùng Thủ đô

5.2.2. Quan hệ nội vùng

Huyện Yên Thế

64 Đi qua địa bàn huyện hiện có QL17, các đường tỉnh ĐT292, ĐT294, ĐT 242, các đường huyện, đường liên xã, đường sắt, đường thủy trên sông Thương…thì việc giao thương giữa huyện với toàn tỉnh Bắc Giang sẽ rất thuận tiện khi đó huyện sẽ có cơ hội tiếp thu khoa học công nghệ tiên tiến, thu hút lực lượng lao động trẻ có tay nghề hoạt động trong các lĩnh vực của ngành công nghiệp - dịch vụ - du lịch - nông nghiệp tạo nên động lực mới cho sự phát triển kinh tế - xã hội. Đồng thời mạng lưới giao thông đường huyện, giao thông nông

thôn được quy hoạch và đầu tư đồng bộ, hoàn chỉnh thì vùng nông thôn, vùng sản xuất chuyên canh nông nghiệp, chăn nuôi sẽ có điều kiện mở rộng sản xuất, lưu thông hàng hóa, phát huy giá trị cảnh quan thiên nhiên, di tích lịch sử văn hóa để tạo nên sự đa dạng sản phẩm du lịch.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 62 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)