CHƯƠNG 3 MỘT SÓ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG VĂN HÓA TÔ CHỨC

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hoá tổ chức tại cơ quan Đảng uỷ các khu công nghiệp Đà Nẵng (Trang 69 - 72)

Văn hóa của tổ chức là nhận thức tổn tại trong một tổ chức chứ không phải trong một cá nhân, các cá nhân có những nền tảng văn hóa, lối sống, nhận thức khác nhau; ở những vị trí làm việc khác nhau sẽ có khuynh hướng hiển thị văn hóa tổ chức đó theo cùng một cách hoặc ít nhất có một mẫu số chung. Do đó việc xây dựng văn hóa tổ chức là nhằm hướng mọi hành động cá nhân vào mục đích chung, đó là tập giá trị mà tổ chức mong muốn. Vấn đề đặt ra cho Cơ quan đảng ủy là xây dựng văn hóa tổ chức như thế nào để tạo tính đặc thù riêng của đơn vị đồng thời là kim chỉ nam điều hành hoạt động của tổ chức, tạo ra giá trị niềm tin đối với CBCC cơ quan. Với ý nghĩa ấy, định hướng xây dựng văn hóa tô chức tại cơ quan Đảng ủy Các khu công nghiệp phải đạt được các yếu tố sau:

Thứ nhất: Văn hóa xây dựng phải phù hợp với giá trị văn hóa dân tộc Thứ hai: Giá trị văn hóa được tạo ra phải phù hợp với các quy định hiện hành

của pháp luật Nhà nước, đường lối chủ trương của Đảng trong công cuộc công

nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.

Thứ ba: phải xuất phát từ nhiệm vụ chính trị của cơ quan; sự hòa hợp giữa mong muốn của lãnh đạo và sự kỳ vọng của toàn thê CBCC cơ quan Đảng ủy.

3.1. Phương hướng, nhiệm vụ của cơ quan Đảng ủy các Khu Công nghiệp giai đoạn 2015-2020

Phương hướng chung, mục tiêu tổng quát của Đảng bộ trong nhiệm kỳ 2015- 2020 là: “Tiếp tục đổi mới, nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của toàn Đảng bộ; tích cực chăm lo công tác phát triển tổ chức đảng và đảng viên; đồng hành cùng doanh nghiệp phát triển sản xuất - kinh doanh ổn định và bên vững;

nâng cao đời sống vật chất, tỉnh thần cho người lao động trong các khu công

nghiệp ”; thực hiện trong điều kiện chung được dự báo là tiếp tục khó khăn, đòi hỏi mỗi chúng ta cần phải quyết tâm, phần đấu hơn nữa, nỗ lực hơn nữa mới có thể đáp

ứng được yêu cầu.

Do đó, trong điều kiện và tình hình mới, Ban Thường vụ Đảng ủy các Khu Công nghiệp sẽ kiên trì, bền bỉ, thực hiện những nhiệm vụ cụ thể sau:

Một là, không ngừng đổi mới và nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của toàn Đảng bộ, qua đó tạo dựng và củng cố niềm tin trong cán bộ, đảng viên, chủ doanh nghiệp, người lao động đối với sự lãnh đạo của Đảng, từ đó làm. tốt công tác tập hợp mọi lực lượng tham gia xây dựng Đảng, đoàn thể, và công tác quản lý nhà nước trong các khu Công nghiệp Đà Nẵng. Thông qua thực tiễn cách mạng, sẽ tiếp tục lựa chọn, bồi dưỡng kết nạp những quần chúng ưu tú là chủ doanh nghiệp, công nhân lao động có những đóng góp tiêu biểu, đáp ứng các tiêu chuẩn chính trị đứng vào hàng ngũ của Đảng, đồng thời đầy mạnh công tác tuyên truyền, vận động thành lập tổ chức đảng, đoản thể trong các doanh nghiệp.

Hai là, tiếp tục cam kết và thực hiện có kết quả mục tiêu “Đồng hành cùng doanh nghiệp” với nhiều nội dung, biện pháp quyết liệt; có giải pháp thực hiện tốt mục tiêu xây dựng đội ngũ doanh nhân các Khu Công nghiệp Đà Nẵng đáp ứng được yêu cầu hội nhập quốc tế trong tình hình mới; Lấy kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mỗi doanh nghiệp theo đúng các quy định của pháp luật là thước đo, là mục tiêu hoạt động của Đảng bộ, phần đấu vì sự nghiệp phát triển chung của

Thành phó.

Ba là, củng cố và nâng cao chất lượng hoạt động của mỗi cơ cơ quan, đơn vị, trực thuộc Đảng bộ, cả về điều kiện cơ sở vật chất, con người, hiệu quả thực thi công vụ, nhằm đáp ứng và phục vụ tốt nhất mọi nhu cầu chính đáng của doanh nghiệp, nhà đầu tư gắn với đảm bảo hài hòa với lợi ích của Nhà nước và công nhân

lao động.

Bốn là, bám sát tình hình cơ sở, xây dựng triển khai thực hiện các Đề án đã

ban hành. Tiếp tục tham mưu cho lãnh đạo thành phố cụ thể hóa các chủ trương chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước phù hợp với điều kiện môi trường đầu tư trong các Khu Công nghiệp, giúp cho các doanh nghiệp hoạt động ôn định, bền vững, đời sống vật chất, tỉnh thần của người lao động được nâng cao.

Năm là, không ngừng đẩy mạnh các phong trào thi đua yêu nước, phát huy tỉnh thần tiên phong, gương mẫu của mọi tổ chức cơ sở đảng và đảng viên, tích cực đây mạnh các hoạt động nhân đạo, từ thiện nhằm khơi đậy và phát huy cao độ tinh

thần tự chủ, sáng tạo, vươn lên hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, thể

hiện tỉnh thần trách nhiệm xã hội.

3.2. Phân tích môi trường và các yếu tố ánh hướng và thay đỗi các giá trị văn hóa của cơ quan Đảng ủy hiện tại và tương lai.

3.2.1. Xu hướng coi trọng và xây dựng văn hóa Nghị quyết Hội nghị lần thứ 5 Ban Chấp hành Trung ương Đảng (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hoá Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc dân tộc, khẳng định: đề xây dựng và phát triển văn hoá trong xã hội, trước hết cần xây dựng văn hoá trong Đảng, trong các tổ chức Nhà nước... Đó là luận điểm đúng và cần thiết. Đúng là vì Đảng là người lãnh đạo quần chúng, là đội ngũ những người giác ngô nhất, tiên phong nhất của giai cấp và của dân tộc. Tự bản chất của nó, Đảng phải nêu gương và là tắm gương sáng trước quần chúng. Không phải là tắm gương sáng về văn hoá thì rất khó thuyết phục quần chúng xây dựng và phát triển văn hoá.

Nói là cần thiết vì đây đang là khâu yếu nhất mà chúng ta phải tập trung giải quyết.

Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Đảng ta là đạo đức, là

văn minh”, nghĩa là một biểu tượng cao về văn hoá của dân tộc và nhân loại.

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Văn hoá tổ chức tại cơ quan Đảng uỷ các khu công nghiệp Đà Nẵng (Trang 69 - 72)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)