Chương 2: LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CÔNG DÂN TRONG TỔ CHỨC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
3.3. Các phương pháp nghiên cứu
3.3.1. Phương pháp nghiên cứu tài liệu, văn bản 3.3.1.1. Mục đích
Nhằm xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài, xác lập mô hình nghiên cứu để xây dựng bảng hỏi điều tra của luận án.
3.3.1.2. Nội dung nghiên cứu
Tổng hợp, phân tích, hệ thống về mặt lý luận các nghiên cứu về HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS ở trong và ngoài nước trên các nguồn dữ liệu: bài báo khoa học, đề tài nghiên cứu, luận án tiến sĩ, sách chuyên khảo có liên quan trực tiếp
đến luận án. Từ đó, viết chương tổng quan và cơ sở lý luận của luận án.
3.3.1.3. Cách thức tiến hành
Tìm kiếm những tài liệu về HVCD trong tổ chức nói chung, HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS nói riêng, về giáo viên THCS và những vấn đề liên quan đến giáo viên THCS đã được công bố trên các tạp chí khoa học chuyên ngành ở trong và ngoài nước, các luận án tiến sĩ có liên quan đã được bảo vệ thành công và lưu chiểu tại các thư viện, các sách chuyên khảo đã được xuất bản, các kỷ yếu hội thảo khoa học chuyên ngành đã được xuất bản.
Phương pháp này được sử dụng các trang web tìm kiếm tài liệu học thuật (bài tạp chí khoa học, sách chuyên khảo, trang đọc luận án trực tuyến...) bằng tiếng Việt và tiếng Anh như https://scholar.google.com.vn/ (Trang tìm kiếm các tài liệu học thuật của Google); http://lib.vnies.edu.vn/opac/ (Trang tìm kiếm tài liệu Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam); http://w.vjol.info/index.php/ index/index (Tạp chí khoa học trực tuyến Việt Nam); http://opac.nlv.gov.vn/ pages/opac/pid-home.html (Trang tìm kiếm tài liệu và đọc trực tuyến của Thư viện Quốc gia Việt Nam);
https://www.researchgate.net/ với các từ khóa được sử dụng như ―hành vi công dân trong tổ chức‖, ―hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên‖, ―giáo viên Trung học cơ sở và hành vi công dân trong tổ chức‖, ―yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân trong tổ chức‖, ―yếu tố ảnh hưởng đến hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên‖, ―tác động của hành vi công dân trong tổ chức đến người lao động‖,
―tác động của hành vi công dân trong tổ chức‖, ―Studies on civic behavior in teachers' organizations‖, ―measures, civic behavior in teachers' organizations‖,
―organizational citizenship behavior, teacher‘‖; ―organizational citizenship behavior‖, ―causes of organizational citizenship behavior‖, ―consequences of organizational citizenship behavior‖ …
Bên cạnh đó, phương pháp này cũng sử dụng một số tạp chí khoa học để tìm kiếm các bài báo khoa học có liên quan đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS: Tạp chí Tâm lý học; Tạp chí Giáo dục; Tạp chí Khoa học giáo dục; Tạp chí Khoa học – Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh; Tạp chí Education; Tạp chí Khoa học xã hội quốc tế…
Tiêu chí lựa chọn là các tài liệu khoa học, bản đầy đủ, không sử dụng các tóm tắt. Đối với nội dung tìm hiểu về các thang đo lường HVCD trong tổ chức hoặc
chọn tham khảo phải có phần trình bày rõ ràng về phương pháp nghiên cứu để xác định thang đo được sử dụng và có thể tra cứu sâu hơn ở phần tài liệu tham khảo mà bài báo đó lựa chọn sử dụng.
Các tài liệu phù hợp có thể sử dụng tham khảo cho luận án được tóm tắt với các nội dung cơ bản: các thông tin định danh (tên tác giả, tên bài, tên tạp chí, năm xuất bản); phương pháp nghiên cứu, nội dung, kết quả nghiên cứu chính, xác suất có liên quan đến luận án, những tồn tại từ nghiên cứu. Bản tóm tắt này mô tả một cách khái quát những vấn đề liên quan HVCD trong tổ chức nói chung, HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS nói riêng; các yếu tố ảnh hưởng đến HVCD trong tổ chức nói chung, các yếu tố ảnh hưởng đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS nói riêng; tác động của HVCD trong tổ chức nói chung, tác động của HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS nói riêng. Nhờ đó, trong quá trình phân tích tiếp theo, tác giả luận án có thể quay trở lại nguồn dữ liệu này để tìm kiếm các thông tin chi tiết. Đồng thời, bản tóm tắt này cũng góp phần chỉ ra những kết quả của các nghiên cứu đi trước mà luận án có thể kế thừa và nhìn thấy những khoảng trống cần được nghiên cứu, đào sâu. Từ đó khẳng định tính cấp thiết của việc tiến hành luận án.
Hệ thống hóa và phân tích những vấn đề lý luận có liên quan đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS, từ đó xây dựng cơ sở lý luận và khung lý thuyết nghiên cứu cho luận án.
3.3.2. Phương pháp điều tra bằng phiếu hỏi 3.3.2.1. Mục đích
Thu thập những thông tin định lượng về thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS, thực trạng tác động của HVCD trong tổ chức đến giáo viên THCS, nhà trường và học sinh, các yếu tố ảnh hưởng đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
3.3.2.2. Nội dung
- Khảo sát thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên.
- Khảo sát thực trạng của các yếu tố ảnh hưởng đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
- Khảo sát tác động HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS đến học sinh, giáo viên và nhà trường.
3.3.2.3. Cách thức tiến hành
Bước 1: Thiết kế bảng hỏi
Để xây dựng bảng câu hỏi khảo sát cho giáo viên và học sinh, tác giả tham khảo công cụ nghiên cứu của các tác giả trong và ngoài nước về hành vi công dân trong tổ chức nói chung và của giáo viên nói riêng cũng như ý kiến của các chuyên gia, giảng viên hướng dẫn, các giáo viên, những người quản lý giáo viên THCS về những mong đợi của họ về những hành vi mà người giáo viên có thể thực hiện.
Ngoài ra, tác giả sử dụng thêm một số tiểu thang đo từ các thang đo của các nghiên cứu nước ngoài hoặc tự xây dựng.
* Bảng hỏi dành cho giáo viên
Bảng hỏi về thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS có cấu trúc gồm 2 phần (thông tin cá nhân; hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên). Ở phần thông tin cá nhân, tìm hiểu những nội dung như: độ tuổi, giới tính, trình độ, thâm niên, tình trạng hôn nhân, tổng số giờ dạy của giáo viên, công tác chủ nhiệm lớp, vị trí quản lý và môi trường công tác. Ở phần hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên bao gồm việc đánh giá tần suất thực hiện các hành vi công dân của bản thân giáo viên THCS (thực trạng các thành phần HVCD trong tổ chức của giáo viên), các yếu tố chủ quan và khách quan ảnh hưởng đến HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS, tác động của HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS đến tổ chức và cá nhân.
Mở đầu bảng hỏi, tác giả mong muốn được biết các thông tin về mặt nhân khẩu như Độ tuổi; Giới tính; Trình độ; Thâm niên; Tổng số giờ dạy; Vị trí quản lý và Môi trường công tác.
Tiếp theo, ở phần hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên gồm các nội dung cụ thể được xây dựng như sau:
- Nội dung 1: dùng để khảo sát thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo
viên THCS. Nội dung này là hệ thống chỉ báo liên quan đến biểu hiện của HVCD trong tổ chức của giáo viên được chia làm 2 khía cạnh như đã được giới hạn ở chuyên đề 2: khía cạnh HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến lợi ích trường học (hành vi hướng đến sự phát triển trường và hướng đến tự giác tuân thủ các nguyên tắc của tổ chuyên môn/ Nhà trường) và khía cạnh HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến lợi ích cá nhân (HVCD trong tổ chức hướng đến học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, và tự phát triển bản thân). Ở khía cạnh HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến lợi ích trường học (hành vi hướng đến sự phát triển trường và hướng đến tự giác tuân thủ các nguyên tắc của tổ chuyên môn/ Nhà trường) bao
gồm các hệ chỉ báo: HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến việc phát triển trường học; HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến việc tự giác tuân thủ các quy tắc trường học. Ở khía cạnh HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến lợi ích cá nhân (HVCD trong tổ chức hướng đến học sinh, phụ huynh, đồng nghiệp, và tự phát triển bản thân) bao gồm HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến học sinh; HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến phụ huynh; HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến đồng nghiệp và HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến tự phát triển bản thân. Hệ thống chỉ báo này được tác giả tham khảo và phát triển thêm các nội dung liên quan đến đặc điểm nghề nghiệp của giáo viên THCS đã được hạn chế phạm vi ở chuyên đề cơ sở lý luận; các nội dung này được kế thừa từ thang đo tham khảo từ các thang đo HVCD trong tổ chức của Organ (1988), Podsakoff và cộng sự (2000), Di Paola và Tschannen-Moran (2014), Belogolovsky (2010), Lê Thị Minh Loan và cộng sự (2021, 2022) [12], [21], [45], [82], [181], [197] và các yêu cầu về khung phẩm chất, năng lực của giáo viên THCS trong bối cảnh đổi mới giáo dục.
Thang đo thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS được thể hiện
ở câu B1, gồm 28 biến quan sát, được chia làm 6 tiểu thang đo:
+ HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến việc phát triển trường học: câu B1, mục A, từ item 1 đến item 5;
+ HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến việc tự giác tuân thủ các quy tắc trường học: câu B1, mục B, từ item 1 đến item 5;
+ HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến học sinh: câu B1, mục C, từ item 1 đến item 4;
+ HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến phụ huynh: câu B1, mục D, từ item 1 đến item 5;
+ HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến đồng nghiệp: câu B1, mục E, từ item 1 đến item 5;
+ HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến tự phát triển bản thân: câu B1, mục F, từ item 1 đến item 4.
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ thực hiện các HVCD trong tổ chức của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Không bao giờ) đến 5 (Rất thường xuyên).
Kết quả từ nghiên cứu thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS
sẽ được sử dụng để tìm hiểu thực trạng về các HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS với các thành phần khác nhau đã được xác định và giới hạn tại chuyên đề 2, từ đó đánh giá thực trạng các hành vi tự nguyện hướng đến tổ chức và hướng đến cá nhân của giáo viên THCS tại thành phố Hồ Chí Minh.
- Nội dung 2: Dùng để khảo sát những yếu tố ảnh hưởng tới hành vi công
dân trong tổ chức của giáo viên trung học cơ sở được thể hiện ở câu B2. Nội dung này được chia ra hai phần: những yếu tố chủ quan và những yếu tố khách quan. Về các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên
THCS, tác giả tiến hành đo các nội dung như đã được giới hạn ở chuyên đề 2, gồm các tiểu thang đo sự hài lòng trong công việc, sự đồng nhất với tổ chức, sự gắn kết nghề nghiệp. Về các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS, tác giả tiến hành đo các nội dung như đã được giới hạn ở chuyên đề 2, gồm các tiểu thang đo sự hỗ trợ của tổ chức, sự công bằng của tổ chức (chú ý đến thành phần công bằng thủ tục, thành phần công bằng phân phối, thành phần công bằng ứng xử) và đo tương tác lãnh đạo - nhân viên. Để thuận tiện cho người tham gia nghiên cứu trong việc đọc, hiểu các thuật ngữ chuyên môn và trả lời câu hỏi khách quan, chính xác với thực tế, tác giả nghiên cứu đã hiệu chỉnh thang đo không sử dụng các cụm tính từ mô tả ngắn mà viết thành câu hoàn chỉnh nhưng vẫn đảm bảo nội dung chính để làm rõ nghĩa của các item hơn.
+ Nghiên cứu khảo sát các yếu tố chủ quan ảnh hưởng đến thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS được thể hiện ở câu B2.1 từ item 1 đến item 16 bằng các thang đo:
Sự hài lòng trong công việc, sử dụng thang đo sự hài lòng trong công việc -
phát triển bởi Cellucci và DeVries (1978) [61]: Trong đó được chia ra những thành phần nhỏ (sự hài lòng về lãnh đạo: item 1 đến 4, sự hài lòng về đồng nghiệp: item 5 đến 8, sự hài lòng về thu nhập: item 9 đến 11, sự hài lòng về cơ hội đào tạo và thăng tiến: item 12 đến 13, sự hài lòng về bản chất công việc: item 14 đến 16).
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ sự hài lòng trong công việc của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Hoàn toàn không hài lòng) đến 5 (Rất hài lòng).
Kết quả từ nghiên cứu sự hài lòng sẽ được sử dụng để tìm hiểu yếu tố hài lòng trong công việc ảnh hưởng đến việc thực hiện HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
Sự đồng nhất với tổ chức, dùng thang đo Sự đồng nhất tổ chức của Avey và cộng sự (2008) [38] gồm 5 item: mục A câu B2.2, item 1 đến 5. Kết quả từ nghiên cứu sự đồng nhất với tổ chức sẽ được sử dụng để tìm hiểu yếu tố sự đồng nhất với tổ chức của giáo viên THCS ảnh hưởng đến việc thực hiện HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ sự đồng nhất với tổ chức của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý).
Sự gắn kết nghề nghiệp, dùng thang đo Gắn kết nghề nghiệp phiên bản rút gọn
gồm 9 items của Schaufeli và cộng sự (2010) [211]: mục B câu B2.2, item 1 đến 9.
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ sự gắn kết nghề nghiệp của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý).
Kết quả từ nghiên cứu sự gắn kết nghề nghiệp sẽ được sử dụng để tìm hiểu yếu tố sự gắn kết nghề nghiệp trong công việc ảnh hưởng đến việc thực hiện HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
+ Nghiên cứu khảo sát các yếu tố khách quan ảnh hưởng đến thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS bằng các thang đo:
Nhận thức về sự hỗ trợ của tổ chức, sử dụng thang đo Sự hỗ trợ của tổ chức
với thang đo rút gọn 8 items của Rhoades và Eisenberger (2002) [205] gồm 8 item:
mục A câu B2.3, item 1 đến 8.
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ sự hỗ trợ của tổ chức của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý).
Kết quả từ nghiên cứu sự hài lòng sẽ được sử dụng để tìm hiểu yếu tố hài lòng trong công việc ảnh hưởng đến việc thực hiện HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
Sự công bằng của tổ chức, sử dụng thang đo Sự công bằng tổ chức của
Colquitt, 2001 [70]: Mục B câu B2.3, item 1 đến 15. Trong đó, phân chia ra ở những khía cạnh công bằng như sau:
+ Sự công bằng thủ tục: Mục B câu B2.3, item 1 đến 7.
+ Sự công bằng trong phân phối: Mục B câu B2.3, item 8 đến 11.
+ Sự công bằng ứng xử: Mục B câu B2.3, item 12 đến 15.
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá mức độ sự công bằng trong tổ chức của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý).
Kết quả từ nghiên cứu sự công bằng trong tổ chức ở các thành phần: công bằng thủ tục, công bằng phân phối, công bằng ứng xử sẽ được sử dụng để tìm hiểu yếu tố sự công bằng của tổ chức ảnh hưởng đến việc thực hiện HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
Yếu tố tương tác lãnh đạo - nhân viên, sử dụng thang đo Chất lượng tương
tác lãnh đạo – nhân viên (LMX- Leader Member Exchange Scale) của Janssen và VanYperen (2004) (theo Runhaar và cộng sự, 2013) [208]: Câu B2.4, item 1 đến 6.
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá yếu tố tương tác lãnh đạo – nhân viên của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý).
Kết quả từ nghiên cứu sự tương tác lãnh đạo – nhân viên sẽ được sử dụng để tìm hiểu yếu tố sự tương tác lãnh đạo – nhân viên ảnh hưởng đến việc thực hiện HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS.
Nội dung 3: Tác động của HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS
Nghiên cứu thiết kế các câu hỏi liên quan đến tác động HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS câu B3 trên một số nội dung sau:
+ Đo tác động HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS đến bầu không khí của bộ môn, nhà trường của giáo viên, tham khảo và sử dụng thang đo của Lê Thị Minh Loan và cộng sự (2021) [11]: câu B3, item 1 đến 3;
+ Đo tác động HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS đến sự hỗ trợ của hiệu trưởng, sử dụng thang đo ―Sự hỗ trợ của Hiệu trưởng‖ (DiPaola, 2012) [81]
(chọn lọc và sử dụng những item cho thấy sự hỗ trợ của hiệu trưởng đối với giáo viên): câu B3, item 4 đến 12.
+ Đo tác động HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS đến cảm nhận hạnh phúc trong công việc của giáo viên, sử dụng thang đo hạnh phúc trong công việc của Junco, Bustelo, Dutschke và Florencio (2013) [123] (chọn lọc và sử dụng những item cho thấy sự hạnh phúc trong công việc): câu B3, item 13 đến 20.
Tiêu chí đánh giá: Khách thể được yêu cầu đánh giá tác động của HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS của mỗi câu mô tả trên thang điểm Likert 5 điểm mức độ từ 1 (Hoàn toàn không đồng ý) đến 5 (Hoàn toàn đồng ý).