Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬNCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN
2.2. Trình bày về các loại hình cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp (tư nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần) (tư nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
a) So sánh sự khác biệt giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước (HCNN) và cơ quan quản lý nhà nước:
- Cơ quan quản lý nhà nước là Cơ quan nhà nước hoạt động có tính chuyên nghiệp, có chức năng điều hành xã hội trên cơ sở chấp hành và thi hành Hiến pháp, luật và các văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên…
- Cơ quan hành chính nhà nước là một loại cơ quan trong bộ máy nhà nước được thành lập theo hiến pháp và pháp luật, để thực hiện quyền lực nhà nước, có chức năng quản lý hành chính nhà nước trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội.
b) So sánh sự khác biệt giữa DNTN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ
- Hộ sản xuất kinh doanh là một tổ chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương và theo quy định của pháp luật. Hộ sản xuất kinh doanh không chỉ độc lập tự chủ về kinh doanh mà còn tự chủ trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm;
- Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. (Pháp luật không bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh tại nơi có hộ khẩu thường trú);
- Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ
sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng
lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp;
- Công ty TNHH: Vốn của các thành viên của công ty TNHH tính không được chia thành từng phần mà tính theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên.
Công ty TNHH được có thể được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình mà cơ cấu tổ chức của công ty TNHH được tổ chức theo cơ cấu nhất định;
- Công ty cổ phần là doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là
ba và không hạn chế số lượng tối đa.
c) So sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp và cơ quan
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng, luật Đầu tư nước ngoài. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp;
- Cơ quan Nhà nước là bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước;
d) So sánh sự khác biệt giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập
- Các đơn vị sự nghiệp (công lập) là một bộ phấn cấu thành cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước
có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học…
- Các đơn vị sự nghiệp (ngoài công lập) là do các nhà đầu tư bao gồm các tổ chức, cá nhân đứng ra thành lập, chủ sở hữu là các cổ đông, các nhà sáng lập
e) So sánh sự khác biệt giữa đơn vị sự nghiệp công lập với cơ quan và doanh nghiệp, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ
- Các đơn vị sự nghiệp (công lập) là một bộ phấn cấu thành cơ cấu tổ chức của các cơ quan hành chính nhà nước. Các đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học…
- Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng, luật Đầu tư nước ngoài. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp;
- Hộ sản xuất kinh doanh là một tổ chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương và theo quy định của pháp luật. Hộ sản xuất kinh doanh không chỉ độc lập tự chủ về kinh doanh mà còn tự chủ trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm;
- Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ
tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. (Pháp luật không bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh tại nơi có hộ khẩu thường trú).
f) So sánh sự khác biệt giữa DNSX và DNTM, các doanh nghiệp/ đơn vị hoạt động dịch vụ khác
- Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp sử dụng lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất kết hợp với công nghệ phù hợp (khoa học kỹ thuật) để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường;
- Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng...vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.