Chương 2: LÝ LUẬN VỀ HÀNH VI CÔNG DÂN TRONG TỔ CHỨC CỦA GIÁO VIÊN TRUNG HỌC CƠ SỞ
4.1. Thực trạng hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên trung học cơ sở,Thành phố Hồ Chí Minh
4.1.1. Thực trạng hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên trung học cơ sở, Thành phố Hồ Chí Minh
Điểm trung bình về HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh sẽ được trình bày trong phần dưới đây. Dữ liệu về thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh được trình bày ở bảng sau.
Bảng 4.1: Thực trạng hành vi công dân trong tổ chức của giáo
viên trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (N=527)
STT Thang đo ĐTB ĐLC Mức
độ
1 Hành vi công dân trong tổ chức hướng đến phát
triển trường học 3,89 0,73 4
2 Hành vi công dân trong tổ chức hướng đến tự
giác tuân thủ các nguyên tắc 4,20 0,62 4
3 Hành vi công dân trong tổ chức hướng đến học
sinh 3,94 0,60 4
4 Hành vi công dân trong tổ chức hướng đến phụ
huynh 3,91 0,71 4
5 Hành vi công dân trong tổ chức hướng đến đồng
nghiệp 4,18 0,62 4
6 Hành vi công dân trong tổ chức hướng đến phát
triển bản thân 3,90 0,79 4
Tổng Hành vi công dân trong tổ chức 4,00 0,45 4
Ghi chú: N: Số giáo viên; ĐTB: Giá trị trung bình, ĐLC: Độ lệch chuẩn
Bảng 4.1. cho thấy HVCD trong tổ chức của giáo viên các trường THCS nói chung và 6 thành phần nói riêng đều trên mức 4 điểm của thang likert 5 điểm. Như
tổ chức. Trong đó, HVCD trong tổ chức của giáo viên các trường THCS hướng đến tự giác tuân thủ các nguyên tắc được đánh giá thực hiện ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4,20), tiếp đến là HVCD trong tổ chức của giáo viên các trường THCS hướng đến đồng nghiệp (ĐTB = 4,18). 4 thành phần HVCD còn lại có mức điểm xấp xỉ nhau theo thứ tự: HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến học sinh, HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến phụ huynh học sinh, HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến bản thân và HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến phát triển trường học (ĐTB lần lượt là 3,94; 3,91, 3,90 và 3,89).
Kết quả khảo sát cũng cho thấy tín hiệu tích cực từ giáo viên THCS trong việc chủ động và thường xuyên thực hiện các hành vi vượt ra ngoài yêu cầu tối thiểu của giáo viên đối với nhà trường, với đồng nghiệp, với phụ huynh học sinh, với học sinh và với chính bản thân. Đây chính là sự tự nguyện đóng góp cho sự phát triển của nhà trường, nâng cao thương hiệu nhà trường đồng thời nâng cao giá trị bản thân khi làm việc trong một tập thể mà các giáo viên đã lựa chọn. Hơn nữa, trong bối cảnh hiện nay, khi sự cạnh tranh và xuất hiện của nhiều loại hình trường học tại thành phố Hồ Chí Minh, trước những đòi hỏi về phẩm chất và năng lực nhà giáo, trước sự thay đổi và phát triển của học sinh bậc THCS, để thu hút người học và làm tốt chức năng nhiệm vụ của mình, việc thực hiện các thành phần của HVCD trong tổ chức của giáo viên là việc làm được giáo viên và Ban Giám hiệu nhà trường rất chú trọng.
Biểu đồ 4.1. Hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên các trường trung học cơ sở tại Thành phố Hồ Chí Minh (N=527)
Biểu đồ 4.1. trên cho thấy HVCD trong tổ chức của giáo viên các trường THCS tại Thành phố Hồ Chí Minh hướng đến tự giác tuân thủ các nguyên tắc được đánh giá thực hiện ở mức độ cao nhất (ĐTB = 4,20). Điều này cho thấy các giáo viên THCS tham gia vào khảo sát tự nguyện tuân thủ các quy tắc trường học được đặt ra, đảm bảo kỉ
Kế đến HVCD trong tổ chức của giáo viên các trường THCS hướng đến đồng nghiệp (ĐTB = 4,18). Kết quả này có phần tương đồng với nghiên cứu của tác giả Lê Thị Minh Loan và cộng sự (2021) [11] về HVCD trong tổ chức của giảng viên đại học, khi hai thành phần HVCD trong tổ chức của giảng viên hướng đến việc tuân thủ các quy định của trường học và HVCD trong tổ chức của giảng viên hướng đến đồng nghiệp được đánh giá thực hiện ở mức độ cao nhất.
Biểu hiện thành phần HVCD trong tổ chức hướng đến học sinh có ĐTB bằng 3,94. Điều này cho thấy giáo viên THCS đã nỗ lực trong việc nắm bắt tâm sinh lý lứa tuổi, trở thành người tin cậy đối với học sinh độ tuổi này. Có thể nói, với thành phần này, giáo viên THCS đã thực hiện các HVCD trong tổ chức hướng đến học sinh, qua đó thể hiện tinh thần vì học sinh, vì nhà trường của giáo viên trong bối cảnh hiện nay.
Ở thành phần HVCD trong tổ chức hướng đến phụ huynh học sinh có điểm trung bình bằng 3,91 cho thấy giáo viên đã thể hiện tâm huyết của giáo viên THCS với mong muốn có sự cộng tác hài hòa giữa nhà trường và gia đình, hướng đến mục tiêu chung là đảm bảo sự phát triển toàn diện cho học sinh trong các môi trường giáo dục khác nhau.
Ở thành phần HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến sự phát triển của bản thân (ĐTB là 3,90). Kết quả này cho thấy giáo viên có sự cầu thị, khiêm tốn trong học hỏi và tiếp thu cái mới; có xây dựng mục tiêu học tập; có ý thức và tinh thần trách nhiệm trong việc bồi dưỡng và nâng cao kiến thức từ thực tế cũng như từ lý luận. Tuy nhiên, vẫn còn nhóm những giáo viên có những hạn chế nhất định trong việc tham gia thực hiện. Đây là hạn chế đáng lưu ý trong thành phần này.
Biểu hiện thành phần HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến sự phát triển của nhà trường (được đánh giá ở mức độ thấp nhất trong 6 thành phần HVCD với ĐTB = 3,89). Các hành vi trong thành phần này cho thấy giáo viên tự hào về tổ chức, tin tưởng vào tổ chức, gắn kết với tổ chức, đồng lòng vượt qua những khó khăn của công việc mà không phàn nàn hay khó chịu, cho thấy đa số giáo viên có thể chịu đựng những bất tiện, khó khăn không mong muốn trong tập thể, trong công việc mà không phàn nàn. Tuy nhiên, vẫn còn một nhóm nhỏ giáo viên cần thêm nhiều động lực để làm việc, cần thêm sự chấp nhận và hài lòng với nhà trường, giảm cách nhìn tiêu cực với những tình huống nhất định trong tập thể.
Hai thành phần HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS hướng đến sự phát triển của bản thân và trường học tuy có ĐTB thấp nhất trong số 6 thành phần HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS được khảo sát, tuy nhiên đều tiệm cận mức 4,0.
động
chung và thực hiện HVCD trong tổ chức ở mức độ thường xuyên.
Như vậy, có thể khẳng định, thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên THCS qua khảo sát tuy vẫn còn những hạn chế nhất định, tuy nhiên, giáo viên THCS đã rất nỗ lực trong việc thực hiện những hành vi ngoại vai, nhằm đảm bảo cho sự phát triển của trường học, học sinh, phụ huynh học sinh và bản thân.
4.1.2. Thực trạng các thành phần hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên trung học cơ sở, thành phố Hồ Chí Minh
4.1.2.1. Thực trạng hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên hướng đến sự phát triển trường học
HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến sự phát triển trường học là những hành vi thể hiện sự quan tâm của giáo viên đối với tập thể họ đang thuộc về.
Đó là nhận thức, hành vi hướng đến sự phát triển của nhà trường, hành vi ―đồng cam cộng khổ‖ với nhà trường trước những biến cố chủ quan và khách quan. Những hành vi này với mục tiêu là nhà trường sẽ ngày càng phát triển hơn so với hiện tại, nhờ đó người giáo viên cũng khẳng định được chỗ đứng của mình trong sự nghiệp.
Những hành vi này được thể hiện rõ qua Bảng 4.2.
Bảng 4.2: Thực trạng hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên
hướng đến sự phát triển trường học STT Nội dung
Tần suất
ĐTB ĐLC KBG HK TT TX RTX
% % % % %
1 Đưa ra đề xuất (giảng dạy, giáo dục, kiểm tra, đánh giá, cải thiện mối quan hệ giữa giáo viên và ph) để cải tiến chất lượng trường học.
0,9 8 22,6 36,2 32,3 3,91 ,973
2 Tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ từ các tổ chức, các lực lượng giáo dục xã hội nhằm mang lại lợi ích cho nhà trường.
1,1 12 27,3 27,3 32,3 3,78 1,062
3 Tham gia các hoạt động
thiện nguyện. 0,6 4,2 26 42,9 26,4 3,90 ,857
4 Bảo vệ uy tín nhà trường. 0,4 4,2 25,2 45,4 24,9 3,90 ,833 5 Không gây sức ép và khó
khăn cho người quản lý. 0,4 6,6 19,9 45 28,1 3,94 ,882
Ghi chú: KBG (Không bao giờ); HK (Hiếm khi); TT (Thỉnh thoảng); TX (Thường xuyên); RTX (Rất thường xuyên).
Qua bảng trên ta thấy, phần lớn giáo viên không gây sức ép cho người quản lý (ĐTB = 3,94). Vai trò của người giám sát/ người quản lý chính là lập kế hoạch, tổ chức thực hiện, theo dõi và giám sát, đánh giá tiến độ công việc của giáo viên để công việc đạt hiệu quả cao nhất. giáo viên tự giác thực hiện các nhiệm vụ theo kế hoạch năm/ quý/ tháng/ tuần của cá nhân, của tổ môn, tự xử lý các vướng mắc trong khả năng cùng đồng nghiệp - ngoại trừ những công việc cần xin ý kiến quản lý. ―Là
giáo viên, chúng tôi nhận thức được vai trò của mình khi thi hành các nhiệm vụ cấp trên giao, nhưng bản thân tôi không thực hiện như là một mệnh lệnh, mà đó là tất cả sự tự nguyện, chủ động, hết mình để công việc trôi chảy, hiệu quả, bầu không khí tập thể lại thân thiện, vui vẻ. Vì vậy giáo viên chúng tôi luôn ủng hộ, tin tưởng, tôn trọng và không gây sức ép đến người quản lý‖ (Cô N., Trường X). ―Không phải chúng tôi hài lòng về tất cả những người quản lý, nhưng chúng tôi hiểu rằng, để phát triển cần có sự nâng đỡ, hỗ trợ, tôn trọng. Việc tạo sức ép chỉ thêm căng thẳng cho các bên liên quan‖ (Cô H., Trường Y). Hành vi không gây sức ép cho
người quản lý cũng khiến người quản lý có sự tin tưởng cao dành cho giáo viên, đồng thời cho thấy đa số giáo viên nhận thức được những việc mình đang làm, vị trí mình đang đảm nhiệm là hướng về lợi ích chung của tổ chức. Bên cạnh đó, việc không gây sức ép cho người quản lý còn thể hiện ở việc có những trường hợp bất khả kháng, và bất tiện xảy ra ở tổ chức, chẳng hạn như khi trường học gặp khó khăn về nhân sự, tài chính hoặc định hướng phát triển, dù không hài lòng nhưng vẫn gạt bỏ lợi ích cá nhân để hướng đến lợi ích chung của trường học; hoặc không có hành vi phản kháng gay gắt nếu người quản lý có sự thay đổi về giờ giấc làm việc, cơ cấu hoạt động, tổ chức nhân sự… thì giáo viên vẫn vui vẻ đón nhận những thay đổi, tin vào quyết định của người quản lý và cùng cố gắng để đạt hiệu quả trong lao động sư phạm. Đồng thời, hành vi này cũng cho thấy, giáo viên các trường THCS tham gia khảo sát đã phần nào gạt bỏ lợi ích cá nhân để hướng đến lợi ích chung của trường học dù cho nhà trường đôi lúc gặp những khó khăn nhất định trong định hướng phát triển. Hành vi này cho thấy sự gắn bó, sự trung thành, sự tin tưởng với người quản lý của nhà trường, cũng cho thấy sự tự nguyện từ bỏ những lợi ích cá nhân vì tinh thần tập thể. Điều này rất đáng hoan nghênh, đồng thời cũng là một áp lực của người quản lý trong nỗ lực cố gắng cân bằng những vấn đề cơ bản như nhân sự, tài chính và định hướng phát triển.
Đưa ra đề xuất (giảng dạy, giáo dục, kiểm tra, đánh giá, cải thiện mối quan
hệ giữa giáo viên và phụ huynh học sinh) để cải tiến chất lượng trường học được 36,2% giáo viên thực hiện ở tần suất thường xuyên và 32,3% giáo viên thực hiện ở mức rất thường xuyên (ĐTB = 3,91). Điều này cho thấy một bộ phận giáo viên rất tích cực trong học hỏi, tìm kiếm, ứng dụng và mong muốn nhân rộng những điểm tích cực đến số đông giáo viên, nhằm nâng cao chất lượng giáo dục, đào tạo, từ đó nâng tầm ảnh hưởng và uy tín của nhà trường. ―Nếu dạy học chỉ tập trung vào một
khung chương trình sẵn có, lặp đi lặp lại một giáo án qua các năm mà không có sự sáng tạo, cập nhật, chọn lọc và cải tiến thì chất lượng đầu ra học sinh không cao, giờ dạy của giáo viên cũng rất nhàm chán vì nói đi nói lại những điều đã cũ. Bối cảnh mở hiện nay cho thấy, việc ứng dụng các kỹ thuật và các phương pháp dạy học không quá khó khăn vì đã được hướng dẫn qua nhiều kênh khác nhau. Không những thế, học sinh hiện nay rất thích tìm tòi và sáng tạo. Việc đưa ra các đề xuất và ứng dụng những đề xuất tùy vào tình hình thực tế sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy, nâng cao uy tín của nhà trường, tăng tính cạnh tranh của nhà trường với các nhà trường khác‖ (Thầy D., Trường A.).
Hành vi Bảo vệ uy tín nhà trường cho thấy sự tự hào của giáo viên khi làm việc tại tổ chức, tự hào khi nhắc đến nhà trường – nơi mình là thành viên cho thấy giáo viên có niềm tin rằng mình thuộc về một tập thể bất kỳ, được cống hiến và được thừa nhận khiến giáo viên thấy tự hào về thành tích của nhà trường và nỗ lực nhiều hơn (ĐTB=3,90). ―Trong những buổi tập huấn/ hội thao/ hội thảo, tôi luôn
cố gắng tập trung theo dõi để có thể đóng góp tiếng nói của cá nhân tôi – cũng là đại diện nhà trường – nên tôi rất cẩn trọng trong tất cả các phát ngôn lẫn hành vi, tôi không muốn bị đánh giá là ở trường đó thế này thế nọ, tôi cũng không cố gắng để được khen, mà tôi chỉ muốn góp phần nâng tầm tổ chức của tôi‖ (Thầy D.,
Trường A). ―Tôi về trường được 15 năm. So với ngày mới về, nhà trường hiện nay
rất phát triển. Trong sự phát triển này, có những thành tích do tôi mang lại, có những thành tích do chúng tôi cùng nỗ lực. Tôi tự hào và thấy mình cần bảo vệ, giữ gìn và phát huy‖ (Cô N., Trường X.).
Các giáo viên cũng thường xuyên tham gia các hoạt động thiện nguyện (ĐTB = 3,90). Trong mô hình của Dyne, Graham và Dienesch (1994) cũng đã nhấn mạnh đến trách nhiệm xã hội, đến tư cách công dân của người lao động trong HVCD trong tổ chức. Theo đó, trong tổ chức, người lao động không chỉ thực hiện đúng nhiệm vụ của bản thân, có lương tâm trách nhiệm mà cần năng động, tự chủ,
có tiếng nói trong tổ chức. Những đường lối, chính sách, quyết định do tổ chức không phải ngẫu nhiên được đề ra mà đã được thông qua ý kiến của các cấp, đồng thời trưng cầu ý kiến từ giáo viên và nhân viên trong trường. Do vậy, khi giờ giấc làm việc, cơ cấu hoạt động, tổ chức nhân sự,… được thay đổi, đưa ra áp dụng, mỗi người lao động cần tán thành và tuân thủ. Việc các giáo viên tham gia các hoạt động thiện nguyện của nhà trường một cách tự nguyện đã nói lên tinh thần chia sẻ của con người với nhau ―Tôi rất thích và thường xuyên tham gia các hoạt động xã hội
như hiến máu nhân đạo, trao quà trung thu, quyên góp mùa tựu trường… Thỉnh thoảng, tôi còn đưa các con tôi theo cùng, để các con tự rút ra được bài học từ những chuyến đi thiện nguyện cùng cơ quan bố‖ (Thầy D., Trường A).
Tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ từ các tổ chức, các lực lượng giáo dục xã hội nhằm mang lại lợi ích cho nhà trường là hành vi có ĐTB thấp nhất trong thành phần HVCD trong tổ chức hướng đến sự phát triển trường học của giáo viên THCS (ĐTB=3,78). Hành vi này đã được đề cập bên trên, một phần vì giáo viên có nhiều công việc chuyên môn để thực hiện, phần khác thuộc về nhận thức của giáo viên. ―Tôi vẫn cho rằng, hành vi này thuộc về trách nhiệm của người quản lý, dĩ
nhiên – các đồng nghiệp của tôi cũng nghĩ như vậy‖ (cô H., Trường X.). Đây là
một hạn chế - dù ĐTB vẫn không quá thấp – tuy nhiên, các giáo viên cần biết rằng, trong việc tự hào về nhà trường, mong muốn nâng cao uy tín của nhà trường, tìm kiếm và phát triển các mối quan hệ từ các tổ chức, các lực lượng giáo dục xã hội là vấn đề cần thực hiện.
Như vậy, kết quả khảo sát và phân tích thực trạng HVCD trong tổ chức của giáo viên hướng đến sự phát triển trường học cho thấy đa phần giáo viên được khảo sát đều có ý thức, tinh thần và các hành vi tự nguyện hướng đến sự phát triển của trường học. Điều này tạo đà cho những nỗ lực thực hiện các thành phần HVCD khác của giáo viên nhằm thực hiện tối đa nhiệm vụ giáo dục, giảng dạy của mình.
4.1.2.2. Thực trạng hành vi công dân trong tổ chức của giáo viên hướng đến tự giác tuân thủ các nguyên tắc
Bất kỳ cơ quan, tổ chức nào, các nguyên tắc được đặt ra nhằm đảm bảo và duy trì nề nếp, kỉ cương, góp phần xây dựng tinh thần trách nhiệm. Trong tập thể sư phạm, các nguyên tắc càng được xem trọng, vì ảnh hưởng đến vấn đề làm gương cho thế hệ trẻ - là sản phẩm lao động sư phạm. Tuy nhiên, việc tuân thủ các nguyên tắc không chỉ nằm ở việc ―thực hiện vì sợ bị trừ điểm thi đua‖, hoặc ―vi phạm quy