Tầm nhìn, chiến lược phát triển vùng

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 66 - 69)

V. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG CỦA QUY HOẠCH CẤP TRÊN ĐỐI VỚI HUYỆN YÊN THẾ VÀ DỰ BÁO PHÁT TRIỂN HUYỆN

5.5 Tầm nhìn, chiến lược phát triển vùng

5.5.1 Tầm nhìn và khát vọng

Xây dựng Huyện Yên Thế hướng tới trở thành vùng có “Chất lượng cuộc sống được nâng cao - Có hình ảnh đặc trưng hấp dẫn gắn với thương hiệu xanh -

sinh thái - bảo tồn cảnh quan môi trường và phát huy giá trị văn hóa đặc trưng - bản sắc - gắn kết cộng đồng - bảo đảm quốc phòng, an ninh”;

Với xứ mệnh góp phần tạo dựng thương hiệu về nông sản đặc sản - du lịch văn hóa lịch sử, sinh thái cho tỉnh Bắc Giang trong bối cảnh nền kinh tế thị trường.

5.5.2. Kịch bản phát triển

Dựa trên quan điểm, mục tiêu phát triển theo Nghị quyết Đại hội đảng bộ huyện Yên Thế giai đoạn 2021 - 2030, và phương án phát triển huyện đến năm 2030 tầm nhìn đến măn năm 2050 của huyện và dự kiến phân thành 02 vùng

kinh tế chủ đạo, đồng thời, để đảm bảo với yêu cầu phát triển bền vững, yêu cầu đổi mới mô hình tăng trưởng, khai thác, phát huy tiềm năng, lợi thế so sánh phù hợp với điều kiện thực tế của huyện cũng như dự báo tình hình trong thời gian

tới, sẽ lụa chọn phương án phát triển huyện Yên Thế trong giai đoạn 2030-2040 và tầm nhìn 2050 là “Phương án tăng trưởng kinh tế- xã hội bền vững”.

Đây là phương án tăng trưởng trong điều kiện diễn biến tình hình kinh tế trong nước và thế giới tương đối thuận lợi, Việt Nam đang trong giai đoạn đầu

của quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19, tiếp tục đẩy mạnh đổi mới mô hình tăng trưởng, ổn định kinh tế vĩ mô, huyện Yên Thế phát huy được các lợi thế so sánh, không gian phát triển công nghiệp được mở rộng, các CCN trên địa

bàn huyện được thành lập, tiếp tục thu hút được các dự án công nghiệp lớn với hàm lượng kỹ thuật cao, tiên tiến, tỷ lệ lấp đầy các CCN ở mức khá; chất lượng tăng trưởng được cải thiện mạnh mẽ.

Khu vực công nghiệp, dịch vụ có mức phát triển cao hơn; nông nghiệp được phát triển ổn định theo hướng sản xuất hàng hóa, công nghệ cao. Với phương án này tăng trưởng kinh tế của Yên Thế bình quân giai đoạn 2021-2030 đạt 8,6%/năm; VA/người (VA hiện hành) năm 2030 ước đạt 4.811 USD. Tổng

vốn đầu tư (Lũy kế theo giai đoạn 2021-2030 tính theo giá SS2010): 19.449 tỷ đồng.

Đến năm 2030 ngành công nghiệp - xây dựng (tính theo GO - Hiện hành)

66 chiếm khoảng 16,76%/năm (Công nghiệp chiếm 10,77%/năm, xây dựng chiếm 5,99%/năm); ngành nông, lâm nghiệp và thuỷ sản chiếm khoảng 36,36%/năm;

ngành dịch vụ chiếm 46,88%/năm.

- Ưu điểm của phương án: Tốc độ tăng trưởng kinh tế khá; tăng trưởng của lĩnh vực công nghiệp, dịch vụ, du lịch tiếp tục giữ vai trò chủ đạo là động lực chính trong phát triển KT-XH của huyện; tổ chức không gian KT-XH và kết

cấu hạ tầng theo hướng đồng bộ, có trọng tâm, trọng điểm. Tính khả thi của phương án cao do các điều kiện về vốn, lao động và các điều kiện khác có khả năng đáp ứng được nhu cầu sản xuất; phương án này đáp ứng được yêu cầu phát

triển theo hướng bền vững, tăng trưởng thúc đẩy tiến bộ xã hội, đảm bảo môi trường; không lãng phí nguồn lực đầu tư và phù hợp trong điều kiện kinh tế thế giới và trong nước đang trong giai đoạn đầu của quá trình phục hồi sau đại dịch Covid-19. (Nguồn: Phương án phát triển huyện đến năm 2030 tầm nhìn 2050)

5.5.3. Chiến lược phát triển vùng huyện đến năm 2040, tầm nhìn đến năm 2050

Từ lựa chọn kịch bản phát triển trên và nhận định phát triển huyện Yên Thế trong giai đoạn tới đây sẽ đứng trước thách thức của sự cạnh tranh với các địa phương trong tỉnh và địa phương các tỉnh lân cận; trước những thách thức của cuộc cách mạng khoa học cộng nghệ, yêu cầu bảo vệ môi trường; tạo đột phá về triển kinh tế và sự khác biệt vùng miền; trước nhiệm vụ vừa xây dựng huyện nông thôn mới vừa đẩy mạnh đô thị hóa - công nghiệp hóa, phát triển kinh tế bền vững. Quy hoạch xây dựng vùng huyện Yên Thế đến năm 2040 tầm nhìn đến năm 2050 đặt ra các chiến lược thực hiện để đạt mục tiêu kịch bản như sau:

a/. Chiến lược phát triển cơ sở hạ tầng

- Xây dựng cơ chế chính sách thu hút nguồn lực bên trong và bên ngoài để phát triển kết cấu hạ tầng nhanh đồng bộ; nâng cấp mở rộng các tuyến đường hiện có; xây dựng các tuyến đường mới theo quy hoạch để tăng cường kết nối ngoại vùng và nội vùng nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế đô thị và nông thôn

b/. Chiến lược phát triển nông - lâm nghiệp công nghệ cao, hữu cơ, sản xuất nông nghiệp hàng hóa đa dạng trên cơ sở các lợi thế về điều kiện tự nhiên, khí hậu, đất đai thổ nhưỡng.

Xây dựng chương trình trồng rừng bền vững để đảm bảo sự phát triển bền vững của ngành chế biến gỗ

Chương trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp, định hướng phát triển các

vùng sản xuất nông nghiệp tập trung theo hướng nông nghiệp sạch, áp dụng công nghệ cao, phát triển kinh tế trang trại nhằm tạo ra sản phẩm chất lượng có thương hiệu nâng cao chuỗi giá trị gia tăng cho ngành nông nghiệp.

Phát triển các mô hình liên kết trong sản xuất nông nghiệp, sản xuất an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Xây dựng cơ chế, chính sách khuyến khích các thành phần kinh tế đẩy mạnh sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,

67 nông nghiệp hữu cơ. Phát triển thương hiệu, mở rộng thị trường tiêu thụ nông sản.

c/. Chiến lược phát triển du lịch bền vững, du lịch tham quan - nghỉ dưỡng, điều dưỡng, chăm sóc sức khỏe - thể thao cao cấp dựa trên các lợi thế sẵn có về di tích lịch sử - văn hóa, và cảnh quan thiên nhiên

Hoàn thiê ̣n hê ̣ thố ng hạ tầng giao thông kết nối tới các điểm du lịch. Bên cạnh việc bảo tồn, tôn tạo các di tích lịch sử, danh lam thắng cảnh thiên nhiên của huyện; hoàn thiện, bổ sung cơ sở dịch vụ du lịch tại các đô thị, điểm du lịch;

Tăng cường các tuyến tham quan có sự lựa cho ̣n đa da ̣ng thông qua viê ̣c đẩy mạnh liên kết với các huyện khác trong tỉnh cũng như với các địa phương khác lân cận. Phát triển các khu du lịch mới gồm: du lịch sinh thái - nghỉ dưỡng, khu du lịch trải nghiệm gắn với du lịch cộng đồng…áp dụng công nghệ thông minh trong tìm hiểu thông tin về du lịch

d/. Chiến lược phát triển đô thị theo hướng tăng trưởng xanh - có yếu tố thông minh, đồng bộ cơ sở hạ tầng, đảm bảo mỹ quan, có bản sắc và bảo vệ môi trường, cảnh quan

Để thực hiện chiến lược này cần các hành động cụ thể là: Cải tạo và xây dựng mới đồng bộ phần mở rộng thị trấn Phồn Xương và Bố Hạ theo hướng văn minh, hiện đại, đẹp và có bản sắc. Phát triển đô thi ̣ mới Mỏ Trạng, Xuân Lương theo hướng đô thị xanh; Xây dựng cơ sở hạ tầng khu vực trung tâm xã Đồng Lạc, xã Tân Sỏi, khu vực dọc 2 bên ĐT 292 tạo tiền đề trở thành đô thị. Tăng cường liên kết đô thị với đô thị, đô thị với nông thôn, cải thiện điều kiện sống khu vực nông thôn trong huyện, đảm bảo phát triển hài hòa và bền vững giữa đô thị và

nông thôn; Quản lý xây dựng đô thị, cải tạo nâng cấp khu vực hiện trạng; thực hiện các dự án trồng cây xanh, công viên vườn hoa, các thiết chế văn hóa thể thao, xây dựng không gian tạo điểm nhấn đô thị, các khu vực cửa ngõ

e/. Chiến lược xây dựng trở thành huyện nông thôn mới của tỉnh, phù hợp với quá trình đô thị hóa trên địa bàn huyện.

Chương trình hoàn thành, công nhận 11/17 xã còn lại đạt chuẩn nông thôn mới. Đẩy mạnh hoàn thành tiêu chí huyện nông thôn mới nâng cao;

Xây dựng mới và nâng cấp hoàn thiện cơ sở hạ tầng nông thôn; Phát triển kinh tế khu vực nông thôn; Xác định các khu vực nông thôn chịu sự tác động mạnh của quá trình đô thị hóa và có cơ hội phát triển trở thành đô thị để định hướng phát triển theo các tiêu chuẩn của đô thị. Xây dựng khu vực thích hợp để

hình thành trung tâm dịch vụ hỗ trợ sản xuất thúc đẩy phát triển nông - lâm nghiệp nông thôn trên địa bàn khu vực. Xây dựng trung tâm sản xuất giống cây trồng công nghệ cao.

g/. Chiến lược phát triển các CCN, làng nghề

Chiến lược đẩy mạnh thu hút đầu tư đầu tư phát triển công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp theo định hướng công nghiệp sạch, công nghiệp tái tạo, giây chuyền công nghệ tiên tiến hiện đại

68 Chương trình cải tạo nâng cấp, đầu tư xây dựng các tuyến đường kết nối các cụm CN gắn với các tuyến QL, ĐT chạy quan địa bàn huyện. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng các CCN hiện có, xây dựng hạ tầng của các cụm công nghiệp, làng nghề. Khai thác lợi thế tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá, các tuyến QL17, ĐT kết nối với tuyến cao tốc Hà Nội - Lạng Sơn, QL1, QL37; Di dời đưa vào các CCN, điểm công nghiệp những cơ sở sản xuất nhỏ lẻ nằm trong đô thị, khu dân cư tập

trung gây ô nhiễm môi trường; Phát triển công nghiệp gắn với bảo vệ môi trường, tạo nền tảng bền vững để chuyển dịch cơ cấu kinh tế của huyện.

h/. Chiến lược phát triển dịch vụ thương mại, dịch vụ vận tải, dịch vụ công nghiệp và giáo dục đào tạo lao động tay nghề để phát triển các ngành kinh tế

Xây dựng các trung tâm dịch vụ thương mại, chợ tại TT Phồn Xương, TT Bố Hạ. Hình thành cụm dịch vụ du lịch kết hợp truyền thông, quảng cáo thương hiệu sản phẩm nông sản, quảng bá tài nguyên du lịch và xúc tiến thương mại-du

tạo dựng thương hiệu cho Huyện Yên Thế và tỉnh Bắc Giang tại thị trấn Phồn- Xương. Đẩy mạnh dịch vụ trung chuyển, vận tải...nhất là khi khôi phục tuyến đường sắt Kép - Lưu Xá

5.5.4. Quan điểm phát triển

Khai thác và phát huy tiềm năng, lợi thế của huyện, tăng cường và đẩy

nhanh việc liên kết không gian kinh tế vùng, hệ thống kết cấu hạ tầng với các địa phương trong và ngoài tỉnh.

Ưu tiên đặc biệt cho phát triển hệ thống giao thông làm động lực phát triển kinh tế - xã hội;

Sử dụng hợp lý, có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên; Kết hợp cải tạo tự

nhiên với phòng tránh thiên tai, đặc biệt là những bất lợi của điều kiện thời tiết, địa hình; bảo vệ môi trường sinh thái.

Sử dụng có hiệu quả mọi nguồn lực tại chỗ, khai thác các nguồn lực bên ngoài vào mục tiêu tăng trưởng kinh tế với tốc độ nhanh và bền vững.

Gắn phát triển kinh tế, xã hội với đảm bảo quốc phòng, an ninh, nhất là vùng sâu, vùng xa và các vị trí chiến lược trên địa bàn huyện.

Coi trọng phát triển nguồn nhân lực để thu hút đầu tư, khai thác các nguồn lực của tỉnh và bên ngoài.

Một phần của tài liệu THUYẾT MINH TỔNG HỢP QUY HOẠCH XÂY DỰNG VÙNG HUYỆN YÊN THẾ, TỈNH BẮC GIANG ĐẾN NĂM 2040, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)