Những thành tựu, kết quả đạt được

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng cơ khí thương mại đại hưng thịnh (Trang 75 - 81)

CHƯƠNG 1: KHÁI QUÁT VỀ PHÂN TÍCH TÀI CHÍNH DOANH NGHIỆP

2. CHƯƠNG 2: PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH TÀI CHÍNH TẠI CÔNG TY

2.4. Đánh giá tình hình tài chính tại Công ty Cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng cơ khí thương mại Đại Hưng Thịnh

2.4.1. Những thành tựu, kết quả đạt được

Theo kết quả phân tích về tình hình tài chính của Công ty Đại Hưng Thịnh nay tại Chương hai ở trên, những thành tựu quan trọng mà Công ty đã đạt được trong giai đoạn phân tích trong 3 năm từ 2020 đến 2022 là rất đáng khích lệ. Những thành tựu đạt được này như sau:

Thứ nhất, sự tăng lên của giá trị tổng tài sản của Công ty: Tổng giá trị tài

sản của Công ty tăng lên từ 6.941.619.636 đồng vào cuối năm 2020, tăng thêm 278.570.760 đồng ở cuối năm 2021 và tiếp tục tăng lên thêm 806.780.467 đồng ở cuối năm 2022, nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng là do công ty tăng vốn đầu tư của chủ sở hữu, tăng khoản nợ ngắn hạn và sự đóng góp thêm từ lợi nhuận sau thuế mà công ty mang lại.

Thứ hai, hiệu quả sử dụng TSCĐ: Hiệu quả sử dụng TSCĐ của Công ty là

rất cao, cụ thể: Một đồng nguyên giá TSCĐ tạo ra 14,86 đồng , 21,41 đồng và 20đồng doanh thu lần lượt ở các năm 2020, năm 2021 và năm 2022. Như vậy, nếu so

sánh hiệu suất sử dụng tài sản cố định giữa các năm, ta thấy rằng hiệu suất ở năm 2021 và năm 2022 là tương đương với nhau và cao hơn so với năm 2020. Điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác vàvsử dụng tài sản cố định của mình một cách hiệu quả và theo chiều hướng tốt.

Thứ ba, sự tăng lên của vốn chủ sở hữu: Từ tổng số vốn chủ sở hữu

4.270.787.733 đồng ở cuối năm 2020 lên 4.356.243.537 đồng ở cuối năm 2021 và lên tới 4.429.263.474 đồng vào cuối năm 2022.

Thứ tư, khả năng tài chính mạnh: Công ty có tình hình tài chính khá

mạnh, điều này được chứng minh thông qua khả năng trả các khoản nợ, kể cả trả lãi

vay và điều này được thể hiện như sau:

Về khả năng thanh toán tổng quát: Công ty có khả năng thanh toán

tổng quát là cao với mức thấp nhất là 2,23 lần .

Về khả năng thanh toán nhanh: Công ty có khả năng thanh toán nhanh

cao ở năm 2020 với mức 1,3 lần và tương đối cao ở năm 2021 ở mức 0,92 lần và 0,77 lần ở năm 2022.

Về hệ số thanh toán lãi vay: Hệ số thanh toán lãi vay của Công ty qua

các năm nhìn chung là cao.Trong năm 2020 suy thoái kinh tế toàn cầu, sau khi nền kinh tế phục hồi vào đầu năm 2021, hoạt động kinh doanh của Công ty cũng mang lại nhiều lợi nhuận hơn. Đây là cơ sở tốt để ngân hàng, những người cho vay vốn an tâm trong việc cho Công ty vay thêm vốn để mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh.

Thứ năm, tiếp cận tiềm năng từ vốn bên ngoài: Qua bảng cân đối kế toán

các năm ( phụ lục kèm theo), ta dễ dàng thấy rằng nợ phải trả (hay còn gọi là vốn vay bên ngoài) của Công ty tăng nhẹ ở năm 2021 và năm tăng tương đối cao ở năm 2022 so với cuối năm 2020 điều này chứng tỏ Công ty đang khai thác chiếm dụng vốn từ bên ngoài để thu lợi nhuận trên đồng vốn vay.

Thứ sáu, sự tăng lên của doanh thu: Doanh thu thuần trung bình về bán

hàng và cung cấp dịch vụ của Công ty tăng lên theo các năm từ khoảng 4,8 tỷ đồng ở năm 2012 lên trên 6,2 tỷ đồng ở năm 2013 và lên gần 7,4 tỷ đồng ở năm 2014.

Điều này là minh chứng nhất cho thấy hoạt động kinh doanh của Công ty ngày càng mang lại hiệu quả.

Thứ bảy, lợi nhuận sau thuế có sự gia tăng: Lợi nhuận sau thuế trung bình

của Công ty tăng dần theo các năm; khoảng lợi nhuận tăng thêm trong năm 2021 so

với năm 2020 là 14.832.880,5 đồng, tăng thêm trong năm 2022 là 7.919.659,5 đồng so với năm 2021. Điều này cho ta thấy rằng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty ngày càng mang lại nhiều hiệu quả hơn.

Thứ tám, mức ROA và ROE đạt được tương đối cao:

 Về tỷ suất doanh lợi tài sản (ROA): Số liệu phân tích ở Chương 2, ta thấy tỷ suất doanh lợi tài sản tương đối cao, cụ thể: Cứ một đồng vốn đầu tư vào doanh nghiệp trong năm 2020, năm 2021 và năm 2022 lần lượt sinh lợi là 1% ; 1,23% và 0,96%.

 Về tỷ suất lợi nhuận sau thuế trên vốn chủ sở hữu (ROE): Mức lợi nhuận sau thế trên vốn chủ sở hữu của Công ty là cao, tuy giảm xuống ở năm 2022 so với năm 2021. Cụ thể cứ một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra, thì lợi nhuận sau thuế mà các chủ sở hữu nhận được là 1,35%; 2,01% và 1,67% lần lượt ở các năm 2020;

năm 2021 và năm 2022.

Cuối cùng, đó là góp phần vào việc an sinh xã hội. Với kết quả đạt được như phân tích ở trên, Công ty đã tạo ra nhiều công ăn, việc làm ổn định cho cán bộ công nhân viên, góp phần nâng cao đời sống của cán bộ, công nhân viên, người lao động và góp phần vào ngân sách Nhà nước.

2.4.2. Những tồn tại hạn chế

Kết quả phân tích tình hình tài chính của Công ty cũng cho thấy một số tồn tại và hạn chế. Nhằm giúp hoàn thiện tình hình tài chính của Công ty, tôi xin nêu lên các hạn chế đó, cụ thể như sau:

Thứ nhất, số vòng quay các khoản phải thu và số ngày thu tiền, cụ thể:

+ Số vòng quay các khoản phải thu giảm dần qua các năm từ 4,04 vòng ở năm 2020 giảm xuống 3.59 vòng ở năm 2021 và 3.36 vòng ở năm 2022. Nhìn

chung, số vòng quay của các năm ở mức trung bình và có lẽ công ty đang mềm dẻo trong kinh doanh nhằm tăng tính cạnh tranh và mở rộng thêm thị trường; tuy nhiên, nhà quản trị của Công ty cũng cần lưu ý và kiểm sóat số vòng quay ở mức hợp lý nhằm tránh nợ khó đòi mà vẫn mở rộng được thi trường. Nếu như Công ty không có ýđịnh tăng tính cạnh tranh hoặc mở rộng thị trường, thì nhà quản trị phải xem xét lại chiến lược bán hàng, cung cấp dịch vụ của Công ty nhằm tăng số vòng quay thu tiền lên.

+ Số ngày thu tiền: Do số vòng quay các khoản phải thu qua các năm có giảm

theo thời gian, cho nên số ngày thu tiền của các năm cũng tăng lên. Số ngày thu tiền càng cao thì càng không tốt. Do đó, nhà quản trị của Công ty đặc biệt lưu ý đến vấn đề này nhằm kiểm soát ở mức hợp lý tùy thuộc vào chiến lược kinh doanh của mình.

Thứ hai, vòng quay vốn lưu động: Vốn lưu động quay được1,21 vòng trong

năm 2020, tăng lên 1,79 vòng ở năm 2021 (so với cuối năm 2020) và giảm xuống còn 1,70 vòng ở năm 2022 (so với năm 2021). Số vòng quay của vốn lưu động là rất thấp, trung bình số vòng quay này chưa được hai vòng trong một năm, suy ra hiệu quả vốn đem lại là chưa cao. Công ty cần áp dụng các giải pháp để tăng số

vòng quay này lên nhằm phát huy hơn nữa hiệu quả sử dụng vốn này.

Thứ ba, số vòng quay hàng tồn kho và số ngày của một vòng quay:

 Số vòng quay hàng tồn kho quá thấp, dưới hai vòng trong một kỳ (năm) kinh doanh, trung bình trong 3 năm, thời gian của một vòng quay là khoảng hơn 8 tháng. Nhà quản trị Công ty cần nên nghiên cứu nhằm tăng cường số vòng quay hàng tồn kho lên đến mức hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của Công ty.

 Số ngày của một vòng quay hàng tồn: Số ngày của một vòng quay hàng tồn kho là quá nhiều, cụ thể trong năm 2020 Công ty phải mất gần 09 tháng ( 286 ngày) mới thu được vốn kinh doanh,và tăng lên gần 7 tháng (209 ngày) ở năm 2021, qua năm 2022 khoảng thời gian này cũng cao tới gần 9 tháng (268 tháng). Công ty đang kinh doanh và bán hàng kém hiệu quả; hàng hoá tồn đọng, dẫn đến tăng lượng hàng tồn, dẫn đến tốn nhiều chi phí lưu kho, bảo quản, v.v… Qua đó, Công ty cần nên đẩy mạnh kinh doanh và đẩy nhanh bán hàng, giảm bớt số ngày của một vòng quay hàng tồn kho xuống ở mức hợp lý nhằm tăng cường hoạt động sản xuất, kinh doanh.

- Thứ tư, sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản và cơ cấu nguồn vốn :

+Sự bất cân đối trong cơ cấu tài sản, điều này được thể hiện ở chỗ là tài sản ngắn hạn quá nhiều và đang trên đà tăng lên trong khi tài sản dài hạn lại quá ít và đang trên đà giảm xuống trong giai đoạn phân tích, cụ thể: Cứ 01 đồng đầu tư vào tài sản dài hạn, Công ty đã đầu tư 54,25 đồng ở năm 2020, tăng lên 62,71 đồng ở năm 2021 và tăng lên 113.93 đồng ở năm 2022 vào tài sản ngắn hạn. Mà như chúng ta đã biết, đầu tư nhiều vào tài sản dài hạn sẽ cho thấy mức độ quan trọng của tài sản trong tổng tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng vào kinh doanh, phản ánh tình hình trang bị cơ sở vật chất kỹ thuật, năng lực sản xuất và xu hướng phát triển lâu dài

cũng như khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp. Chính vì lý do này mà hiệu suất sử dụng toàn bộ tài sản của Công ty là quá thấp, cụ thể một đồng vốn đầu tư vào Công ty trong năm 2020, năm 2021 và năm 2022 lần lượt tạo ra được 0,86 đồng, 1,06 đồng và 0,96 đồng doanh thu.

+ Sự không cân xứng trong cơ cấu nguồn vốn: Điều này được thể hiện qua vốn chủ sở hữu và nợ phải trả của Công ty. Vốn chủ sở hữu chiếm một tỷ trọng quá lớn trong tổng cộng nguồn vốn trong khi nợ phải trả chiếm một tỷ lệ thấp so với vốn chủ sở hưu, điều này dẫn đến việc chưa phát huy được hiểu quả mang lại từ việc sử dụng vốn vay bên ngoài.

Cuối cùng, lợi nhuận sau thuế của Công ty qua kết quả phân tích, ta thấy rằng với các mức lợi nhuận sau thuế mà Công ty đạt được là còn quá thấp, chưa xứng với quy mô hiện tại của Công ty. Nhà quản trị công ty cần xem xét lại vấn đề này nhằm nâng cao mực lợi nhuận sau thuế

TÓM TẮT CHƯƠNG 2

Thông qua các con số phân tích của nhóm các chỉ tiêu ở trên chúng ta có thể thấy được mức độ ảnh hưởng của các chỉ số này đến tình hình tài chính của công ty.

Cụ thể: đánh giá tình hình tài chính của doanh nghiệp trên các góc độ đảm bảo vốn sản xuất kinh doanh, quản lý và phân phối vốn, tình hình vốn. Đánh giá hiệu quả sử dụng từng loại vốn trong quá trình kinh doanh cũng như kết quả tài chính của hoạt động kinh doanh và tình hình thanh toán. Tỷ lệ cơ cấu tài chính phản ánh mức độ công ty sử dụng nợ để kiếm lợi nhuận hoặc phản ánh mức độ tự chủ tài chính của công ty. Tính toán, xác định mức độ định lượng được các yếu tố ảnh hưởng đến tình hình tài chính của doanh nghiệp, từ đó đưa ra biện pháp hữu hiệu khắc phục điểm yếu, khai thác triệt để năng lực của doanh nghiệp nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh.

Một phần của tài liệu luận văn thạc sĩ phân tích báo cáo tài chính công ty cổ phần tư vấn thiết kế xây dựng cơ khí thương mại đại hưng thịnh (Trang 75 - 81)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(93 trang)
w