Đánh giá về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam (Trang 110 - 115)

CHƯƠNG 3 THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẦU TƯ XÂY DỰNG CÔNG TRÌNH XỬ LÝ CHẤT THẢI RẮN SINH HOẠT ĐÔ THỊ TẠI VIỆT NAM

3.6 Đánh giá về quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị

3.6.1 Những kết quả đạt được

Qua phân tích các nội dung nêu trên cho thấy, QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT đã đạt được một số kết quả nhất định trong thời gian vừa qua thể hiện ở một số điểm như sau:

(i) Pháp luật về BVMT và xây dựng ngày càng được hoàn thiện hơn, theo hướng đẩy mạnh phân cấp chức năng, nhiệm vụ QLNN ở Trung ương và địa phương về quản lý CTRSH nói chung, CTRSHĐT nói riêng, trong đó hạ tầng xử lý là các công trình xử lý CTRSHĐT ngày càng được ĐTXD với quy mô, công suất lớn hơn trước đây, công nghệ xử lý CTRSHĐT ngày càng hiện đại, thân thiện với môi trường.

(ii) Về xây dựng, tổ chức thực hiện chiến lược quốc gia về quản lý CTR, quy hoạch quản lý CTR vùng liên tỉnh, địa phương (trong đó có QHXD công trình xử lý CTRSHĐT): đã được nhà nước quan tâm, chú trọng tổ chức nghiên cứu xây dựng trong thời gian qua, vì vậy mà vị trí của các công trình xử lý CTRSHĐT trong BVMT ngày càng được nâng cao, từ đó đã định hình và là cơ sở để triển khai thực hiện ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT, góp phần xử lý triệt để, hiệu quả CTRSHĐT, hướng tới sự PTBV.

(iii) Nhà nước đã chủ động và ban hành các chính sách thu hút, khuyến khích nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào các dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT theo phương thức PPP, bước đầu đã đạt những kết quả đáng kể và góp phần giảm gánh nặng cho NSNN trong bối cảnh hiện nay, đồng thời đảm bảo mục tiêu của quy hoạch đã được phê duyệt.

3.6.2 Những tồn tại, hạn chế và nguyên nhân chủ yếu

Bên cạnh những kết quả đạt được trong thời gian vừa qua, QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT cũng đã bộc lộ một số tồn tại, hạn chế nhất định, thể hiện qua một số vấn đề sau:

(1) Về phân cấp QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT Thứ nhất, trong việc phân cấp QLNN về quản lý CTRSH hiện nay còn

nhiều vấn đề được quy định chưa thực sự đầy đủ, toàn diện hoặc đã được quy định nhưng còn chậm trễ, lúng túng trong việc tổ chức thực hiện so với mục tiêu mà nhà nước đã xác định khi ban hành các quy định, là giao cơ quan

“thống nhất quản lý” ở cấp Trung ương và cơ quan “chịu trách nhiệm toàn diện trên địa bàn” ở cấp địa phương. Chẳng hạn, trách nhiệm quản lý thống nhất đối với CTRSH được quy định cho Bộ TN&MT nhưng hiện nay việc xây dựng chiến lược quốc gia về quản lý CTR chưa được quy định cụ thể (trước

đây do liên Bộ: Bộ Xây dựng và Bộ TN&MT trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt); trong việc ban hành định mức kinh tế, kỹ thuật về thu gom, vận

chuyển, xử lý CTRSH giao cho Bộ TN&MT và đang bị chậm trễ,…

Thứ hai, việc phân cấp quản lý ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT ở địa

phương có sự khác biệt, chưa thống nhất, thể hiện rõ nhất trong việc giao cơ quan làm chủ đầu tư thực hiện quản lý các dự án ĐTXD công trình xử lý

CTRSHĐT.

Thứ ba, việc phân cấp quản lý ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT đã

được quy định rõ ở pháp luật về xây dựng, và ở pháp luật về BVMT cũng có đề cập nhưng đang ở mức quy định chung (trong khi công trình xử lý CTRSHĐT là một thành phần quan trọng trong quản lý CTRSHĐT), vì vậy mà vẫn còn sự đan xen, chưa thực sự đồng bộ.

Thứ tư, việc quy định dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT được

thực hiện theo phương thức PPP với quy mô vốn đầu tư hơn 200 tỷ đồng hoặc không thấp hơn 100 tỷ đồng cũng là một rào cản, có thể dẫn đến hạn chế khả

năng thu hút đầu tư, vì thực tiễn cho thấy nhiều dự án đã triển khai đầu tư hiệu quả theo phương thức này với quy mô ở dưới các mức quy định này.

(2) Về QHXD công trình xử lý CTRSHĐT Thứ nhất, về quy hoạch quản lý, xử lý CTR và QHXD công trình xử lý

CTRSHĐT còn có sự chưa sự thống nhất, đồng bộ giữa các địa phương (kể cả các TP trực thuộc Trung ương), nhất là việc liên kết vùng, liên tỉnh hoặc liên đô thị trong cùng một địa phương.

Thứ hai, về cơ quan chuyên môn thuộc UBND cấp tỉnh có trách nhiệm

trong lập quy hoạch quản lý, xử lý CTR và QHXD công trình xử lý CTRSHĐT chưa có sự thống nhất giữa các địa phương (thực tế chủ yếu do cơ quan chuyên môn về xây dựng ở địa phương thực hiện).

Thứ ba, chất lượng của đồ án quy hoạch quản lý, xử lý CTR và QHXD

công trình xử lý CTRSHĐT chưa có sự đồng đều giữa các địa phương, nhất là chất lượng trong việc dự báo khi nghiên cứu, lập đồ án quy hoạch, nhiều trường hợp việc dự báo còn thiếu hợp lý, thậm chí thiếu tính thực tiễn.

Thứ tư, hầu hết trong các đồ án quy hoạch quản lý, xử lý CTR và QHXD công trình xử lý CTRSHĐT ở các địa phương chưa xác định được thứ tự ưu tiên thực hiện các dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT.

(3) Về thu hút các nguồn lực ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT Thứ nhất, chính sách thu hút các nguồn lực đầu tư đã được nhà nước

ban hành nhưng chưa thực sự đầy đủ, hấp dẫn và chưa tạo ra tính trội, ưu việt (ở danh mục và mức độ) để thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước vào tham gia vào ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT.

Thứ hai, chính sách thu hút nguồn vốn ODA của nhà nước có xu hướng

chững lại, cơ bản vẫn theo phương thức truyền thống (hoặc theo lối mòn) trong khi các nhà tài trợ nước ngoài có chiến lược, xu hướng giảm dần cung cấp vốn ODA cho những quốc gia đang phát triển có sự chuyển biến tích cực về thu

nhập quốc dân bình quân đầu người, vì vậy mà nó cũng tác động tới nguồn lực để ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT.

Thứ ba, việc sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư tham gia ĐTXD công trình

xử lý CTRSHĐT theo phương thức PPP hiện nay còn bỏ ngỏ, chưa được quy định, hướng dẫn chi tiết trong các văn bản quy phạm pháp luật hiện hành.

Thứ tư, việc quy định quy mô vốn đầu tư của dự án ĐTXD công trình

xử lý CTRSHĐT thực hiện theo phương thức PPP là yếu tố tác động, ảnh hưởng tới khả năng thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước.

Những tồn tại, hạn chế QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nêu trên xảy ra là do một số nguyên nhân khách quan, chủ quan sau:

(1) Nguyên nhân khách quan:

(i) Do sự khác biệt về điều kiện tự nhiên, KT-XH, văn hóa của các địa phương và sự phát triển đô thị và đô thị hóa không giống nhau, thể hiện ở:

- Tư duy QLNN về quy hoạch và triển khai thực hiện theo QHXD công trình xử lý CTRSHĐT được phê duyệt: thực tế các địa phương (nhất là các TP lớn) có sự phát triển đô thị nhanh chóng, cư dân đô thị lớn, cơ quan QLNN có sự chủ động, đầu tư bài bản hơn trong công tác này và có sự chỉ đạo, điều hành quyết liệt để đảm bảo mục tiêu đề ra và ngược lại.

- Yếu tố vùng miền, địa phương đã hình thành tư duy “cát cứ” nên có sự cản trở, khó khăn nhất định trong việc phối hợp giữa các địa phương từ QHXD đến ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT liên tỉnh.

(ii) Do sự phát triển kinh tế, phát triển đô thị và tốc độ đô thị hóa ở Việt Nam diễn ra nhanh chóng: làm cho khối lượng CTRSHĐT phát sinh gia

tăng nhanh hàng năm và hầu như đã “vượt qua giá trị” mà cơ quan QLNN dự báo. Vì vậy, các mục tiêu QLNN đề ra trong chiến lược, quy hoạch, kế hoạch và tổ chức thực hiện còn hạn chế, thậm chí thiếu tính thả khi trong thực tiễn.

(iii) Do chính sách thu hút đầu tư của nhà nước đã được ban hành chưa thực sự hướng “đúng và trúng” với tư tưởng, động cơ của nhà đầu tư nước

ngoài: một phần do nhà nước còn hạn chế thông tin về chính sách đầu tư của

các nhà đầu tư nước ngoài (do lĩnh vực này ít được nhà nước quan tâm và lĩnh vực khá hẹp), mặt khác nhà nước chưa có sự nghiên cứu, đánh giá bài bản về động cơ cốt lõi của nhà đầu tư nước ngoài (ở mức lợi nhuận, chiến lược kinh doanh,…) khi họ tham gia vào các dự án ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT.

(2) Nguyên nhân chủ quan:

(i) Quyết tâm phân cấp QLNN mạnh mẽ nhưng thực tế triển khai còn vướng mắc, chậm trễ, thiếu tính khả thi: do nhà nước ban hành các quy định về phân cấp QLNN với mục tiêu đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng chưa lường hết hoặc còn chủ quan dẫn đến các quy định thiếu tính khả thi, thiếu sự đồng bộ giữa các pháp luật, thể hiện ở năng lực thực thi của các cấp, cơ cấu tổ chức phù hợp, tính chuyên môn hóa, cơ chế phối hợp,… Minh chứng cho nguyên nhân này là một số hạn chế, tồn tại nêu trên.

(ii) Về tổ chức bộ máy QLNN chưa thực sự toàn diện, còn có sự chưa đồng bộ, nhất quán: do sự thay đổi, thiếu tính ổn định và sự đồng bộ giữa các

pháp luật về xây dựng, quy hoạch, BVMT cũng như cách thức tổ chức thực hiện các địa phương (trong khuôn khổ pháp luật nhưng không mạnh dạn, linh hoạt thực hiện theo hướng có lợi ích cao hơn, tối ưu hơn…) dẫn đến cơ cấu, tổ chức bộ máy QLNN để thực thi các nhiệm vụ QLNN nói chung, QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT nói riêng nhìn chung chưa thực sự toàn diện, đồng bộ.

(iii) Về chính sách thu hút, khuyến khích đầu tư do nhà nước ban hành còn chưa đầy đủ, hạn chế và kém hấp dẫn: do chính sách thu hút đầu tư của

nhà nước ban hành trong lĩnh vực này chưa được tổng kết, đánh giá đầy đủ cả về mặt lý luận và thực tiễn, thể hiện ở danh mục các ưu đãi, mức độ ưu đãi, nhân tố ảnh hưởng, rủi ro đầu tư,… nên chính sách thu hút đầu tư vừa chưa đủ hấp dẫn và vừa chưa trúng vào động cơ của các nhà đầu tư.

(iv) Về năng lực chuyên môn của cán bộ QLNN còn hạn chế đối với lĩnh vực này: do chính sách phân cấp, tổ chức bộ máy QLNN về ĐTXD hiện

nay và tính chuyên môn hóa chưa cao dẫn đến năng lực cán bộ QLNN về ĐTXD công trình xử lý CTRSHĐT còn hạn chế, thể hiện ở sự hiểu biết chuyên sâu về lĩnh vực này (ví dụ: sự hiểu biết về các chính sách đầu tư nước ngoài; thông tin về các nhà đầu tư nước ngoài; công nghệ xử lý CTR tiên tiến;

…).

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về đầu tư xây dựng công trình xử lý chất thải rắn sinh hoạt đô thị tại Việt Nam (Trang 110 - 115)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(235 trang)
w