Chương 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬNCƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ CỦA BỘ PHẬN
3.4. Một số đặc điểm chủ yếu của Khách sạn Việt Úc
3.4.1. Tình hình lao động của Khách sạn Việt Úc
Đối với doanh nghiệp khách sạn thì nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp. Bởi vì, chính con người là chủ thể tiến hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm đạt được mục tiêu của doanh nghiệp.
Phụ lục 3.4.1. Tình hình lao động của Khách sạn Việt Úc
Theo những số liệu ở bảng, trong tổng số 22 nhân viên của Khách sạn thì nhân viên nữ là 14 người chiếm 59,3% và nhân viên nam là 8 người chiếm 40,7%.
Tỷ lệ nhân viên nữ là lớn, xấp xỉ hai lần số nhân viên nam, chủ yếu tập trung ở các bộ phận như buồng phòng, lễ tân, giặt là,… còn lao động nam thường tập trung ở
các bộ phận như: marketing, bảo vệ, nhà hàng. Tỷ lệ này là hoàn toàn phù hợp với đặc điểm của ngành kinh doanh khách sạn nhất là với những bộ phận yêu cầu sự khéo léo, tỉ mỉ trong công việc;
Trong tổng số nhân viên của Khách sạn là 22 người thì có 10 người có trình độ đại học, cao đẳng tập trung vào các bộ phận cần trình độ chuyên môn. Trong đó người có trình độ đại học chiếm 13,6% tập trung chủ yếu ở bộ phận lễ tân, marketing…; 7 nhân viên có trình độ cao đẳng chiếm 31,78% ở các bộ phận lễ tân, nhà hàng; số còn lại là 12 người có trình độ sơ cấp chiếm 44,9%;
Nhìn chung cơ cấu lao động của Khách sạn Việt Úc là khá hợp lý, phù hợp với quy mô hoạt động kinh doanh của khách sạn hai sao;
3.4.2. Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạn
Khách Sạn Việt Úc đã thành lập được 10 năm cho đến thời điềm hiện tại mới thay đổi chủ kinh doanh nên hầu như cơ sở vật chất kinh doanh vẫn còn nguyên vẹn, tính tổng nguồn vốn đầu tư ban đầu là 610.000.000 đồng. Trong đó:
Vốn cố định là: 550.000.000 Vốn pháp định là: 60.000.000 Cơ quan chủ quản cấp trên của khách sạn Việt Úc là Công ty TNHHMTV Lâm Việt Trường Phát, là đại diện quyền sở hữu đối với tất cả tài sản, nguồn vốn giao cho quản lý khách sạn;
Các nguồn vốn, tài sản của khách sạn được phản ánh trong bản tổng kết tài sản của khách sạn theo chế độ hiện hành.
Các biện pháp quản lý vốn Khách sạn có trách nhiệm phải bảo toàn vốn do cơ quan chủ quản giao, có quyền chủ động sử dụng và quản lý vốn, tổ chức kinh doanh theo đúng mục tiêuvà
nghành nghề kinh doanh hằng năm được cơ quan chủ quản cấp trên phê duyệt;
Hằng năm khách sạn nộp báo cáo quyết toán tài chính để đơn vị chủ quản cấp trên kiểm tra phê duyệt quyết toán thu chi theo quy định hiện hành;
Việc vay vốn, huy động vốn trong và ngoài đơn vị để phục vụ kinh doanh được thực hiện khi có ý kiến chấp thuận của cơ quan chủ quản cấp trên trực tiếp và
giám đốc khách sạn phải có trách nhiệm hoàn trả theo hợp đồng tín dụng;
Liên doanh, hợp tác linh doanh và đầu tư trong phạm vi hoạt động, kinh doanh theo quy chế
Hằng năm, khách sạn xây dựng kế hoach đầu tư để phuc vụ nhiệm vụ và hoạt động kinh doanh;
3.4.3. Kết quả hoạt động lưu trú của khách sạn qua 3 năm 2014- 2015- 2016
Trong thời gian qua được sự quan tâm, chỉ đạo của Thành phố, Sở du lịch
thành phố Hải Dương cùng với sự phối hợp chặt chẽ với các cấp, ngành đặc biệt là
nhờ sự nổ lực, cố gắng, phấn đấu của toàn thể cán bộ công nhân viên mà hoạt động kinh doanh của khách sạn đang từng bước phát triển hòa nhập với sự phát triển chung của toàn ngành;
Phụ lục 3.4.3: bảng kết quả hoạt động lưu trú của khách sạn qua 3 năm 2014- 2015- 2016.
Nhìn vào bảng số liệu trên (phụ lục 3.4.3), ta có thể thấy tổng lượt khách đến khách sạn qua 3 năm có chiều hướng tăng dần. Thời gian lưu lại bình quân của khách có xu hướng tăng, nguyên nhân là do lượng khách quốc tế thuê ở khách sạn chủ yếu là khách công vụ, sang ở để làm việc nên thời gian lưu trú của họ khá dài.
Còn khách nội địa chủ yếu là đi công tác hoặc vui chơi ngắn ngày. Chính vì vậy, mà
số ngày khách cũng tăng lên đáng kể;
3.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Phụ lục 3.4.4.Kết quả kinh doanh của khách sạn sau 3 năm từ năm 2014 đến năm 2016
Nhìn vào bảng số liệu, ta có thể thấy tổng lượt khách đến khách sạn qua ba năm có chiều hướng tăng dần. Cơ cấu khách lại nghiêng hẳn về khách quốc tế. Năm 2015 tổng lượt khách tăng 443 lượt tương ứng với 8,21% so với năm 2014, năm 2016 tăng 528 lượt khách tương ứng với 9,03% so với năm 2015. Thời gian lưu trú bình quân của khách cũng tăng lên hàng năm. Nguyên nhân là do sự tăng lên của khách quốc tế đến Hải Dương. Theo thống kê của tỉnh Hải Dương thì các khu công nghiệp đầu tư nước ngoài ngày càng mở rộng từ đó tạo điều kiện cho việc mở rộng nguồn khách quốc tế có nhu cầu lưu trú dài hạn. Chính vì vậy, mà số ngày khách cũng tăng lên đáng kể;
Tuy nhiên, khách sạn nên có những biện pháp để thu hút thêm khách nội địa, Châu Âu, Mỹ. Bởi đây cũng là lượng khách đem lại nguồn lợi khá cao cho doanh nghiệp;
Tóm lại: Tổng lượt khách đến với lưu trú tại khách sạn năm 2015, 2016 thì khách Quốc tế cũng như khách nội địa có xu hướng tăng lên.Điều này chứng tỏ
khách sạn đã có rất nhiều cố gắng không ngừng nâng cao chất lượng, xây dựng thương hiệu ngày càng đứng vững trên thị trường. Qua số liệu trên khách sạn cần nâng cao chất lượng phục vụ cũng như cơ sở vật chất kỹ thuật để xây dựng cho khách sạn ngày càng đi lên;
3.4.5. Đặc điểm sản phẩm, khách hàng và cạnh tranh
Đặc điểm về sản phẩm: Khách sạn Việt Úc có các lĩnh vực kinh doanh chính là: kinh doanh lưu trú; kinh doanh nhà hàng, kinh doanh hội nghị hội thảo, tổ chức tiệc, kinh doanh dịch vụ giặt là và kinh doanh các dịch vụ bổ sung;
Về hoạt động kinh doanh lưu trú: hiện nay khách Việt Úc có khu nhà 7 tầng với tổng số phòng là 25 phòng nghỉ được phân loại 3 loại phòng đó là phòng Standard, phòng superio và phòng deluxe được phân loại từ bình thường cho đến các phòng cao cấp;
Phụ lục 3.4.5 bảng cơ cấu phòng và giá phòng
Ngoài ra khách sạn còn có thêm, 2 phòng hát, 5 phòng massage body, massage chân. 1 tầng phục vụ ăn uống, mini bar;
- Đặc điểm về khách hàng:
Thị trường khách của Khách sạn Việt Úc chia làm hai nhóm là khách trong nước và khách quốc tế
-Khách hàng quốc tế của khách sạn là khách châu Á như các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc và một số nước châu Âu. Đối tượng khách này có khả năng chi trả cao song họ cũng đòi hỏi khá cao về chất lượng phục vụ, phần lớn khách này là khách công vụ và thương mại. Khách lưu trú tại khách sạn có nhu cầu về các sản phẩm khác nhau như thưởng thức các món ăn hấp dẫn của Việt Nam và một số món Âu Á khác;
-Khách nội địa: Đối tượng khách này thường là khách công vụ, khách quen hoặc có mối quan hệ làm ăn. Lượng chi tiêu của khách này thường không lớn;
-Đối thủ cạnh tranh Trước tình hình cạnh tranh của nhiều khách sạn, cũng như bao khách sạn khác, khách sạn Việt Úc đã và đang đương đầu với nhiều khách sạn có chất lượng
phục vụ như: Nam Cường, Trường Thành, Phương Anh…Từ đó đòi hỏi khách sạn phải có nhiều nổ lực hơn nữa phát huy những thế mạnh đồng thời khắc phục những khó khăn như:
- Tập trung đầu tư theo chiều sâu cho công tác đào tạo nguồn nhân lực song với việc không ngừng hoàn thiện chuyên nghiệp hoá các dịch vụ;
- Quy mô khách sạn còn nhỏ so với các đối thủ canh tranh, dẫn đến nhiều khi khách đến nhưng khách sạn không đủ phòng để phục vụ khách;