Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chia sẻ tri thức

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức và đề xuất giải pháp nâng cao chia sẻ tri thức tại công ty Simpson Strongtie VietNam (Trang 35 - 38)

CHƯƠNG 5: KẾT QUẢ KHẢO SÁT - ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THỰC HIỆN VÀ ĐÁNH GIÁ GIẢI PHÁP THỬ NGHIỆM

5.2. Kết quả khảo sát

5.2.2. Kết quả các yếu tố ảnh hưởng đến sự sẵn lòng chia sẻ tri thức

5.2.2.1. Kết quả khảo sát của yếu tố cá nhân.

CN1 – Niềm vui được giúp đỡ lẫn nhau, CN2- Sự tin vào hiệu quả tri thức bản thân.

Bảng 5.2: Kết quả khảo sát yếu tố cá nhân

Nhóm nhân khẩu

Mẫu

CN1 CN2

N Mean Std

Deviation Mean Std

Deviation

Giới tính Nam 70 3.96 0.74 3.94 0.85

Nữ 10 4.23 0.68 3.90 0.77

Vị trí công tác

Nhân viên 68 3.98 0.77 3.85 0.85

Quản lý nhóm 12 4.06 0.49 4.42 0.62

Số năm kinh nghiệm

Đến 2 năm 49 4.07 0.69 3.77 0.84

Từ trên 2 đến 5 năm 25 3.79 0.83 4.09 0.80

Từ trên 5 đến 10 năm 6 4.25 0.57 4.67 0.52

Trên 10 năm 0 0.00 0.00 0.00 0.00

Độ tuổi

Đến 25 Tuổi 47 4.06 0.68 3.79 0.82

Từ trên 25 đến 35 tuổi 31 3.85 0.81 4.14 0.86

Từ trên 35 đến 45 tuổi 2 4.63 0.53 4.17 0.71

Tổng mẫu 80 3.99 0.74 3.94 0.84

Yếu tố cá nhân CN1- Niềm vui được giúp đỡ lẫn nhau và yếu tố CN2- Sự tin vào hiệu quả tri thức bản thân của tất cả các nhân viên đều trên mức trung bình với kết quả của CN1 là 3.99 và CN2 là 3.94. Dựa vào kết quả cho thấy, nhân viên công ty Simpson cảm thấy vui khi được giúp đỡ lẫn nhau và tự tin vào hiệu quả tri thức bản thân. Điều này đồng nghĩa với việc nhân viên công ty có động lực cá nhân để chia sẻ tri thức cho đồng nghiệp trên mức trung bình.

Kết quả phân tích Anova của CN1 cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa của yếu tố CN1 giữa các nhóm nhân khẩu giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm hay độ tuổi ở mức ý nghĩa 5%, p > 0.05 ( Kiểm định Anova, phụ lục 2.1)

Kết quả phân tích kiểm định Anova cho yếu tố CN2- sự tin vào hiệu quả tri thức bản thân cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa của yếu tố CN2 giữa nhân viên và quản lý nhóm p = 0.031 ở mức ý nghĩa 5%. Tương tự, yếu tố này cũng có sự khác biệt có ý nghĩa đối với số năm kinh nghiệm khác nhau với giá trị p = 0.023 ( Kiểm định Anova, phụ lục 2.1)

5.2.2.2. Kết quả khảo sát cho yếu tố tổ chức

TC1- Sự ủng hộ của cấp trên và TC2- Phần thưởng của tổ chức

Bảng 5.3: Kết quả khảo sát yếu tố tổ chức

Nhóm nhân khẩu

Mẫu TC1 TC2

N Mean Std

Deviation Mean Std

Deviation

Giới tính Nam 70 4.18 0.75 3.94 0.85

Nữ 10 4.48 0.63 3.90 0.77

Vị trí công tác

Nhân viên 68 3.98 0.77 3.85 0.85

Quản lý nhóm 12 4.06 0.49 4.42 0.62

Số năm kinh nghiệm

Đến 2 năm 49 4.22 0.73 3.38 1.00

Từ trên 2 đến 5 năm 25 4.10 0.82 3.28 1.01

Từ trên 5 đến 10 năm 6 4.58 0.41 3.67 0.63

Trên 10 năm 0 0.00 0.00 0.00 0.00

Độ tuổi

Đến 25 Tuổi 47 4.19 0.71 3.40 1.00

Từ trên 25 đến 35 tuổi 31 4.20 0.79 3.33 0.98

Từ trên 35 đến 45 tuổi 2 5.00 0.00 3.33 0.47

Tổng mẫu 80 4.21 0.74 3.37 0.98

Yếu tố TC1 – Sự ủng hộ của cấp trên. Kết quả khảo sát tại công ty Simpson cho thấy toàn thể nhân viên đều đồng ý rằng họ nhận được sự ủng hộ và khuyến khích từ cấp trên trong việc chia sẻ tri thức với giá trị trung bình là 4.21.

Yếu tố TC2 – Phần thưởng của tổ chức. Giá trị trung bình của yếu tố TC2 là 3.37.

Như vậy, nhân viên có ý kiến bình thường với việc họ nhận được phần thưởng từ tổ chức khi chia sẻ tri thức với đồng nghiệp. Điều này có thể là do công ty không hề công khai khen thưởng, thêm phụ cấp hay thăng chức cho bất kì ai dựa trên hành vi chia sẻ tri thức của nhân viên.

Kết quả phân tích Anova cho thấy không có sự khác biệt có ý nghĩa nào của hai yếu tố tổ chức đối với các nhóm nhân khẩu giới tính, vị trí công tác, số năm kinh nghiệm hay độ tuổi khác nhau ở mức ý nghĩa 5%, p>0.05 cho tất cả các trường hợp (Phân tích Anova, Phụ lục 2.1)

5.2.2.3. Kết quả khảo sát sự sẵn có và dễ sử dụng của phương tiện công nghệ

Yếu tố KT – Nhận thức về sự sẵn có và dễ sử dụng các phương tiện công nghệ .

Bảng 5.4: Kết quả khảo sát yếu tố công nghệ.

Nhóm nhân khẩu

Mẫu KT

N Mean Std Deviation

Giới tính Nam 70 2.55 0.71

Nữ 10 2.45 0.66

Vị trí công tác Nhân viên 68 2.39 0.61

Quản lý nhóm 12 3.40 0.53

Số năm kinh nghiệm

Đến 2 năm 49 2.19 0.49

Từ trên 2 đến 5 năm 25 2.97 0.63

Từ trên 5 đến 10 năm 6 3.58 0.30

Trên 10 năm 0 0.00 0.00

Độ tuổi

Đến 25 tuổi 47 2.20 0.45

Từ trên 25 đến 35 tuổi 31 2.99 0.71

Từ trên 35 đến 45 tuổi 2 3.63 0.53

Tổng mẫu 80 2.54 0.70

Yếu tố này có kết quả giá trị trung bình khảo sát được thấp hơn hẳn so với các nhóm yếu tố còn lại, chỉ có 2.54. Như vậy, nhân viên nhận thức hệ thống hỗ trợ chia sẻ tri thức tại công ty về tính đa dạng, dễ dàng tiếp cận hay có thể thay đổi theo mục đích của người sử dụng chưa đạt được mức độ như mong muốn. Theo kết quả

nghiên cứu của Anitha (2006), phương tiện công nghệ đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định hành vi chia sẻ tri thức. Do đó, yếu tố này cần được xem xét kỹ lưỡng hơn nhằm đánh giá ảnh hưởng của nó đến chia sẻ tri thức trong công ty.

Dựa vào kết quả phân tích Anova cho thấy có sự khác biệt có ý nghĩa của yếu tố phương tiện và công nghệ về nhận thức sự sẵn có và dễ sử dụng đối với các nhóm nhân khẩu vị trí công tác, số năm kinh nghiệm làm việc hay độ tuổi ở mức ý nghĩa 5%. ( Phân tích Anova, phụ lục 2.1). Điều này có thể là do nhận thức về phương tiện công nghệ có bị tác động bởi thế hệ của nhân viên, những người có độ tuổi lớn hơn đặt ra yêu cầu về công nghệ thấp hơn những người nhỏ tuổi thuộc thế hệ sau.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Khảo sát các yếu tố ảnh hưởng đến chia sẻ tri thức và đề xuất giải pháp nâng cao chia sẻ tri thức tại công ty Simpson Strongtie VietNam (Trang 35 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)