CHƯƠNG 2 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG PHỤC VỤ CỦA BỘ PHẬN LỄ TÂN TẠI KHÁCH SẠN
2.2. Trình bày về các loại hình cơ quan, đơn vị sự nghiệp, doanh nghiệp (tư nhân, công ty TNHH, Công ty cổ phần)
a. So sánh sự khác biệt giữa cơ quan quản lý hành chính nhà nước (HCNN) và cơ quan quản lý nhà nước:
- Giống nhau:
+ Đều là cơ quan nhà nước trong bộ máy nhà nước.
+ Đều có thẩm quyền ban hành các văn bản quy phạm pháp luật.
- Khác nhau:
+ Cơ quan Quản lý hành chính Nhà nước là: Chuyên thực hiện hoạt động chấp hành và điều hành, tức là hoạt động mang tính dưới luật, tiến hành để thực thi luật. Hệ thống cơ quan hành chính nhà nước được thành lập từ Trung Ương đến địa phương, có tính trực thuộc và tính thứ bậc chặt chẽ tạo thành một hệ thống với số lượng cơ quan lớn, biên chế khổng lồ.
+ Cơ quan Nhà nước là: Bộ phận cấu thành của bộ máy Nhà nước, là tổ chức (cá nhân) mang quyền lực Nhà nước được thành lập và có thẩm quyền theo quy định của Pháp luật nhằm thực hiện nhiệm vụ và chức năng của Nhà nước.
b. So sánh sự khác biệt giữa DNTN, Công ty TNHH, Công ty cổ phần, hộ sản xuất, hộ kinh doanh dịch vụ
- Giống nhau: Đều có cùng mục đích kinh doanh - Khác nhau:
+ Hộ sản xuất kinh doanh là một tổ chức kinh tế tự chủ, trực tiếp hoạt động sản xuất kinh doanh, là chủ thể trong mọi quan hệ sản xuất kinh doanh, tự tổ chức sản xuất kinh doanh theo định hướng phát triển kinh tế của Nhà nước, của địa phương và theo quy định của pháp luật. Hộ sản xuất kinh doanh không chỉ độc lập tự chủ về kinh doanh mà còn tự chủ trong quản lý và tiêu thụ sản phẩm.
+ Hộ kinh doanh do một cá nhân là công dân Việt Nam hoặc một nhóm người hoặc một hộ gia đình làm chủ, chỉ được đăng ký kinh doanh tại một địa điểm, sử dụng không quá mười lao động, không có con dấu và chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình đối với hoạt động kinh doanh. (Pháp luật không bắt buộc hộ kinh doanh phải đăng ký kinh doanh tại nơi có hộ khẩu thường trú)
+ Doanh nghiệp tư nhân là doanh nghiệp do một cá nhân làm chủ và tự chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình về mọi hoạt động của doanh nghiệp. Chủ sở hữu duy nhất của doanh nghiệp tư nhân là một cá nhân. Doanh nghiệp tư nhân không có tư cách pháp nhân. Chủ doanh nghiệp tư nhân là đại diện theo Pháp luật của doanh nghiệp. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất
cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp; có toàn quyền quyết định việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện các nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của Pháp luật. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh. Trường hợp thuê người khác làm Giám đốc quản lý doanh nghiệp, thì chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp
+ Công ty TNHH : Vốn của các thành viên của công ty TNHH tính không được chia thành từng phần mà tính theo tỷ lệ phần trăm góp vốn của các thành viên.
Công ty TNHH được có thể được tổ chức dưới hình thức Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên. Tuỳ thuộc vào mỗi loại hình mà cơ cấu tổ chức của công ty TNHH được tổ chức theo cơ cấu nhất định.
+ Công ty cổ phần là doanh nghiệp được quyền phát hành chứng khoán các loại để huy động vốn, Vốn điều lệ được chia thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần. Cổ đông của công ty có thể là tổ chức, cá nhân; số lượng cổ đông tối thiểu là ba và không hạn chế số lượng tối đa.
c. So sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp và cơ quan - Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch ổn định, được thành lập hoặc đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện các hoạt động kinh doanh.Luật về tổ chức và thành lập doanh nghiệp ở Việt Nam hiện có Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp nhà nước, luật Hợp tác xã, luật Các tổ chức tín dụng, luật Đầu tư nước ngoài. Theo đó, Doanh nghiệp được tổ chức theo nhiều loại hình khác nhau. Mỗi loại hình doanh nghiệp có đặc trưng và từ đó tạo nên những hạn chế hay lợi thế của doanh nghiệp.
- Cơ quan là doanh nghiệp do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ, thành lập, tổ chức quản lý, đăng ký hoạt động theo quy định của Luật doanh nghiệp Nhà Nước.
Công ty nhà nước được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước độc lập, tổng công ty nhà nước. Công ty nhà nước được thành lập chủ yếu ở những ngành, lĩnh vực cung cấp sản phẩm, dịch vụ thiết yếu cho xã hội; ứng dụng công nghệ cao, tạo động lực phát triển nhanh cho các ngành, lĩnh vực khác và toàn bộ nền kinh tế, đòi hỏi
đầu tư lớn; ngành, lĩnh vực có lợi thế cạnh tranh cao; hoặc địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn mà các thành phần kinh tế khác không đầu tư.
d. So sánh sự khác biệt giữa các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập.
- Đơn vị sự nghiệp công lập là tổ chức do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội thành lập theo quy định của pháp luật, có tư cách pháp nhân, cung cấp dịch vụ công, phục vụ quản lý Nhà nước. Người sử dụng lao động trong đơn vị sự nghiệp công lập là Nhà nước (trực tiếp hoặc gián tiếp). Nhà nước hoàn toàn có thể quy định một số nghĩa vụ mang tính chất ràng buộc đối với viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Các đơn vị sự nghiệp do cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập, có tư cách pháp nhân, có tài khoản, con dấu riêng, thực hiện chức năng phục vụ quản lý nhà nước hoặc cung cấp sản phẩm, dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực theo quy định của pháp luật, như: viện nghiên cứu, bệnh viện, trường học…
- Đơn vị ngoài công lập được tổ chức và hoạt động chủ yếu theo mô hình doanh nghiệp, việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng lao động trong các đơn vị này cơ bản dựa trên quan hệ lao động theo quy định của Bộ luật lao động. Do vậy không thể xây dựng cơ chế pháp lý chung cho việc tuyển dụng, quản lý, sử dụng đối với loại đối tượng này.
e. So sánh sự khác biệt giữa doanh nghiệp sản xuất và doanh nghiệp thương mại - Giống nhau:
+ Mang chức năng sản xuất kinh doanh + Tối đa hóa lợi nhuận là mục tiêu kinh tế cơ bản, bên cạnh các mục tiêu xã hội + Phải chấp nhận sự cạnh tranh để tồn tại và phát triển
- Khác nhau:
+ Doanh nghiệp sản xuất là sử dụng lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất kết hợp với công nghệ phù hợp (khoa học kỹ thuật) để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường.
+ Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh
trong lĩnh vực lưu thông hàng hóa bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng…
vào lĩnh vực mua bán hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.
+ Doanh nghiệp sản xuất chuyên sản xuất các mặt hàng cung cấp ra thị trường, không có việc mua đi bán lại
+ Bản chất của doanh nghiệp thương mại là việc mua đi bán lại để hưởng lợi nhuận
+ Doanh nghiệp sản xuất là doanh nghiệp sử dụng lực lượng sản xuất và tư liệu sản xuất kết hợp với công nghệ phù hợp (khoa học kỹ thuật) để sản xuất ra sản phẩm hàng hóa đáp ứng nhu cầu của thị trường
+ Doanh nghiệp thương mại là tổ chức kinh tế hợp pháp một đơn vị kinh doanh được thành lập với mục đích chủ yếu là thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực lưu thông hàng hoá bao gồm đầu tư tiền của, công sức và tài năng...vào lĩnh vực mua bán hàng hoá đáp ứng nhu cầu của thị trường nhằm kiếm lợi nhuận.