Thực trạng và định hướng phát triển KTXH của tỉnh

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 38)

1.2. Tổng quan về điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội (KTXH) và định hướng phát triển nguồn NLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

1.2.1. Thực trạng và định hướng phát triển KTXH của tỉnh

1.2.1.1. Đặc điểm điều kiện tự nhiên a) Vị trí địa lý

Quảng Ninh là một tỉnh nằm ở phía Đông Bắc nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam, có vị trí địa chính trị, kinh tế, đối ngoại và đặc biệt quan trọng về quốc phòng, an ninh. Quảng Ninh nằm ở toạ độ địa lý từ 20o40’ đến 21o39'49,8'' độ vĩ bắc và từ 106o26’ đến 108o31’ độ kinh đông. Phía bắc giáp nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa;

22 Phía nam giáp thành phố Hải Phòng; Phía đông giáp biển; Phía tây và tây bắc giáp tỉnh Lạng Sơn và Bắc Giang; Phía tây và tây nam giáp tỉnh Hải Dương.

Quảng Ninh có diện tích trên 12.000 km2, bao gồm 6.206,9 km2 đất liền và diện

tích mặt biển có ranh giới ngoài cách đường mép nước biển thấp nhất trung bình nhiều năm một khoảng cách 06 hải lý do Bộ Tài nguyên và Môi trường xác định và công bố.

80% diện tích đất của tỉnh là đất đồi núi với bề rộng 195 km từ Đông sang Tây và trải dài 102 km từ Bắc xuống Nam. Tỉnh có 13 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 04 thành phố (Hạ Long, Uông Bí, Cẩm Phả, Móng Cái), 02 thị xã (Quảng Yên và Đông Triều) và 07 huyện (trong đó có 02 huyện đảo), với tổng số 177 xã, phường, thị trấn. Thành phố Hạ Long là trung tâm chính trị – hành chính – kinh tế – văn hóa của tỉnh Quảng Ninh, nơi có Di sản thế giới Vịnh Hạ Long.

Với vị trí địa lý đặc thù, Quảng Ninh được xem là một cửa ngõ kết nối các liên quốc gia, liên vùng, liên tỉnh. Cùng với Hà Nội và Hải Phòng, Quảng Ninh được xác định là một cực trong tam giác phát triển vùng Kinh tế trọng điểm (KTTĐ) Bắc Bộ;

trong đó Quảng Ninh tiếp giáp với Hải Phòng, tạo ra một cặp địa phương bổ trợ phát triển lẫn cho nhau, hình thành một trung tâm biển mạnh của Việt Nam.

Những yếu tố quan trọng này tạo điều kiện thuận lợi để Quảng Ninh phát triển các ngành công nghiệp, chế biến sản phẩm theo hướng xuất khẩu, trở thành trung tâm logistics, trung tâm dịch vụ phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế cả vùng. Quảng Ninh là tỉnh có vị trí địa lý thuận lợi cho việc hợp tác phát triển kinh tế, công nghiệp, thương mại và du lịch trong nước và quốc tế qua đường bộ, đường thủy và đường hàng không, đặc biệt với Trung Quốc cũng như các địa phương trong vùng KTTĐ Bắc Bộ.

Tuy nhiên, với vị trí biên giới cùng đường biên rộng cả ở trên biển lẫn trên bộ, Quảng Ninh phải đối diện với các vấn đề phát sinh về quốc phòng an ninh như vấn đề buôn lậu, xuất nhập cảnh trái phép, tranh chấp đường biên,…

23

Hình 7. Vị trí địa lý và mối quan hệ liên vùng của tỉnh Quảng Ninh

b) Địa hình

Quảng Ninh có địa hình đa dạng từ miền núi đến trung du và đồng bằng duyên hải, vùng ven biển và các hải đảo, tạo nên một hệ khí hậu, hệ sinh thái, địa chất đa dạng. Địa hình vùng đồi núi phức tạp chia tỉnh thành 2 miền: miền Đông (từ Tiên Yên qua Bình Liêu, Hải Hà, Đầm Hà đến Móng Cái) và miền Tây (từ Tiên Yên qua Ba Chẽ, phía Bắc thành phố Hạ Long, Uông Bí và thấp dần xuống phía bắc thị xã Đông Triều). Địa hình vùng đồng bằng duyên hải gồm các phần vùng Đông Triều, Uông Bí, bắc Quảng Yên, nam Tiên Yên, Đầm Hà, Hải Hà và một phần thành phố Móng Cái, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và giao thông. Địa hình miền núi chia cắt cũng tạo nên sự phân bố dân cư và phát triển kinh tế xã hội, chênh lệch vùng miền giữa miền Đông và miền Tây, vùng núi trung du và dải duyên hải. Địa hình nhiều đồi núi cũng gây khó khăn trong phát triển kinh tế (hạn chế về quỹ đất, thiếu mặt bằng cho phát triển kinh tế) cũng như giữ gìn, bảo đảm an ninh, an toàn trật tự xã hội của tỉnh.

Quảng Ninh có địa hình quần đảo ven biển là một vùng địa hình độc đáo gồm các đảo lớn nhỏ khác nhau. Trong đó Vịnh Hạ Long, vịnh Bái Tử Long là những báu vật thiên nhiên, với giá trị ngoại hạng, kỳ vĩ độc đáo, có hàng ngàn đảo đá vôi, bãi cát trắng

phục vụ du lịch và nguyên liệu cho công nghệ thuỷ tinh. Địa hình đáy biển có những dải đá ngầm làm nơi sinh trưởng các rặng san hô đa dạng, là yếu tố thuận lợi cho phát triển du lịch biển. Đặc biệt, địa hình đáy biển có lạch sâu tạo thành luồng lạch và hải cảng trên dải bờ biển kín gió nhờ những hành lang đảo che chắn tạo thuận lợi cho việc xây

Ha Noi

33.7 km

246.1 km

100 km

24 dựng, phát triển hệ thống cảng biển, đặc biệt là cảng nước sâu tiếp nhận được tàu có trọng tải lớn và cảng thuỷ nội địa đáp ứng cho việc giao lưu hàng hóa với các tỉnh trong vùng.

c) Địa chất

Theo nghiên cứu, Quảng Ninh có 21 phân vị địa chất và 2 phức hệ magma. Một số phân vị đã phát hiện khoáng sản liên quan phục vụ cho phát triển các ngành công nghiệp khai thác và chế biến khoáng sản và sản xuất vật liệu xây dựng. Hạ Long là mẫu hình tuyệt vời về karst đá vôi trưởng thành trong điều kiện nhiệt đới ẩm, có một quá trình tiến hoá karst hoàn thiện nhất trải qua 20 triệu năm từ thời kỳ Miocen. Về mặt địa chất-địa mạo karst thì Hạ Long - Cát Bà chỉ là một vùng duy nhất. Vịnh Lan Hạ (Cát Bà - Hải Phòng) có 139 bãi cát vôi sạch, nhiều bãi cát nối liền hai khối núi đá, là điều kiện cho liên kết, bổ sung, hỗ trợ lẫn nhau về phát triển du lịch giữa Quảng Ninh – Hải Phòng.

d) Khí hậu

Quảng Ninh có nhiệt độ trung bình năm 23-240C, nhiệt độ trung bình tháng giêng là 15-160C, tháng 7 là 28-290C. Nền nhiệt cũng có sự phân hoá theo lãnh thổ rất rõ.

Vùng ven biển có nhiệt độ trung bình năm trên 220C, đạt tiêu chuẩn khí hậu nhiệt đới.

Nhưng mùa đông lạnh, có 2-3 tháng nhiệt độ trung bình dưới 180C, nhiệt độ trung bình tháng giêng 15-170C. Đặc biệt do địa hình phân hoá mạnh, nhiều núi đồi và thung lũng

nên ở nhiều vùng núi xuất hiện những ngày rất rét, nhiệt đô ̣ không khí thấp nhất tuyê ̣t đối có thể xuống dưới 10C như ở Tiên Yên - Quảng Hà.

Mùa mưa ở Quảng Ninh thường kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10, cũng có nơi mùa mưa đến sớm hoặc muộn hơn chút ít. Quảng Ninh là một trong những tỉnh có mưa nhiều của miền Bắc với lượng mưa trung bình 1.800-3.000 mm/năm. Lượng mưa tại Quảng

Ninh có sự phân hóa khá rõ rê ̣t do điều kiê ̣n đi ̣a hình của tỉnh. Giá tri ̣ trung bình năm lượng mưa thấp nhất ở các trạm Uông Bí vào khoảng 1.800 mm/năm, trong khi đó, ta ̣i

các tra ̣m Bãi Cháy, Tiên Yên, Cô Tô, lượng mưa cao hơn với mức 2.200-2.400 mm/năm, lượng mưa ta ̣i tra ̣m Quảng Hà và Móng Cái, mức cao nhất đa ̣t gần 3.000 mm/năm. Mưa chủ yếu tập trung vào mùa hè. Đây là thời kỳ chịu ảnh hưởng nhiều của áp thấp, bão, dải hội tụ nhiệt đới... Lượng mưa lớn nhất của một ngày có thể đạt 500-600 mm (giá trị quan trắc được tại trạm Tiên Yên và Bình Liêu ngày 26/9/2008). Lượng mưa mùa đông chỉ chiếm khoảng 10-20% tổng lượng mưa năm.

c) Đa dạng sinh học

25 Quảng Ninh cũng là một trong những khu vực có tính đa dạng sinh học quan trọng đối với Việt Nam với số lượng loài động, thực vật phong phú tập trung chủ yếu ở hệ thống các khu bảo tồn và vườn quốc gia như Vườn quốc gia Bái Tử Long, khu bảo tồn thiên nhiên Đồng Sơn – Kỳ Thượng, rừng quốc gia Yên Tử…, có giá trị rất to lớn đối với phát triển kinh tế–xã hội (du lịch sinh thái, cung cấp lâm sản, nguồn dược liệu quý…); bảo vệ môi trường sinh thái; cung cấp nguồn gen quý phục vụ nghiên cứu khoa học.

d) Rủi ro thiên tai

Quảng Ninh có đường bờ biển chạy dọc theo chiều dài của tỉnh, hàng năm thường chịu ảnh hưởng trực tiếp từ 2 đến 3 cơn bão và áp thấp nhiệt đới. Trong giai đoạn 2011–

2020, trên địa bàn tỉnh có sự gia tăng các trận mưa bão, gây sự cố, mất an toàn cho nhiều hồ đập và đời sống kinh tế–xã hội. Ngoài ra tỉnh cũng thường xuyên chịu ảnh hưởng của các loại hình: mưa lớn, lũ, lũ quét, ngập lụt, sạt lở đất do mưa lớn, rét hại. Các loại hình

này trong những năm gần đây xuất hiện thường xuyên hơn, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống, kinh tế của người dân.

 Bão, lũ:

Bão và áp thấp nhiệt đới là các hiện tượng thiên tai thường hay gặp ở vùng bờ biển Quảng Ninh với tốc độ gió mạnh nhất có thể lên tới 40 – 50m/s (cấp 13 – 16). Với trên 250 km bờ biển, Quảng Ninh là một trong những tỉnh chịu ảnh hưởng trực tiếp và nặng nề của bão lũ.

Trung bình hàng năm có từ 1–2 cơn bão đổ bộ vào vịnh Bắc Bộ và tác động trực tiếp đến vùng bờ biển Quảng Ninh. Bão thường xuất hiện từ tháng 7 – 9, trong đó hoạt động mạnh nhất là tháng 8. Đặc biệt bão thường kèm theo mưa lớn trên diện rộng, sóng to và nước dâng gây thiệt hại nặng nề cho sản xuất và tính mạng của người dân.

 Các vụ sụt lún

Hiện tượng sạt lở đất, sụt lún những năm gần đây diễn ra thường xuyên hơn trên địa bàn tỉnh, gây ảnh hưởng lớn đến đời sống, kinh tế của người dân. Hiện tượng này liên quan đến quá trình địa động lực hiện đại (phá huỷ kiến tạo trong giai đoạn hiện đại).

Hiện tượng này rất nguy hại cho các công trình xây dựng, các đường giao thông, cầu cống và làm gia tăng quá trình trượt lở đất đá, ảnh hưởng lớn đến môi trường.

26

 Tai biến địa chất

Ngoài diễn biến rủi ro thiên tai thì theo thống kê trong trên toàn tỉnh thì vẫn đề thiệt hại của tai biến địa chất do hoạt động khai thác khoáng sản cũng ảnh hưởng đến đời sống của người dân. Trong đó, yếu tố con người trong khai thác khoáng sản hiện đang gây ra những tác động không nhỏ như việc sau khai thác than dẫn đến hình thành những tảng đất đá khổng lồ, đây là những khu vực có nguy cơ sạt lở cao, đe dọa cuộc sống người dân.

e) Biến đổi khí hậu

Quảng Ninh là một trong các tỉnh ven biển thuộc khu vực nhạy cảm về biến đổi

khí hậu (BĐKH). Trong thời kỳ từ năm 1961 đến năm 2018, nhiệt độ không khí trung bình năm ở Quảng Ninh tăng xấp xỉ 0,2oC/thập kỷ, mực nước biển trung bình cũng tăng khoảng 0,25 cm/năm theo số liệu từ các trạm hải văn và 0,33 cm/năm theo số liệu từ vệ tinh. Quảng Ninh cũng đang đóng góp không nhỏ tới BĐKH với lượng phát thải khí nhà kính đáng kể từ các hoạt động khai thác than và nhiệt điện than.

Biến đổi khí hậu và nước biển dâng đã và đang ảnh hưởng đến các vùng trên địa bàn tỉnh. Đặc biệt, các vùng dễ bị tổn thương là các xã ven biển thuộc các địa phương:

Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Tiên Yên, Vân Đồn, Hạ Long và Móng Cái. Biến đổi khí hậu ảnh hưởng đến nhiều ngành, lĩnh vực của tỉnh. Các ngành, lĩnh vực dễ bị tổn thương nhất là ngành nuôi trồng thuỷ sản (chủ yếu ở Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà, Móng Cái);

lâm nghiệp (Bình Liêu, Ba Chẽ, Tiên Yên, Hạ Long), ngành nông nghiệp (chủ yếu là trồng lúa ở thị xã Đông Triều, Quảng Yên, Hải Hà, Đầm Hà).

1.2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội a. Quy mô và tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế

Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2020 của Quảng Ninh đạt gần 219,4

nghìn tỷ VND (tương ứng 9 tỷ USD), đứng thứ 3 vùng ĐBSH (sau Hà Nội, Hải Phòng).

Để có được quy mô kinh tế lớn như thời gian vừa qua, trong giai đoạn 2011–2020, tốc độ tăng GRDP hàng năm của Quảng Ninh đạt 8,9%, gấp 1,5 tốc độ tăng của cả nước trong cùng thời kỳ (6,0%) và đứng thứ 4 trong vùng (sau Bắc Ninh, Hải Phòng và Hà Nam). Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016–2020, Quảng Ninh là một trong bảy địa phương của cả nước có tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP 10,7%/năm gấp 1,6 lần so với cả nước; gấp 1,4 lần so với các địa phương trong vùng Đồng bằng Sông Hồng mặc dù chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID–19.

27

Nguồn: Tính toán dựa trên Niên giám thống kê các địa phương

Hình 8. GRDP của các tỉnh vùng KTTĐ Bắc Bộ (đơn vị: nghìn tỷ VND) [22].

b. Cơ cấu kinh tế

- Cơ cấu theo thành phần kinh tế

Nguồn: Tính toán dựa trên số liệu của Tổng cục Thống kê

Hình 9. Cơ cấu VA theo khu vực thể chế của cả nước và Quảng Ninh (đơn vị: %),

năm 2010 và năm 2020 [22].

Kinh tế Nhà nước trong nhiều thập kỷ qua luôn nắm giữ vai trò chủ đạo trong nền kinh tế của Quảng Ninh, chiếm 47,8% năm 2020. Thành phần kinh tế ngoài nhà nước chiếm 40,8%, và thành phần có vốn FDI chiếm 11,4%.

- Cơ cấu theo ngành

Cơ cấu của các ngành kinh tế vào GRDP tỉnh Quảng Ninh trong giai đoạn 2011–

2020 tương đối ổn định, không có sự biến đổi đáng kể. Về cơ bản, Quảng Ninh được

“mặc định” trong nhiều thập kỷ qua là một tỉnh công nghiệp của Việt Nam và điều đó được thể hiện trong cơ cấu VA của tỉnh với tỷ trọng ngành công nghiệp–xây dựng chiếm hơn 57% trong thời kỳ 2011–2020 và có chiều hướng tăng nhẹ cho dù tỷ trọng ngành công nghiệp trong khu vực này có đôi chút giảm xuống. Trên thực tế, cơ cấu nội ngành

28 công nghiệp đã có sự thay đổi mạnh mẽ theo định hướng từ “nâu” sang “xanh”, khi ngành khai khoáng giảm tới 17,1% đóng góp vào VA so với năm 2010.

Trái ngược với khu vực II, khu vực I có tỷ trọng giảm dần (–2,5% trong toàn giai đoạn) và chỉ còn 6,9% vào năm 2020. Ngành dịch vụ với tỷ trọng trung bình là 34,6%

trong thời kỳ và không có sự tăng/giảm rõ rệt. Tiểu ngành dịch vụ có sự thay đổi mạnh nhất là bán buôn, bán lẻ, sửa chữa ô tô, xe máy khi tăng thêm 2,8%.

Nhìn tổng thể, xu thế dịch chuyển các khối ngành của Quảng Ninh cũng có sự khác biệt so với vùng ĐBSH và cả nước; trong khi ĐBSH giảm dịch vụ và tăng mạnh công nghiệp – xây dựng thì cả nước lại tăng khá mạnh dịch vụ và tăng nhẹ công nghiệp. Tuy nhiên, nếu xem xét cụ thể vào các ngành dịch chuyển mạnh nhất thì về cơ bản, các sự dịch chuyển này có sự tương đồng rất lớn, khi đều giảm mạnh khai khoáng; tăng phân phối điện nước, chế biến chế tạo, và bán buôn bán lẻ.

Bảng 3. Cơ cấu và dịch chuyển cơ cấu VA theo ngành của cả nước, vùng ĐBSH

và Quảng Ninh giai đoạn 2011-2020 (%) [22].

Cơ cấu (%) Dịch chuyển (%)

2010 2015 2020 2011-15 2016-20 2011-20

Quảng Ninh 100,0 100,0 100,0 0,0 0,0 0,0

KV I trong VA 8,8 8,8 6,9 0,0 -1,9 -1,9

KV II trong VA 57,4 56,4 59,3 -1,0 2,8 1,8

- Công nghiệp trong KVII 90,4 90,7 88,5 0,3 -2,3 -1,9

KV III trong VA 33,8 34,8 33,8 1,0 -1,0 0,0

ĐBSH 100,0 100,0 100,0 0,0 0,0 0,0

KV I trong VA 10,4 7,9 6,4 -2,5 -1,5 -4,0

KV II trong VA 33,6 39,3 45,1 5,6 5,8 11,5

- Công nghiệp trong KVII 76,1 82,9 82,9 6,8 0,0 6,8

KV III trong VA 56,0 52,8 48,5 -3,2 -4,3 -7,5

Cả nước 100,0 100,0 100,0 0,0 0,0 0,0

KV I trong VA 21,0 18,9 16,5 -2,1 -2,4 -4,5

KV II trong VA 36,7 37,0 37,4 0,2 0,4 0,6

- Công nghiệp trong KVII 80,9 83,6 81,6 2,8 -2,0 0,8

KV III trong VA 42,2 44,2 46,1 1,9 2,0 3,9

- Tăng trưởng kinh tế + Tăng trưởng VA theo thành phần kinh tế

Trong giai đoạn 2011–2020, sự hiện diện của thành phần kinh tế nhà nước có sự giảm khá mạnh (–11,1% trong cơ cấu VA), song hành với sự phát triển ấn tượng của các thành phần kinh tế tư nhân và thành phần có vốn FDI. Tốc độ tăng trưởng của kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể và khu vực có vốn FDI của Quảng Ninh tốt hơn so với cả nước, cũng thể hiện một phần nào về sự vượt trội của môi trường kinh doanh và đầu tư của tỉnh trong thời gian vừa qua.

29

Bảng 4. Tốc độ tăng trưởng và đóng góp cho tăng trưởng theo thành phần kinh tế

của cả nước và Quảng Ninh năm 2020 [22]

Tốc độ tăng trưởng (%) Đóng góp cho tăng VA (%) Quảng Ninh Cả nước Quảng Ninh Cả nước

Giá trị gia tăng 9,4 6,1 100,0 100,0

KV Nhà nước 7,2 4,5 40,2 23,2

KV Ngoài Nhà nước 10,7 6,1 43,9 49,2

- Tập thể -2,7 4,5 -0,6 3,1

- Tư nhân 11,4 9,0 23,5 13,2

- Cá thể 11,7 5,6 21,0 32,8

KV có vốn FDI 19,1 8,7 15,9 27,6

+ Tăng trưởng VA theo ngành

Khối ngành phi nông nghiệp tiếp tục có tăng trưởng cao và đóng góp cho VA lớn trong giai đoạn 2011–2020, thể hiện rõ nét Quảng Ninh là tỉnh công nghiệp–dịch vụ của

cả nước. Cụ thể hơn, có 6 ngành có đóng góp lớn cho tăng trưởng của Quảng Ninh giai đoạn 2011–2020 là Khai khoáng; Chế biến, chế tạo; Sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nóng và điều hòa không khí; Xây dựng; Bán buôn và bán lẻ, Sửa chữa ô tô, mô tô, xe máy và xe có đô ̣ng cơ khác và Vận tải kho bãi. Ngoại trừ khai khoáng, tất cả các ngành còn lại đều có mức tăng trưởng rất tốt, cao hơn bình quân của toàn tỉnh.

Hình 10. Các ngành có đóng góp cho tăng VA lớn nhất của Quảng Ninh (đơn vị:

%), giai đoạn 2011–2020 [22]

Riêng năm 2020, các ngành có tăng trưởng mạnh nhất lần lượt là Chế biến, chế tạo (22,82%); Xây dựng (18,78%); Y tế và hoạt động trợ giúp xã hội (11,87%). Các ngành liên quan đến dịch vụ như nghệ thuật vui chơi giải trí; hoạt động dịch vụ khác; hoạt động làm thuê có mức tăng trưởng rất thấp (dưới 3%).

c. Về văn hóa, lịch sử

Quảng Ninh mang nhiều giá trị văn hóa riêng biệt, độc đáo, cùng hàng trăm di tích lịch sử, văn hóa đặc sắc, đồng thời là một trong những "cái nôi" của giai cấp công nhân Việt Nam, có truyền thống cách mạng của Công nhân Vùng Mỏ với di sản tinh thần vô giá "Kỷ luật và Đồng tâm".

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 29 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)