CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM
3.5 Thực trạng thu hút các nguồn lực đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
3.5.1 Các quy định pháp lý về thu hút các nguồn lực cho đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
3.5.1.1 Các quy định về nguồn vốn được sử dụng để đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Để thực hiện mục tiêu của chiến lược quốc gia về quản lý tổng hợp CTR đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2050, Chính phủ đã xác định nguồn vốn để ĐTXD các công trình xử lý CTRSHĐT khá đa dạng (Bảng 3.7):
Bảng 3.7: Tổng hợp quy định về nguồn vốn đầu tư xây dựng công trình xử
lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị đến năm 2025
STT Nguồn đầu tư Tính chất/ bản chất
1 Ngân sách địa phương
Ngân sách nhà nước 2 Nguồn vốn hỗ trợ từ ngân sách
Trung ương 3 Vốn vay từ các tổ chức tín dụng - 4 Quỹ BVMT Việt Nam Tổ chức tài chính nhà nước (ở Trung
ương, địa phương) được thành lập để cho vay ưu đãi, nhận ký quỹ, tài trợ, hỗ trợ, đóng góp tài chính cho hoạt động BVMT 5 Quỹ BVMT địa phương
6 Hợp tác công tư (PPP) Nguồn vốn tư nhân trong và ngoài nước
7 Nguồn kinh phí từ các chủ nguồn thải và các chủ thể khác
Tổ chức, cá nhân phát thải phải trả kinh phí xử lý chất thải
8 Các nguồn vốn hợp pháp khác -
(Nguồn: [30])
Tại chiến lược quốc gia về quản lý CTR đến năm 2025, Chính phủ cũng đã định hướng rõ là cần “Thúc đẩy triển khai ĐTXD các dự án đầu tư xử
lý CTRSH theo phương thức PPP phù hợp với điều kiện KT-XH của từng địa phương” [30] nhằm tăng cường sự tham gia của khu vực tư nhân (trong và
ngoài nước) vào các dự án này, đồng thời giảm dần sự đầu tư từ NSNN.
3.5.1.2 Các quy định về ưu đãi, khuyến khích các chủ thể tham gia đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Nhà nước đã ban hành các quy định về ưu đãi, khuyến khích, thu hút đầu tư đối với các chủ thể tham gia ĐTXD công trình xử lý CTR nói chung và CTRSHĐT nói riêng, cụ thể như sau (Bảng 3.8):
Bảng 3.8: Một số ưu đãi đầu tư đối với các chủ thể tham gia đầu tư xây
dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
STT Ưu đãi Quy định
1 Ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp - Luật Đầu tư số 61/2020/QH14
(điểm a, b, c khoản 1 Điều 15) [73];
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC (mục 2.1; 2.4 II) [6];
- Luật Đầu tư theo phương thức PPP số 64/2020/QH14 (Điều 79) [72];
- Luật BVMT số 72/2020/QH14 (điểm a khoản 1 Điều 141) [70].
2 Ưu đãi về thuế nhập khẩu
3 Miễn, giảm tiền sử dụng đất, tiền thuê đất, thuế sử dụng đất
4 Khấu hao nhanh Luật Đầu tư số 61/2020/QH14 (điểm
d khoản 1 Điều 15) [73].
5 Ưu đãi về chi phí giải phóng mặt bằng
- Thông tư số 121/2008/TT-BTC (mục 2.1; 2.2; 2.3; 2.5; 2.6 II) [6]
6 Hỗ trợ đầu tư bằng nguồn NSNN 7 Hỗ trợ đầu tư bằng nguồn tín dụng ưu đãi
8 Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển công nghệ xử lý CTR
9 Hỗ trợ đào tạo lao động
Để thu hút đầu tư hiệu quả, Chính phủ đã giao các bộ, địa phương nghiên cứu giải pháp, cơ chế, chính sách khuyến khích, thu hút nhà đầu tư trong, ngoài nước tham gia ĐTXD công trình xử lý CTR với công nghệ xử lý tiên tiến, hiện
đại, phù hợp với điều kiện KT-XH của Việt Nam, đồng thời đơn giản hóa các thủ tục chuẩn bị đầu tư, xây dựng các công trình xử lý CTR. Tinh thần này được thể hiện rõ tại Chỉ thị số 41/CT-TTg ngày 01/12/2020 [33].
Hiện nay, nhà nước đã có những chính sách cụ thể cho lĩnh vực xử lý CTR liên quan đến việc vận dụng phương thức PPP, như quy định về quy mô dự án có tổng mức đầu tư từ 200 tỷ đồng trở lên ([36], [72]); các nhà đầu tư được nhà nước bảo đảm về một số quyền (như: sử dụng đất và tài sản công;
thế chấp tài sản, quyền kinh doanh công trình, hệ thống CSHT) và có sự chia sẻ rủi ro, thể hiện ở cơ chế chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu được xác định tại quyết định chủ trương đầu tư.
3.5.1.3 Quy định về sơ tuyển nhà đầu tư tham gia đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Tiêu chuẩn đánh giá sơ tuyển nhà đầu tư tham gia các dự án theo phương thức PPP được quy định tại Nghị định số 35/2021/NĐ-CP [36] (trong đó dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT) gồm:
(i) Năng lực tài chính - thương mại: khả năng huy động vốn chủ sở hữu, vốn vay; khả năng triển khai phương thức kinh doanh, khai thác công trình dự án, cung cấp sản phẩm, dịch vụ công;
(ii) Năng lực, kinh nghiệm của nhân sự chủ chốt;
(iii) Kinh nghiệm vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống CSHT để cung cấp sản phẩm, dịch vụ công.
Sự kết hợp các tiêu chí được Dolla T. và Laishram B [111] (đã được nêu tại Chương 2) và quy định pháp luật về sơ tuyển nhà đầu tư theo phương thức PPP là sự gợi mở để tác giả có cơ sở khảo sát, thu thập dữ liệu thực tiễn làm nền cho việc đề xuất các tiêu chí, chỉ tiêu sơ tuyển nhà đầu tư tham gia ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT theo phương thức PPP ở nước ta hiện nay.