CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ
2.1 Cơ sở lý luận về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị 27
2.1.1 Khái niệm về chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Việc phân loại CTR có thể thực hiện theo các tiêu chí như theo trạng thái vật lý; theo nguồn gốc phát sinh và theo tác động môi trường [114]. Khi xét về nguồn gốc thì CTR phát sinh tại khu vực đô thị thường được gọi là CTR đô thị. Khái niệm “chất thải rắn đô thị” đã được một số nghiên cứu đề cập ([99], [118], [131], [179], [191]) khi nghiên cứu phân loại CTR theo nguồn gốc phát sinh của chúng. Phần lớn các nghiên cứu đều cho rằng CTR đô thị là “CTR phát sinh tại khu vực đô thị”. Còn về “chất thải rắn sinh hoạt”
thì tại khoản 11 Điều 3 Nghị định số 08/2022/NĐ-CP [38] quy định “là
CTR phát sinh trong sinh hoạt thường ngày của con người” và phải được
thu gom, xử lý. Có thể thấy rằng, hiện nay khái niệm về “chất thải rắn sinh hoạt đô thị” vẫn chưa được đề cập cụ thể trong các công trình nghiên cứu và luật pháp cũng chưa quy định rõ ràng, do đó trên cơ sở khái niệm “chất thải
rắn sinh hoạt” và cách thức phân loại CTR, tác giả đề xuất khái niệm
“CTRSHĐT là loại CTR phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, kinh doanh, dịch
vụ, của con người trong khu vực đô thị và cần được chính quyền đô thị tổ chức thu gom và xử lý theo quy định”.
Khái niệm trên thể hiện được các nội hàm sau:
(i) Về nguồn gốc: đề cập rõ phát sinh từ hoạt động sinh hoạt, hoạt động kinh doanh của con người;
(ii) Về vị trí: CTR phát sinh trong khu vực đô thị;
(iii) Về cách thức xử lý: đảm bảo theo quy định về xử lý CTR;
(iv) Về quản lý: thuộc chức năng quản lý của chính quyền đô thị.
2.1.2 Công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
a) Khái niệm và phân cấp công trình
Theo Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về các công trình HTKT QCVN 07- 9:2016/BXD [13] thì công trình xử lý CTRSHĐT là “các cơ sở vật chất bao
gồm đất đai, nhà xưởng, dây chuyền công nghệ, trang thiết bị và các hạng mục công trình phụ trợ được sử dụng cho hoạt động xử lý CTR” và được phân cấp theo tổng công suất xử lý quy định tại Thông tư số 06/2021/TT-BXD ngày 30/6/2021 của Bộ Xây dựng [16] như sau:
(i) Công trình xử lý CTRSHĐT cấp đặc biệt: ≥ 500 (tấn/ngày đêm);
(ii) Công trình xử lý CTRSHĐT cấp I: từ 200 ÷ < 500 (tấn/ngày đêm);
(iii) Công trình xử lý CTRSHĐT cấp II: từ 50 ÷ < 200 (tấn/ngày đêm);
(iv) Công trình xử lý CTRSHĐT cấp III: dưới < 50 (tấn/ngày đêm).
b) Thành phần cấu tạo của công trình xử lý CTRSHĐT
Tùy thuộc vào công nghệ xử lý CTR mà cấu tạo của công trình xử lý CTRSHĐT có thể bao gồm: công trình tái chế CTR; công trình xử lý CTR theo công nghệ sinh học; công trình đốt CTR; BCL CTR thông thường; khu liên hợp xử lý CTR [13]. Về cơ bản, công trình xử lý CTR nói chung, công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng, gồm ba khu chức năng chính là Khu điều hành, Khu xử lý và HTKT [13], trong đó:
(i) Khu điều hành gồm: văn phòng, phòng khách, kho, phòng hóa
nghiệm, phân khu vệ sinh.
(ii) Khu HTKT gồm: cổng, hàng rào, đường, sân, bãi đỗ xe, cầu rửa xe,
cấp nước, thu gom và xử lý nước thải và nước rỉ rác, chiếu sáng, cây xanh, mặt nước, tiểu cảnh.
(iii) Khu xử lý gồm: các phân khu chức năng “đầu vào”, “xử lý” và “đầu
ra” với các công trình đặc biệt phù hợp từng công nghệ xử lý CTR. Sự khác biệt của các công trình theo công nghệ xử lý CTR được tổng hợp ở Bảng 2.1 dưới đây:
Bảng 2.1: Khu xử lý của công trình xử lý chất thải rắn theo loại hình công nghệ
STT Công trình theo loại
hình công nghệ
Khu xử lý
Đầu vào Xử lý Đầu ra
1 Công trình tái chế
CTR
Khu chứa, phân loại CTR trước xử lý Khu tái chế CTR Khu chứa
CTR sau xử lý
2
Công trình xử lý CTR theo công nghệ
sinh học
Xưởng cơ điện, nhà tập kết rác thô
Thiết bị cắt, nghiền, phân loại, đảo trộn, lên men, ủ chín, tinh chế
mùn, đóng bao
Kho chứa các sản phẩm thu hồi hoặc tái chế từ CTR
3 Công trình đốt CTR Khu kỹ thuật, tiếp
nhận, nạp liệu
Lò đốt, xử lý khói, bụi
Kho chứa, khu chôn lấp
tro, xỉ
4 BCL CTR
thông thường
Xưởng cơ điện, trạm cân Khu tiếp nhận Ô chôn lấp
5 Khu liên hợp
xử lý CTR
Xưởng cơ điện, trạm cân, tiếp nhận,
phân loại
Xử lý sinh học, tái chế, đốt, tiếp nhận
Kho chứa, ô chôn lấp
(Nguồn: [13]) c) Đặc điểm của công trình xử lý CTRSHĐT
Công trình xử lý CTRSHĐT có những đặc điểm sau ([17], [177]):
Thứ nhất, vị trí của công trình xử lý CTRSHĐT được quy hoạch, đặt ở
ngoài phạm vi xây dựng đô thị, đặc biệt là tránh các vùng thường xuyên bị ngập nước, vùng caster, vùng có vết đứt gãy kiến tạo;
Thứ hai, công trình xử lý CTRSHĐT được đặt ở vị trí đảm bảo khoảng
cách an toàn môi trường với khu dân cư;
Thứ ba, công trình xử lý CTRSHĐT thường có thành phần kiến trúc
xây dựng đặc trưng của dây chuyền công nghệ xử lý chất thải;
Thứ tư, công trình xử lý CTRSHĐT được đầu tư mang tính chất của
một dự án ĐTXD, tức là có các giai đoạn từ chuẩn bị, xây dựng đến vận hành, khai thác và mang lại hiệu quả về KT-XH, môi trường;
Thứ năm, quy mô đầu tư, loại công nghệ xử lý CTRSHĐT sử dụng trong công trình xử lý CTRSHĐT phụ thuộc vào loại đô thị, dự báo mức mở rộng đô thị, địa hình vùng, khu vực đô thị;
Thứ sáu, diện tích đất đai sử dụng để ĐTXD đồng bộ các hạng mục của
công trình xử lý CTRSHĐT bảo đảm các yêu cầu về môi trường thường lớn hơn các dự án ĐTXD khác có cùng quy mô vốn đầu tư;
Thứ bảy, lợi ích về kinh tế và hiệu quả tài chính khi ĐTXD công trình
xử lý CTRSHĐT không phải là hấp dẫn, khó đạt được lợi nhuận kỳ vọng của nhà đầu tư.
2.1.3 Vốn đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Đầu tư là cơ sở tài chính quan trọng đối với xây dựng công trình. Bản chất của ĐTXD công trình là tìm kiếm nguồn tài chính và sử dụng chúng để thu được hiệu quả thông qua xây dựng công trình và vận hành công trình trong thị trường xây dựng.
Đầu tư cho xây dựng công trình có thể được huy động từ các nguồn vốn quốc gia (ngân sách của nhà nước) hoặc vốn tư nhân hoặc các nguồn vốn hợp pháp khác hoặc kết hợp các nguồn vốn đó. Ở Việt Nam, theo pháp luật hiện hành, vốn ĐTXD có thể là: vốn nhà nước (đầu tư công và ngoài đầu tư công);
vốn hỗn hợp từ vốn nhà nước và vốn tư nhân (PPP); vốn tư nhân và vốn khác [69].
Vốn nhà nước được sử dụng với các mục đích: đầu tư chương trình, dự án kết cấu hạ tầng KT - XH; đầu tư của nhà nước tham gia thực hiện dự án theo phương thức PPP; đầu tư và hỗ trợ hoạt động đầu tư cung cấp sản phẩm, dịch vụ công ích, phúc lợi xã hội;…
Như vậy, các công trình xử lý CTRSHĐT là đối tượng được đầu tư từ nguồn vốn nhà nước và cũng không loại trừ các trường hợp được đầu tư từ các nguồn vốn khác khi khả năng cấp vốn nhà nước có hạn. Tuy nhiên, dù thuộc nhóm công trình HTKT nhưng việc huy động đầu tư cho các công trình này
gặp nhiều khó khăn, do những đặc điểm của chúng như đã nêu trước đây, trong đó đáng kể nhất là công trình có nhiều hình thái phức tạp, vị trí có thể được đặt ở phạm vi liên vùng/ tỉnh và lợi ích kinh tế - tài chính thiếu hấp dẫn.
Bản chất của bài toán này là chính sách hấp dẫn về thu hút đầu tư cho các dự án ĐTXD loại công trình này.
2.1.4 Quá trình đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Về lý thuyết, quá trình ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT được thực hiện theo các giai đoạn với trình tự như sau [177]:
- Lựa chọn địa điểm xây dựng phù hợp với quy hoạch;
- Lựa chọn công nghệ xử lý;
- Chuẩn bị xây dựng (lập dự án, thiết kế xây dựng);
- Xây dựng (thi công xây dựng, lắp đặt thiết bị);
Về trình tự thực hiện dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT được quy định tại Luật Xây dựng ([66], [74]) gồm ba giai đoạn: (i) Giai đoạn chuẩn bị dự án; (ii) Giai đoạn thực hiện dự án; (iii) Giai đoạn kết thúc xây dựng.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý có vai trò quan trọng trong ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT, nó phụ thuộc vào các đặc điểm, yếu tố khu vực, loại đô thị, khả năng tài chính của địa phương ([96], [167]).
Công nghệ xử lý CTRSHĐT gồm các loại sau [96]:
(i) Công nghệ chôn lấp CTR;
(ii) Công nghệ phân loại, tái chế;
(iii) Công nghệ đốt, thu hồi năng lượng, nhiệt phân và khí hóa;
(iv) Công nghệ sinh học lên men kỵ khí và ủ phân.
Việc lựa chọn công nghệ xử lý CTRSHĐT được thực hiện thông qua các tiêu chí đánh giá phù hợp với chiến lược của quốc gia. Ở Việt Nam các tiêu chí lựa chọn công nghệ xử lý CTRSH được quy định tại Thông tư số 02/2022/TT-
BTNMT [12], trong đó tập trung về “công nghệ”, “về môi trường và xã hội”
và “về kinh tế”, cụ thể như sau:
- Về công nghệ: (i) Có khả năng tiếp nhận, phân loại chất thải, xử lý mùi, nước rỉ rác, khí thải, linh hoạt trong kết hợp các công nghệ khác,… (ii) Mức độ tự động hóa, nội địa hóa của dây chuyền thiết bị,…; (iii) Ưu tiên công nghệ đã được ứng dụng thành công, đạt tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường về thiết bị xử lý, tái chế chất thải và phù hợp với điều kiện Việt Nam,
…
- Về môi trường và xã hội: (i) Bảo đảm các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật môi trường; (ii) Tiết kiệm diện tích sử dụng đất; (iii) Tiết kiệm năng lượng, khả năng thu hồi năng lượng trong quá trình xử lý; (iv) Khả năng đào tạo nhân lực địa phương tham gia quản lý, vận hành thiết bị, bảo dưỡng và bảo trì thiết bị.
- Về kinh tế: (i) Chi phí xử lý phù hợp với khả năng chi trả của địa
phương,…; (ii) Khả năng tiêu thụ sản phẩm từ hoạt động tái chế chất thải; (iii) Tiềm năng, giá trị kinh tế mang lại từ việc tái sử dụng chất thải, năng lượng và các sản phẩm có ích được tạo ra sau xử lý; (iv) Nhu cầu thị trường, tiêu chuẩn chất lượng sản phẩm sau khi xử lý được áp dụng; (v) Tính phù hợp trong chi phí xây dựng và lắp đặt thiết bị; chi phí vận hành; chi phí bảo dưỡng, sửa chữa.