CHƯƠNG 2. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
2.3. CÁC YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC KHÁCH HÀNG TẠI CÔNG TY TNHH MTV ĐIỆN LỰC ĐÀ NẴNG
2.3.2 Các yếu tố bên ngoài
a. Điều kiện tự nhiên, xã hội
*Về điều kiện tự nhiên:
Điện lực Đà Nẵng quản lý kinh doanh bán điện trên địa bàn Thành Phố Đà Nẵng với địa hình tương đối bằng phẳng, hệ thống kênh ngòi đã làm cầu nên rất thuận lợi cho việc đi làm từ trụ sở đơn vị đến các điểm cấp điện cho khách hành sử dụng điện.
+ Khí hậu:
Thành Phố Đà Nẵng mang đặc điểm của khí hậu đồng bằng nhiệt đới gió mùa, thời kỳ đầu của mùa đông tương đối khô, nửa cuối thì ẩm ướt, mùa hạ thì nóng ẩm, nhiều mưa, khí hậu biến đổi mạnh.
Mưa: Tổng lượng mưa trung bình hàng năm 1700 mm. Mưa tập trung chủ yếu từ tháng 5 đến tháng 9. Mưa thường xảy ra trùng với nước lũ sông Hồng lên cao, gây úng lụt ảnh hưởng đến sản xuất và sinh hoạt của dân cư.
thời gian mưa kéo dài nên ảnh hưởng đến việc sản xuất kinh doanh của đơn vị vì công việc chủ yếu là làm ngoài trời. Hàng năm khu vực Thành Phố Đà Nẵng bị ảnh hưởng từ 3 – 4 cơn bão với gió cấp 6, cấp 7. Với việc bị ảnh hưởng bão như vậy Điện lực Đà Nẵng cũng không tránh khỏi thiệt hại về tài sản cũng như tập trung cán bộ công nhân viên trực bão tạm dừng các công việc khác.
+ Tài nguyên đất:
Tổng quỹ đất tự nhiên của Thành Phố là 11.474,22 ha, 7.016,35 ha chiếm 61,15 % trong tổng diện tích đất đai của Thành Phố. Quỹ đất còn nhiều nên cơ hội mở rộng các khu công nghiệp là rất cao đi đối sẽ là phát triển được lưới điện tăng khách hàng sử dụng điện trên địa bàn Thành Phố.
*Điều kiện xã hội Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất hàng năm tiếp tục được duy trì, bình quân 5 năm đạt 8,1%. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch mạnh, đúng hướng;
đến năm 2015 tỷ trọng nông nghiệp chiếm 23%; công nghiệp, xây dựng chiếm 43,8%; dịch vụ, thương mại chiếm 33,2. Thu nhập bình quân đầu người đạt 35 triệu đồng, tăng 2,5 lần so với năm 2016
Với điều kiện xã hội như trên rất thuận lợi cho sự phát triển của Điện lực Đà Nẵng vì công nghiệp và thương mại dịch vụ đang có xu hướng đi lên sẽ thúc đẩy dân số các khu vực khác đến tập trung làm việc cũng như sinh sống trên địa bàn. Đặc biệt trình độ văn hóa của người dân ngày càng được nâng cao nên nhận thức nhanh, cư xử có văn háo hơn nhưng bên cạnh đó sự am hiểu của họ được nâng lên nên Điện lực Đà Nẵng cần đổi mới vận dụng khoa học kỹ thuật vào công tác sản xuất kinh doanh bỏ thói quen cũ lạc hậu, cửa quyền, quan liêu.
b. Đặc điểm khách hàng sử dụng điện
Khách hàng của Điện lực Đà Nẵng chủ yếu là khách hàng thuộc thành phần quản lý tiêu dùng, các thành phần khác chiếm tỷ lệ rất nhỏ.
Sự tăng trưởng cao khách hàng của các thành phần phụ tải là do việc tiếp nhận và bán điện trực tiếp của 07 Quận , huyện trên địa bàn Thành Phố trong năm 2017 và đầu năm 2018. Việc tiếp nhận này đã chuyển từ khách hàng bán buôn sang khách hàng bán lẻ. Tuy nhiên tỷ trọng các khách hàng thuộc các thành phần phụ tải khác nhau lại có sự tăng giảm không đồng đều là do khách có nhu cầu chuyển từ thành phần phụ tải này sang thành phần phụ tải khách hoặc là do Điện lực áp lại giá bán điện cho đúng quy định.
c. Các chính sách quy định của nhà nước, của ngành điện
Hiện nay, Điện lực Đà Nẵng đang hoạt động theo quy định về pháp luật của nhà nước trong lĩnh việc Điện lực cũng như các quy trình quy phạm hướng dẫn của ngành. Các quy định của nhà nước cũng như ngành điện được hướng dẫn rất chi tiết dễ vận dụng không gây khó khăn trong quá trình tác nghiệp với khách hàng. Một số văn bản pháp quy hiện hành.
Luật Điện lực ngày 03 tháng 12 năm 2004 và Luật số 24/2012/QH13 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010; Luật Đo lường ngày 11 tháng 01
năm 2011; Nghị định số 137/2013/NĐ-CP ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Điện lực và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Điện lực; Nghị định số 134/2013/NĐ- CP ngày 17 tháng 10 năm 2013 của Chính phủ Quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực điện lực, an toàn đập thủy điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Nghị định số 14/2014/NĐ-CP ngày 26 tháng 02 năm 2014 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Điện lực về an toàn điện; Nghị định số 86/2012/NĐ-CP ngày 19 tháng 10 năm 2012 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đo lường; Thông tư số 07/2006/TT-BCN ngày 27 tháng 10 năm 2006 của Bộ Công nghiệp về hướng dẫn mua, bán công suất phản kháng (có hiệu đến hết ngày 9/12/2014); Thông tư số 15/2014/TT-BCT ngày 28 tháng 05 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về mua, bán công suất phản kháng (có hiệu lực từ ngày 10/12/2014);
Thông tư số 30/2013/TT-BCT ngày 14 tháng 11 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định điều kiện, trình tự ngừng, giảm mức cung cấp điện; Thông tư số 19/2014/TT-BCT ngày 18 tháng 06 năm 2014 của Bộ Công Thương ban hành mẫu Hợp đồng mua bán điện phục vụ mục đích sinh hoạt; Thông tư số 27/2013/TT-BCT ngày 31 tháng 10 năm 2013 của Bộ Công Thương quy định về kiểm tra hoạt động điện lực và sử dụng điện, giải quyết tranh chấp hợp đồng mua bán điện; Thông tư số 16/2014/TT-BCT ngày 29 tháng 05 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về thực hiện giá bán điện;. Quyết định số 2256/QĐ- BCT ngày 12 tháng 3 năm 2015 của Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định về giá bán điện; Thông tư số 25/2014/TT-BCT ngày 06 tháng 8 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định chi phí ngừng và cấp điện trở lại; Quyết định số 8474/QĐ-BCT ngày 23 tháng 9 năm 2014 của Bộ Công Thương quy định về mức chi phí ngừng và cấp điện trở lại; Quyết định số 828/QĐ-EVN ngày 26 tháng 09 năm 2014 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam v/v ban hành Bộ quy trình kinh doanh Điện năng áp dụng trong Tập đoàn Điện lực Việt Nam...