CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN CÁC NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ
2.2 Cơ sở lý luận quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
2.2.5 Tiêu chí đánh giá quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Qua tổng quan các công trình nghiên cứu, tác giả thấy rằng, hiện nay có ít công trình nghiên cứu đề cập đầy đủ và đánh giá về QLNN một cách rõ ràng, cụ thể. Theo tác giả, thực chất của việc đánh giá một hoạt động nào đó là xác
định mức độ đạt được mục tiêu, mức độ hoàn thành các nội dung/ nhiệm vụ của hành động đó. Vì vậy, cơ sở để đánh giá QLNN về ĐTXD có thể là nội dung của công tác QLNN như Luật Xây dựng đã quy định mà được luận án trình bày tại mục 2.2.4 trước đây. Theo đó, các tiêu đánh giá có thể phản ánh kết quả trả lời cho các câu hỏi như sau:
(i) Chiến lược, đồ án quy hoạch, kế hoạch có rõ ràng, nhất quán và đảm bảo tính khả thi không?
(ii) Các quy định pháp lý và tiêu chuẩn, định mức được xây dựng, ban hành có đầy đủ và khả thi không đối với hoạt động ĐTXD?
(iii) Tổ chức bộ máy quản lý và quá trình thực hiện cũng như kiểm tra, giám sát quá trình thực hiện các đồ án quy hoạch, các dự án ĐTXD có toàn diện, đầy đủ, kịp thời không?
(iv) Tổ chức huy động và sử dụng các nguồn lực cho các dự án ĐTXD ra sao? Có đầy đủ, tiết kiệm và hiệu quả không?
2.2.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị
Qua tổng hợp, tác giả nhận thấy hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập một cách rõ nét, đầy đủ về các nhân tố ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXD nói chung và QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng, do vậy trong luận án này, tác giả đề xuất, phân tích một số nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT, cụ thể:
2.2.6.1 Nhân tố khách quan
a) Điều kiện về địa lý, điều kiện tự nhiên: là nhân tố ảnh hưởng tới QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nhưng nhân tố này không thực sự rõ nét, định tính mà chủ yếu theo khía cạnh liên quan đến yếu tố lịch sử, thói quen (xuất phát từ địa lý, điều kiện tự nhiên) ảnh hưởng đến tư duy, triết lý, văn hóa quản lý (thông thoáng hay chặt chẽ, nhanh nhạy hay chậm đổi mới, chịu trách nhiệm hay đùn đẩy,…) dẫn đến công tác quản lý, điều hành quyết liệt, hiệu quả hoặc nửa vời, kém hiệu quả.
Nhân tố này cũng quan trọng đối với tinh thần phối hợp, chia sẻ trong QHXD công trình xử lý CTRSHĐT của các địa phương (tỉnh, huyện) vùng miền, tạo tiền đề hình thành các công trình xử lý CTRSHĐT có quy mô phù hợp và phạm vi phục vụ hợp lý.
b) Tốc độ đô thị hóa và sự gia tăng khối lượng CTRSHĐT: ảnh hưởng tới chức năng hoạch định của cơ quan QLNN trong việc QHXD và triển khai ĐTXD các công trình xử lý CTRSHĐT để thích ứng phù hợp với tốc độ đô thị hóa, sự gia tăng khối lượng CTRSHĐT theo từng giai đoạn phát triển KT-
XH.
Dự báo tốt lĩnh vực này là yêu cầu cấp thiết, tạo cơ sở đảm bảo việc xác định đúng quy mô, công suất của tổ hợp các công trình xử lý CTRSHĐT trên địa bàn của từng địa phương riêng lẻ cũng như địa bàn liên tỉnh, liên huyện, liên đô thị, từ đó đảm bảo các chủ trương của nhà nước đúng đắn, khả thi, hiệu quả.
c) Sự phát triển về KT-XH và khoa học, công nghệ: đòi hỏi QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT ngày càng phải linh hoạt, nâng cao hiệu lực, hiệu quả để đáp ứng với trình độ phát triển của xã hội, nhất là sự thay đổi về khoa học, công nghệ. QLNN phải chuyển đổi, thích ứng nhanh hơn, từ tư duy quản lý đến phương thức quản lý hiệu quả hơn (như: chuyển đổi số, ứng dụng trí tuệ nhân tạo trong hệ thống thông tin quản lý,…) nhằm thực hiện tốt việc xây dựng và ban hành các quy định phù hợp, kịp thời; thực hiện công tác kiểm tra, giám sát được liên tục, toàn diện triển khai xử lý các vi phạm, tồn tại một cách nhanh chóng, triệt để. Nói cách khác, sự phát triển KT-XH và khoa học, công nghệ là động lực thúc đẩy sự thay đổi QLNN nói chung và QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng.
d) Các chính sách đầu tư của nước ngoài và nhà đầu tư nước ngoài: với xu thế hội nhập quốc tế, khu vực thì các quốc gia nói chung cơ bản đều phải có chiến lược, định hướng tiếp cận các chính sách chung về “xuất-nhập” đầu tư nước ngoài. Các nhà đầu tư nước ngoài có những tư duy, ý đồ riêng và có góc độ xem xét, đánh giá về nơi họ sẽ “đổ” vốn vào. Thực tế này sẽ hình thành động cơ và hành vi đầu tư ra nước ngoài của họ. Khi có cảm giác thân thiện, tin cậy
thì quyết định đầu tư sẽ có được một cách nhanh chóng và ngược lại. Vì vậy, dưới góc độ QLNN nói chung, ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng thì những chính sách thu hút đầu tư phải có tác động mạnh, cuốn hút, hấp dẫn họ ra quyết định đầu tư.
2.2.6.2 Nhân tố chủ quan
a) Quyết tâm chính trị đẩy mạnh phân cấp, phân quyền: ảnh hưởng trực tiếp đến QLNN về ĐTXD nói chung, ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng, thể hiện ở việc tinh gọn, tập trung đầu mối quản lý, nhất là đẩy mạnh phân quyền cho địa phương, cấp dưới, khi đó nó tác động trực tiếp đến cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNN. Vì vậy, cơ chế phân cấp QLNN còn thiếu hoặc chưa hoàn thiện (mong muốn phân cấp mạnh hơn so với lĩnh vực khác nhưng pháp luật chưa cho phép) cũng ảnh hưởng, tác động lớn tới QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT.
Nhìn chung, nhân tố này rất quan trọng vì ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT là lĩnh vực phức tạp, bao phủ một phạm vi rộng, từ các vấn đề QHXD, triển khai ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT, vốn thực hiện ĐTXD,
…
b) Tổ chức bộ máy QLNN: ảnh hưởng đến QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT thể hiện ở chức năng, nhiệm vụ của bộ máy được tổ chức ở từng cấp, từ Trung ương đến địa phương gắn với quy mô (số lượng cán bộ, công chức, viên chức; cơ cấu phòng, ban), khối lượng, tính chất công việc thực thi. Tổ chức bộ máy quản lý còn ảnh hưởng tới sự phối hợp, chỉ đạo điều hành giữa các cấp hoặc theo thứ bậc trên/ dưới.
Nhân tố này ảnh hưởng đến chất lượng thực thi các nhiệm vụ QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT ở từng cấp, vì nó liên quan đến tính chuyên môn hóa của từng bộ phận và sự phối hợp giữa các bộ phận trong bộ máy. Việc tổ chức bộ máy quản lý không phù hợp, không hợp lý sẽ dẫn đến sự chồng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, hiệu quả giải quyết công việc thấp cũng như sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực.
c) Về nguồn lực của nhà nước (tài sản công, chi tiền lương, phúc lợi,
…): có ảnh hưởng lớn tới QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT và có mối quan hệ chặt chẽ với việc phân cấp, tổ chức bộ máy quản lý, đồng thời nó đảm bảo sự ổn định, duy trì hoạt động của bộ máy QLNN.
Nhân tố này ảnh hưởng trực tiếp tới cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT, nếu như nguồn lực của nhà nước đảm bảo thì bộ máy quản lý sẽ được trang bị đầy đủ cơ sở vật chất cũng như chế độ, chính sách tiền lương, phúc lợi để cán bộ, công chức yên tâm thực thi nhiệm vụ, qua đó nâng cao chất lượng, hiệu quả công việc.
d) Năng lực của cán bộ trong bộ máy QLNN: ảnh hưởng tới chất lượng thực thi công việc, tức là ảnh hưởng đến các quyết định chỉ đạo, điều hành cũng như tham mưu, xây dựng, ban hành, tổ chức thực hiện các chính sách.
Khi năng lực của cán bộ trong bộ máy QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT ở mức tốt thì hiệu quả công việc trong từng khâu quản lý sẽ nhịp nhàng, thông suốt và ngược lại năng lực của cán bộ yếu kém, sợ trách nhiệm, quan liêu dẫn đến chất lượng giải quyết công việc không cao, chậm trễ.
e) Thủ tục hành chính: là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn, tác động đến hiệu lực, hiệu quả QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT.
Nếu như quá nhiều thủ tục hành chính hoặc các thủ tục không cần thiết hoặc thủ tục rườm rà, tốn nhiều thời gian sẽ ảnh hưởng đến tiến độ giải quyết công việc của các chủ thể tham gia hoạt động ĐTXD, nhất là khi nhà nước đẩy mạnh thu hút nhà đầu tư nước ngoài thì các thủ tục hành chính là một trong những nhân tố tác động mạnh tới quyết định của nhà đầu tư.
f) Hệ thống thông tin quản lý: là một trong những nhân tố ảnh hưởng lớn tới QLNN về ĐTXD công trình nói chung và công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng, nó đảm bảo hoạt động quản lý của cơ quan nhà nước được thông suốt, liên tục cũng như duy trì các mối quan hệ trong chỉ đạo, báo cáo giữa cơ QLNN cấp trên và cấp dưới đẩy nhanh quá trình ra quyết định, xử lý công việc một cách nhanh chóng, minh bạch.