Lịch sử hình thành và phát triển

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách marketing cho dịch vụ vận chuyển hành khách đường bay nội địa của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Trang 47 - 60)

BAY NOI DIA CUA HANG HANG KHONG QUOC GIA VIET NAM

2.1. TONG QUAN VE HANG HANG KHONG QUOC GIA VIET NAM

2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển

Lịch sử của Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam bắt đầu từ tháng Giêng năm 1956, khi Cục Hàng không Dân dụng được Chính phủ thành lập, đánh dấu sự ra đời của Ngành Hàng không Dân dụng ở Việt Nam. Vào thời điểm đó, đội bay còn rất nhỏ, với vẻn vẹn 5 chiếc máy bay cánh quạt IL 14, AN 2, Aero 45..

Chuyến bay nội địa đầu tiên được khai trương vào tháng 9/1956.

Giai đoạn 1976 - 1980 đánh dấu việc mở rộng và khai thác hiệu quả nhiều tuyến bay quốc tế đến các các nước châu Á như Lào, Cam-pu-chia, Trung Quốc, Thái Lan, Phi-lip-pin, Ma-lai-xi-a và Xinh-ga-po. Vào cuối giai đoạn này, hàng không dân dụng Việt Nam trở thành thành viên của Tổ chức Hàng không Dân dụng

Quốc tế (ICAO),

Tháng 4 năm 1993, Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chính thức hình thành với tư cách là một đơn vị kinh doanh vận tải hàng không có quy mô lớn của Nhà nước. Vào ngày 27/05/1995, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam được thành lập trên cơ sở liên kết 20 doanh nghiệp hoạt động kinh doanh dịch vụ hàng không, lay Vietnam Airlines lam nòng cốt

Vào ngày 20/10/2002, Vietnam Airlines giới thiệu biểu tượng mới - Bông Sen Vàng, thể hiện sự phát triển của Vietnam Airlines để trở thành Hãng hàng không có tầm cỡ và bản sắc trong khu vực và trên thế giới. Đây là sự khởi đầu cho chương trình định hướng toàn diện về chiến lược thương hiệu của Vietnam Airlines, kết hợp với những cải tiến vượt trội về chất lượng dịch vụ, mở rộng mạng đường bay và đặc biệt là nâng cấp đội máy bay.

Tháng 10/2003, Vietnam Airlines tiếp nhận và đưa vào khai thác chiếc máy bay hiện đại với nhiều tính năng ưu việt Boeing 777 đầu tiên trong số 6 chiếc

39

Boeing 777 đặt mua của Boeing. Sự kiện này đánh dấu sự khởi đầu của chương trình hiện đại hóa đội bay của hãng. Hiện nay, Vietnam Airlines trở thành một trong những hãng hàng không có đội bay trẻ và hiện đại nhất trong khu vực với độ tuổi trung bình của đội bay là 5,4 năm.

2.1.2. Cơ cấu tổ chức của hãng Tổng công ty Hàng không Việt Nam do Chính phủ thành lập là Tổng công ty Nhà nước có quy mô lớn và lấy Hãng Hàng không quốc gia Việt Nam là nòng cốt.

“Thành viên của Tổng công ty bao gồm các DN hạch toán độc lập, các DN hạch toán phụ thuộc và đơn vị sự nghiệp. Các đơn vị thành viên có quan hệ chặt chẽ, gắn bó với nhau về mặt lợi ích kinh tế, tài chính, công nghệ, thông tin, đào tạo, nghiên cứu

và tiếp thị.

Sơ đồ 2.1. Cơ cấu tổ chức của Tổng công ty hàng không Việt Nam er 'Nguôn: Ban Tổ chức và phát triển nguôn nhân lực, Tổng Công ty hàng không Việt Nam

4I

2.1.3. Thực trạng môi trường marketing của Hãng.

2.1.3.1. Môi trường bên ngoài

s Môi trường vĩ mô

e Môi trường kinh tế

Theo số liệu do Tổng Cục Thống kê công bố, năm 2014 là năm đầu tiên

trong kế hoạch 5 năm (2011-2015) kể từ 2011 đến nay, tăng trưởng kinh tế không

chỉ về đích mà còn vượt kế hoạch. So với kế hoạch chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế 5,8% mà Quốc hội đưa ra thì năm 2014 đạt 5,98% quả là con số đáng mừng cho nền kinh tế Việt Nam. Mức tăng trưởng năm 2014 cao hơn mức tăng trưởng 5,25% của năm 2012 và 5,42% của năm 2013 cho thấy dấu hiệu tích cực của nền kinh tế trước bối cảnh chính trị có nhiều bất ôn khi Trung Quốc ha đặt giàn khoan trái phép HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế lãnh thổ Việt Nam. Mức tăng trưởng có dấu hiệu hồi phục này đã giúp cho nền kinh tế vĩ mô có được sự ồn định - mục tiêu mà Việt Nam theo đuổi trong nhiều năm nay, đặc biệt là sau khi lạm phát lên tới trên 20%

trong năm 2008 - năm đầu tiên Việt Nam chịu tác động của khủng hoảng kinh tế

toàn cầu. Con số tăng trưởng 5,98% được Tổng Cục Thống kê chính thức công bố

đã khiến giới chuyên gia không khỏi bất ngờ.

e© Môi trường chính trị - pháp

Tình hình chính trị ồn định tạo điều kiện cho các ngành kinh tế phát triển. Bộ giao thông vận tải và Chính phủ ban hành nhiều chính sách hỗ trợ phát triển cho ngành hàng không.

Luật của Quốc hội số 63-LCT/HĐNN8 ngày 26 tháng 12 năm 1991 về hàng

không dân dụng quy định những quan hệ pháp lý liên quan tới hoạt động hàng không dân dụng nhằm bảo đảm an toàn hàng không, khai thác có hiệu quả các tiềm năng về hàng không, góp phần thúc đây phát triển kinh tế, mở rộng giao lưu và hợp tác quốc tế.

Hoạt động hàng không dân dụng nói tại Luật này bao gồm những hoạt động nhằm sử dụng tầu bay vào mục đích vận chuyển hành khách, hành lý, hàng hoá, bưu kiện, bưu phẩm và phục vụ các hoạt động kinh tế khác, phục vụ nghiên cứu khoa

42

học, hoạt động văn hoá, thể thao, y tế, tìm kiếm - cứu nguy và các hoạt động dân dụng khác.

Đối với những quan hệ pháp lý liên quan tới hoạt động hàng không dân dụng mà Luật này không quy định, thì áp dụng các quy định pháp luật tương ứng khác

của Việt Nam.

Luật số 61/2014/QH13 của Quốc hội: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của

Luật hàng không dân dụng Việt Nam. Lần sửa đổi này đã đưa ra một số điều khoản đảm bảo lợi ích của khách hàng và các quy định về các khoản phí, các quy định về việc sửa chữa, khai thác tàu bay. ...để các DN kinh doanh dịch vụ hàng không phải tuân thủ.

eMôi trường văn hóa — xã hội Thực hiện đồng bộ các giải pháp tạo việc làm, nhất là đào tạo nghề, hỗ trợ tín dụng. Ước cả năm tạo việc làm cho khoảng 1,54 triệu người; 3 năm khoảng 4,6

triệu người, trong đó xuất khẩu lao động 253 nghìn người. Tỷ lệ thất nghiệp ở khu vực thành thị luôn ở mức dưới 4%, hiện khoảng 3,48%.

Chính sách tiền lương từng bước được đổi mới theo nguyên tắc thị trường.

Mức lương tối thiểu được điều chỉnh tăng dan, phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội của đất nước. Thu nhập dân cư được nâng lên. Điều kiện lao động và quan hệ lao động có bước được cải thiện; tranh chấp lao động và đình công giảm mạnh.

Số người tham gia bảo hiểm xã hội tăng. Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững đạt kết quả tích cực. Tỷ lệ hộ nghèo giảm từ 14,2% cuối năm 2010 còn 9,6% cuối năm 2012 và dự kiến còn 7,8% vào cuối năm 2013. Thành tựu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội của Việt Nam được cộng, đồng quốc tế đánh giá cao.

Thực hiện tốt chính sách ưu đãi người có công và hỗ trợ các đối tượng chính sách. Trên 98% gia đình người có công có mức sóng bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của người dân nơi cư trú. Số người hưởng trợ cấp xã hội thường xuyên tăng từ 1,7 triệu cuối năm 2010 lên trên 2,5 triệu năm 2013. Mở rộng diện và tăng mức hỗ trợ đối với đồng bào dân tộc thiểu số. Cấp gạo cho học sinh dân tộc bán trú và học sinh ở vùng đặc biệt khó khăn. Hỗ trợ chỉ phí học tập, sinh hoạt cho trẻ em

4

nghèo, trẻ em dân tộc thiểu số và ở vùng khó khăn. Thực hiện tốt công tác cứu trợ đột xuất và khắc phục hậu quả thiên tai. Các chương trình nhà ở xã hội, cụm tuyến dân cư ở Đồng bằng sông Cửu Long, nhà ở tránh lũ ở khu vực miền Trung được

tích cực thực hiện. Dư nợ tín dụng cho chính sách xã hội đến hết tháng 9 năm 2013

đạt 118,5 nghìn tỷ đồng, tăng 32,4% so với cuối năm 2010.

Mạng lưới và cơ sở vật chất kỹ thuật y tế tiếp tục phát triển. Chất lượng bảo

vệ, chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh được nâng lên. Y tế dự phòng được quan

tâm, không đề bùng phát dịch bệnh lớn. Đã triển khai nhiều giải pháp giảm quá tải

bệnh viện. Tốc độ tăng dân số được kiểm soát. Công tác chăm sóc người cao. tuổi,

bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em, gia đình, bình đẳng giới, vì sự tiến bộ của phụ

nữ có tiên bộ.

Văn hóa, thể thao được quan tâm phát ti lên. Đã tổng kết 15 năm thực hiện Nghỉ quyết Trung ương về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Chú trọng xây dựng con người Việt Nam phát triển toàn diện; gìn giữ và phát huy giá trị văn hóa dân tộc. Phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với chương trình xây dựng nông thôn mới được đẩy mạnh. Nhiều di sản văn hóa vật thể và phi vật thể được công nhận là di sản văn hóa quốc gia và thế giới. Thực hiện nhiều giải pháp phát triển văn học nghệ thuật. Công tác quản lý lễ hội được chấn chỉnh một bước. Phát triển thể dục thể thao quần chúng, thể thao thành tích cao và chuyên nghiệp. Các hoạt động giao lưu văn hóa, thể thao quốc tế được đây mạnh. Thông tin truyền thông phát triển nhanh, đáp ứng nhu cầu thông tin đa dạng của nhân dân.

e Môi trường nhân khẩu học

Dân số ngày càng phát triển, nhu cầu về hàng hóa, trang thiết bị phục vụ cho đời sống ngày một gia tăng, kéo theo đó làm cho một số ngành phát triển để sản xuất phục vụ,đáp ứng nhu cầu của con người.

Về lao động việc làm: Trong 4/2015 tháng đầu năm, ước tạo việc làm khoảng 500,7 nghìn người, đạt 31,2% kế hoạch, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm trước, trong đó, xuất khẩu lao động khoảng 35,7 nghìn người, tăng 3,9%.

44

Thu nhập của người dân tăng thì nhu cầu đi lại bằng đường hàng không sẽ tăng theo.

e© Môi trường tự nhiên

Các điều kiện tự nhiên như : vị trí địa lý, thời tiết khí hậu,... tác động rất

nhiều đến tình hình kinh doanh dịch vụ vận chuyên hành khách đường hàng không.

Đối với thời tiết xấu như mưa bão, lốc xoáy, mây mù.. làm ảnh hưởng đến an toàn của các chuyến bay. Khi thời tiết quá xấu làm cho các đường bay đôi khi phải hoãn chuyến hoặc bay vòng và hạ cánh ở một địa điểm tới khác ngoài lịch trình.

s Môi trường vi mô

© Doanh nghiệp Các điều kiện nội tại của Hãng hàng không quốc gia Việt Nam như tiềm lực tài chính để đầu tư trang thiết bị vật chất, đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như số lượng máy bay phục vụ cho công tác vận chuyên hành khách nội địa có thể đáp ứng nhu cầu đi lại người người dân tại thị trường trong nước hay không.

Mạng đường bay là tài sản vô hình có giá trị nhất của Vietnam Airliens. Mạng đường bay được xây dựng theo mô hình “trục — nam” với tần suất khai thác ngày càng cao, tập trung quy hoạch nồi chuyến qua sân bay cửa ngõ tại Hà Nội và Thành phó Hồ Chí Minh. Việc phát triển mạng đường bay đến nay đã thực hiện theo đúng định hướng chiến lược phát triển của Vietnam Airlines, theo đó; mạng đường bay nội địa và Đông Dương (Campuchia, Lào, Miama), có ý nghĩa sống còn.

Cơ cấu tài sản trong giai đoạn 2011 đến năm 2014 thay đổi theo hướng tăng tỷ trọng tài sản đài hạn, giảm tỷ trọng tài sản ngắn hạn. Trong tài sản cố định, máy bay và động cơ máy bay chiếm tỷ trọng chủ yếu với tỷ trọng bình quân là 97,1%.

Nợ phải trả chiếm tỷ trọng chủ yếu trông tổng nguồn vốn của Vietnam Airlines, với mức bình quân là 80,1% trong cả giai đoạn 2011-2014. Để đáp ứng một phần nhu cầu gia tăng tổng tài sản , nguồn vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines cũng được tăng bổ sung trong giai đoạn này từ nguồn lợi nhuận để lại và von cấp bỏ sung từ ngân sách. Tuy nhiên, xét về quy mô, vốn chủ sở hữu vẫn ở mức

45

khiêm tốn so với quy mô sản xuất kinh doanh của Vietnam Airlines và tỷ lệ vốn chủ sở hữu trong tổng nguồn vén chủ sở hữu cả giai đoạn đạt 9,7%

Vay nợ dài hạn của Vietnam Airlines chủ yếu là để tài trợ cho các dự án đầu tư mua máy bay chiếm tới 99% các khoản vay dai hạn,còn lại là các khoản vay dé tài trợ cho các dự án đầu tư tài sản mặt đất và đào tạo chuyển giao công nghệ gắn trực tiếp với hoạt đọng khai thác bay (như nhà xưởng sửa chữa máy bay, máy móc thiết bị chuyên dùng, đào tạo phi công). Phân lớn các khoản vay mua tài bay của

Vietnam Airlines là vay nợ nước ngoài, được Chính phủ bảo lãnh.

© Khách hàng

Khách hàng bao gồm khách hàng cá nhân và khách hàng tổ chức. Khách hàng cá nhân bao gồm các khách hàng sử dụng dịch vụ của hãng cho mục đích công

tác, du lịch...Khách hàng tổ chức là các doanh nghiệp du lịch book vé đoàn cho

khách di chuyền giữa các địa điểm du lịch theo lịch trình.

Khách hàng cá nhân mà hiện tại Vietnam Airline hướng tới là tất cả các đối tượng khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vận tải hành khách bằng đường hàng không với đường bay nội địa. Các khách hàng sử dụng dịch vụ bay với nhiều mục đích khác nhau như du lịch, công tác, học tập... Tuy nhiên đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ bay nội địa của Hãng chủ yếu là cho mục đích công việc là chủ yếu.

Tất cả các khách hàng sử dụng dịch vụ hàng không vì muốn tiết kiệm thời gian di chuyển so với các sản phẩm vận tải bàng tàu, ô tô.

Đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ vận tải hàng không nội địa của hãng

đều có độ tuổi trung bình từ 20-50 tuổi, số lượng khách hàng dưới 20 tuổi và trên 50

tuổi chiếm tỷ lệ thấp hơn rất nhiều.

e Đối thủ cạnh tranh

Các đối thủ cạnh tranh chính trên thị trường vận chuyển hành khách đường bay nội địa của hãng hàng không quốc gia Việt Nam 1a vietjetair, Air Mekong,

Vasco.

Cho đến cuối năm 2011, Vietnam Airlines chiếm khoảng 80% thị phần thi

trường hàng không nội địa tại Việt Nam, các phần trăm thị phần còn lại thuộc về

46

Jetstar Pacific Airlines - JPA (khoang 17%), va Air Mekong, Vasco va VietJetAir (chia sẻ 3% còn lại). Sau một thời gian hoạt động do khai thác không hiệu quả, IPA.

thua lỗ kéo dài, Bộ Tài chính và Bộ Giao thông Vận tải đang xem xét chuyển số cổ phần mà Nhà nước Việt Nam thông qua SCIC đang nắm giữ tại Jetstar Pacific cho Tổng công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines). Vietnam Airlines là cổ

đông lớn nhất với tỷ lệ nắm giữ cô phần 69,93% Jetstar Pacific Airlines.

Năm 2014, Vietnam Airlines chiếm 39,3% thị phần khách quốc tế đi và đến Việt Nam, chiếm 41,7% thị phần khách nội địa.

se Công chúng Công chúng trực tiếp bao gồm khách hàng sử dụng dịch vụ vận chuyển đường bay nội địa, báo giới và bao gồm cả chính phủ.

Đối với các hãng cung cấp dịch vụ thì đánh giá của khách hàng về chất lượng dịch vụ là rất quan trọng, khi khách hàng đánh giá chất lượng dịch vụ không tốt việc đó sẽ làn truyền rất nhanh trong cộng đồng nhất là trong thời điểm hiện nay, sự phát triển của công nghệ thông tin và các mạng xã hội.

Với sự phát triển của các trang báo mạng cũng như đội ngũ cộng tác viên làm báo phát triển rộng vì vậy mà bắt cứ thông tin nào cũng có thể thu hút sự chú ý rất nhanh của giới truyền thông. Tuy nhiên, báo giới cũng là một công cụ PR sản phẩm dịch vụ hữu ích cho Hãng. Việc tạo dựng mối quan hệ với báo giới sẽ giúp cho việc quảng bá hình ảnh thương hiệu của hãng đến gần hơn với công chúng mục tiêu.

® Nhà cung ứng Nhà cung ứng trực tiếp của Vietnam Airlines bao gồm các hãng sản xuất máy bay lớn như Boeing, Airbus...Bén cạnh đó, các nhà cung cấp thực phẩm, xăng máy bay cũng là một trong những nhà cung ứng quan trọng của hãng.

2.1.3.2. Môi trường bên trong

© Nguén lực tài chính

Quy mô tài sản của Vietnam Airlines tăng trưởng nhanh và tỷ trọng tài sản dài hạn có xu hướng tăng dần. Trong giai đoạn vừa qua Vietnam Airlines đã tiến

47

hành đầu tư nâng cắp đội bay lên đến 7§ chiếc.

Do đặc thù ngành Hàng không với quy mô đầu tư tài sản rất lớn, nên hệ số nợ/vốn chủ sở hữu của Vietnam Airlines đang ở mức cao, đạt trung bình 4,92 trong 3 năm gần đây. Các khoảng vay và nợ dài hạn của Vietnam Airlines có giá trị hơn 30 nghìn tỷ đồng tuy nhiên, khả năng trả lãi vay của hãng vẫn được duy trì tốt.

Ngoài ra, chỉ phí tài chính của Vietnam Airlines được tiết giảm đáng kể do DN được hưởng mức lãi suất thấp với toàn bộ các nguồn vay tín dụng xuất khẩu được bảo lãnh bởi Bộ Tài chính.

Bên cạnh đó, một đặc thù nữa của ngành hàng không là bán vé thu tiền trước vận chuyển sau, nhiều khoản chỉ dịch vụ được thanh toán sau nên Vietnam Airlines luon có nguồn vốn khả dụng ôn định. Các chỉ tiêu số ngày vòng quay hàng tồn kho và phải thu đều ở mức thấp, trong khi đó số ngày vòng quay phải trả ở mức cao. Đa số các khoản phải thu ngắn hạn và dài hạn khác là các khoản trả trước của các hợp đồng mua hoặc sửa chữa máy bay, động cơ....

Chi phi nguyên liệu luôn chiếm tỷ trọng lớn, chiếm khoảng 37% tổng chỉ phí, đây là nhiên liệu đặc chủng, không có hàng hóa thay thế và đặc thu của hoạt động vận tải hàng không nên sự thay đổi về giá nhiên liệu sẽ có tác động mạnh tới chi phí và lợi nhuận của Vietnam Airlines.

Bang 2.1. Kết quá hoạt động kinh doanh của Việt Nam Airlines từ năm 2011

đến năm 2014

ĐT: Triệu đồng

Năm

STT | Chỉ tiêu

2011 2012 2013 2014

1 | Tông tài sản 35.428.606 | 43.056.781 | 56.382.540 | 64.723.383 2 | Doanh thu 37.612.380 | 46.353.589 | 56.464.954 | 64.858.512

Lợi nhuận sau

3 huế 444.337 §10.240 240.592 142.691

thuế

Nguôn: Phòng Tài Chính- Tông công ty hàng không Việt Nam

Một phần của tài liệu (Luận văn thạc sĩ) Chính sách marketing cho dịch vụ vận chuyển hành khách đường bay nội địa của Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Trang 47 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)