Một số đặc điểm chủ yếu của khách sạn Trường Thành

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH - đề tài - Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Trường Thành (Trang 38 - 41)

3.4.1. Tình hình lao động của Khách sạn Trường Thành

- Đối với doanh nghiệp khách sạn thì nhân lực là một yếu tố quan trọng quyết định hiệu quả sử dụng các yếu tố nguồn lực khác của doanh nghiệp. Bởi vì, chính con người là chủ thể tiến hành mọi hoạt động kinh doanh nhằm mục tiêu của doanh nghiệp.

Phụ lục 3.4.1. Cơ cấu lao động tại khách sạn Trường Thành, Hải Dương.

Qua bảng cơ cấu lao động tại khách sạn Trường Thành ta có thể thấy:

Đội ngũ nhân viên khách sạn khá đông đảo và sắp xếp, phân chia khá hợp lý đáp ứng đủ tiêu chuẩn khach sạn 4 sao.

Do đặc thù ngành khách sạn yêu cầu sự tỷ mỉ và khéo léo nên đa số nhân viên khách sạn là nữ (26/34), còn lại số lượng nam được tuyển chọn khá là ít.

Nhân viên lễ tân 100 % đạt trình dộ đại học còn lại trình độ THPT và Cao Đẳng được sắp xếp vào các vị trí đặc thù và phù hợp. Đặc biệt nhân viên bảo vệ cũng rất khắt khe yêu cầu 100% phải tốt nghiệp THPT.

Đa số nhân viên khách sạn tuổi đời khá trẻ từ 25 đến 35 tuổi.

Tất cả những tiêu chuẩn về nhân viên cho ta thấy việc tuyển chọn nhân viên đối với khách sạn khá kỹ lưỡng, yêu cầu rất cao cả về trình độ, độ tuổi và kinh nghiệm làm việc nhằm đem lại sự chuyên nghiệp tối đa cho khách sạn.

3.4.2. Tình hình vốn và nguồn vốn của khách sạn Trường Thành

Phụ lục 3.4.2 : Tình hình nguồn vốn khách sạn Trường Thành

Nguồn vốn của khách sạn được hình thành từ hai nguồn chính là nợ phải trả và vốn của chủ sở hữu.

Ta thấy tổng nguồn vốn của khách sạn giảm hàng năm nhưng không đều.

Tổng nguồn vốn năm 2015 tăng 788 triệu(tăng 9,12% so với năm 2014), năm 2016 tăng gần gấp 2 lần là 1349 triệu (tăng 17,18 % so với năm 2015).

Do ảnh hưởng của hai yếu tố sau:

- Nợ phải trả năm 2015 giảm 1004 triệu (giảm 17,91% so với năm 2014), năm 2016 giảm 1682 triệu (giảm 36,52% so với năm 2015);

- Nguồn vốn của chủ sở hữu năm 2015 tăng trưởng khá cao, tăng 216 triệu (tăng 7,13% so với năm 2014), năm 2016 tăng 353 triệu( tăng 10,87% so với năm 2015);

Qua đây ta thấy được nguồn vốn của khách sạn chủ yếu từ nguồn nợ phải trả.

Và qua đó cho chúng ta thấy được rằng Ban lãnh đạo khách sạn rất táo bạo trong việc vay vốn để đầu tư. Việc đầu tư như vậy là rất đúng đắn, vì trang thiết mới được đầu tư giúp bộ phận lễ tân làm việc một cách hiệu quả, chuyên nghiệp giúp các thủ tục tại quầy lễ tân trở nên nhanh chóng. Từ đó tạo điều kiện cho khách sạn kinh doanh có lãi ở mức cao nhất.

3.4.3. Đặc điểm sản xuất kinh doanh của khách sạn Trường Thành a. Các lĩnh vực hoạt động kinh doanh

Khách sạn Trường Thành có các lĩnh vực kinh doanh chính là: kinh doanh lưu trú; kinh doanh nhà hàng, kinh doanh hội nghị hội thảo, tổ chức tiệc,tiệc cưới, kinh doanh dịch vụ giặt là và kinh doanh các dịch vụ bổ sung.

Về hoạt động kinh doanh lưu trú: hiện nay khách sạn Trường Thành có khu nhà 13 tầng với tổng số phòng là 138 phòng được phân loại 4 loại phòng.

Phụ lục 3.4.3 : Bảng cơ cấu phòng và giá loại hạng phòng

Qua bảng cơ cấu loại phòng và giá của hạng phòng ta thấy số lượng phòng và loại phòng của khách sạn rất đa dạng, giá tiền phù hợp với mọi đối tượng khách hàng, khách hàng có thể thỏa sức lựa chọn khi tới khách sạn và thoải mái đặ số

lượngt phòng ở bất cứ thời điểm nào mà không lo hết phòng.

b. Đặc điểm thị trường khách hàng

Thị trường khách của Trường Thành chia làm hai nhóm là khách trong nước và khách quốc tế:

- Khách quốc tế

+ Khách Nhật Bản, Hàn Quốc, Trung Quốc

+ Khách châu Âu: Mỹ,Canada, Anh,…

- Khách trong nước

+ Các công ty có văn phòng đại diện tại thành phố Hải Dương.

+ Các tổ chức, ban ngành trên địa bàn tỉnh Hải Dương.

+ Các trang web đặt phòng qua mạng của quốc tế.

c. Đối thủ cạnh tranh

Trước tình hình cạnh tranh của nhiều khách sạn, khách sạn Trường Thành đã và đang đương đầu với nhiều khách sạn có chất lượng phục vụ như: Nam Cường, Duy Anh, Phương Anh…Từ đó đòi hỏi khách sạn phải có nhiều nỗ lực hơn nữa phát huy những thế mạnh đồng thời khắc phục những khó khăn để hoàn thiện hơn nữa chất lượng dịch vụ nhằm đem tới khách hàng sự hài lòng ở mức cao nhất.

3.4.4. Kết quả hoạt động kinh doanh của khách sạn Trường Thành

Phụ lục 3.4.4 : Tình hình doanh thu của khách sạn qua 3 năm 2014 - 2016

Tình hình kinh doanh của khách sạn Trường Thành, Hải Dương trong khoảng thời gian 2014-2016:

- Dịch vụ lưu trú: Theo từng năm công suất phòng tăng, doanh thu tăng từ 60%- 80%/năm. Đây được coi là dịch vụ chính, chiếm doanh thu ổn định và cao nhất của khách sạn. Khách sạn đã từng đón nhiều đoàn khách lớn trong tỉnh và trung ương về Hải Dương công tác

- Dịch vụ ăn uống: Tình hình kinh doanh từ 2014 - 2015 rất ổn định và tăng mạnh.

Nhưng đến 2016 giảm dần do sự cạnh tranh với các nhà hàng trong địa bàn tỉnh.

Khách sạn đã cho đầu tư thêm trang thiết bị và cách trí không gia tuy nhiên do sự

cách tranh chưa cao mới chỉ chủ yếu phục vụ bữa điểm tâm của khách lược khách đến nhà hàng vào các bữa trong ngày còn ít.

- Dịch vụ phục vụ hội nghị, tiệc cưới tình hình kinh doanh từ năm 2014 đến 2015 kinh doanh đạt 30- 40% doanh thu của khách sạn tuy nhiên năm gần đây bị cạnh tranh nhiều nên có phần giảm sút.

- Các dịch vụ khác như: Karaoke, giặt là, xe đưa đón khách,…đã có những bước tăng trưởng khá đều. Điều này chứng tỏ nhu cầu của khách hàng về tất cả các dịch vụ bổ sung ngày càng tăng cao và khách sạn cần hoàn thiện và bổ sung nhiều dịch vụ hữu ích hơn nữa nhằm làm thỏa mãn tối đa nhu cầu của khách hàng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp - QUẢN TRỊ DỊCH VỤ DU LỊCH VÀ LỮ HÀNH - đề tài - Nâng cao chất lượng phục vụ của bộ phận lễ tân tại khách sạn Trường Thành (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(71 trang)
w