Tiềm năng khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 57)

3.2. Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng nguồn NLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2.2. Tiềm năng khai thác và sử dụng năng lượng mặt trời

3.2.2.1. Tiềm năng lý thuyết

Kết quả xây dựng bản đồ tiềm năng lý thuyết năng lượng mặt trời theo chỉ số GHI cho vùng nghiên cứu ở hình 20 cho thấy giá trị GHI của tỉnh Quảng Ninh phân bố từ 1.000,01 – 1.433,24 kWh/m2/năm. Về phân bố tiềm năng năng lượng mặt trời vùng mặt biển ven bờ và vùng đất liền ven biển, đa số diện tích trên địa bàn tỉnh giá trị GHI phân bố 1,300 - 1,400 kWh/m2/năm. So với giá trị GHI trung bình nhiều năm trên toàn lãnh thổ Việt Nam (phân bố trong khoảng 1.168 - 2.045 kWh/m2/năm[42]) giá trị GHI của tỉnh Quảng Ninh được đánh giá ở mức khá, cao hơn các tỉnh miền núi phía Bắc (trừ Lai

44 Châu, Điện Biên, Sơn La), khá tương đồng với các tỉnh vùng Đồng Bằng sông Hồng và vùng Bắc Trung Bộ, nhưng thấp hơn so với vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và ĐBSCL.

Hình 20. Bản đồ tiềm năng năng lượng mặt trời lý thuyết theo giá trị GHI

Chi tiết kết quả thống kê cường độ bức xạ và phạm vi phân bố trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh được thể hiện ở bảng 9. Giá trị GHI trong khoảng 1,300-1,400 kWh/m²/năm chiếm tỷ lệ lớn nhất với 38,89% diện tích vùng đánh giá, tuy nhiên diện tích này chủ yếu nằm trong khu vực Vịnh Hạ Long và Vịnh Bái Tử Long. Tiếp đến giá trị GHI trong khoảng 1400 - 1433,24 kWh/m²/năm chiếm 38,47% diện tích vùng đánh giá, vùng này chủ yếu nằm ngoài khơi và trên mặt biển. Còn lại, giá trị GHI trong khoảng từ 1.000 – 1.300 kWh/m²/năm chiếm tỷ trọng 19,79% diện tích vùng nghiên cứu, và chiếm tỷ trọng nhỏ với 2,84% diện tích vùng đánh giá có GHI nhỏ hơn 1.200 kWh/m²/ năm.

Bảng 9. Phân bố cường độ bức xạ ngang toàn cầu (GHI)

trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

STT Giá trị GHI

(kWh/m²/ năm) Diện tích

(km2) %

1 1.000-1.200 470,62 2,84

2 1.200-1.300 3.279,97 19,79

3 1.300-1.400 6.444,85 38,89

4 1.400-1.433,24 6.374,55 38,47

Tổng cộng 16.570 100

Về phân bố bức xạ mặt trời theo thời gian trong năm, dựa vào số liệu bình quân phân bố nhiệt độ theo tháng trong năm giai đoạn 1961-2018 tại 7 trạm trên địa bàn tỉnh

45 có thể thấy bức xạ phân bổ nhiều vào tháng 5 đến tháng 10, nhiều nhất tập trung vào tháng 6 đến tháng 9. Các tháng có bức xạ thấp là tháng 12 đến tháng 3 năm sau.

Hình 21. Phân bố nhiệt độ trung bình theo tháng trong năm tại các trạm trên địa

bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2.2.2. Tiềm năng kỹ thuật Xây dựng bản đồ tiềm năng khả dụng và tính toán tiềm năng kỹ thuật

Tiến hành chồng xếp các bản đồ chuyên đề để xác định vùng khả dụng và loại trừ, sau khi xác định các vùng khả dụng, tiến hành chồng xếp bản đồ tiềm năng lý thuyết để xây dựng bản đồ tiềm năng các vùng khả dụng cho phát triển NLMT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Kết quả chồng và thống kê các vùng khả dụng cho thấy, vùng khả dụng phát triển NLMT trên đất liền của tỉnh có diện tích 68.534,14 ha. Nếu đánh giá cả vùng mặt nước biển tính từ đường bờ ra ngoài khơi 50km thì tổng diện tích là 275.623,69 ha.

Trong đó, vùng tiềm năng 1200-1300 kWh/m2/năm chiếm hầu hết diện tích vùng đất liền có thể phát triện điện NLMT của tỉnh với 46.622,92 ha, tiếp đến là vùng 1300- 1400 kWh/m2/năm với 20.851,20 ha; còn lại vùng có diện tích nhỏ (Bảng 9). Còn vùng ngoài khơi chủ yếu các vùng có tiềm năng lý thuyết lớn với giá trị tiềm năng 1300- 1433,24 kWh/m2/năm với diện tích 207.089,55 ha.

.00 5.00 10.00 15.00 20.00 25.00 30.00 35.00

Tháng I

Tháng II

Tháng III

Tháng IV

Tháng V

Tháng VI

Tháng VII

Tháng VIII

Tháng IX

Tháng X

Tháng XI

Tháng XII Uông Bí Cô Tô Bãi Cháy Cửa Ông Tiên Yên Móng Cái Quảng Hà

46

Hình 22. Các vùng khả dụng và tiềm năng lý thuyết NLMT tỉnh Quảng Ninh

Về phân bố theo không gian các vùng khả dụng, kết quả thống kê tại bảng 9 cho thấy, các đơn vị hành chính đều có diện tích khả dụng để có thể sản xuất NLMT. Các huyện diện tích khả dụng lớn gồm có Ba Chẽ với diện tích 5.105,32 ha; tiếp đến TP

Móng Cái chiếm 4.207,20 ha, TP Hạ Long với 3.371,52 ha, TP Cẩm Phả 3.123,79 ha, Vân Đồn 2.920,98 ha, Tiên Yên 2.558,91 ha, Đầm Hà 1.993,02 ha, Hải Hà 1.557,54 ha và các huyện khác chiếm diện tích dưới 1000 ha (bảng 10).

Các vùng có cường độ bức xạ lớn (giá trị GHI từ 1400-1433,24 kWh/m2 phân bố ở vùng ven biển của tỉnh có thể phân thành 2 nhóm: (i) trên vùng đất liền có các huyện Vân Đồn, Quảng Yên và Cô Tô (ii) Vùng mặt biển ngoài khơi.

Hầu hết diện tích khả dụng có cường độ bức xạ khả dụng trong khoảng 1200-1400 kWh/m2, phân bố ở các huyện trong tỉnh.

Tổng giá trị tiềm năng kỹ thuật trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh là 110.249,47 MWp.

Trong đó, trên đất liền có tiềm năng kỹ thuật là 27.413,65 MWp, phân bố tiềm năng kỹ thuật đến cấp huyện, thị trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh được thể hiện ở hình 23 và ở bảng 10. Tiềm năng lớn nằm ở vùng mặt biển ngoài khơi (82.835,82 MWp), khu vực này mặc dù có tiềm năng lớn nhưng khó khai thác do nằm ngoài khơi xa do ngăn cách bờ bởi các khu vực bảo vệ như Vịnh, khu bảo tồn biển,…nên việc khai thác sẽ tốn kém và khó khăn về mặt kỹ thuật rất nhiều so với khu vực ven biển.

47

Hình 23. Bản đồ tiềm năng kỹ thuật năng lượng mặt trời vùng nghiên cứu.

Kết quả thể hiện ở hình 23 thể hiện tiềm năng kỹ thuật theo tổng diện tích khả dụng

cho phát triển NLMT và suất tiêu hao đất cho dự án điện mặt trời nên tiềm năng kỹ thuật tương quan thuận với diện tích khả dụng. Các huyện, thị xã có điện tích khả dụng phát triển năng lượng mặt trời lớn thì tiềm năng kỹ thuật lớn (Bảng 10).

Bảng 10. Phấn bố tiềm năng kỹ thuật năng lượng mặt trời trên địa bàn tỉnh

Quảng Ninh.

STT Đơn vị hành

chính

Diện tích theo các mức giá trị GHI (ha) Tiềm năng

kỹ thuật (MWp) 1000-

1300 1200-1300 1300-1400 1400-

1433,24 Tổng cộng

1 TP Hạ Long 5,68 7.321,56 1.101,54 8.428,79 3.371,52 2 TP Móng Cái 131,75 5.359,80 5.026,44 10.518,00 4.207,20 3 TP Uông Bí 11,73 1.071,65 17,51 1.100,89 440,36 4 TP Cẩm Phả 13,08 6.924,63 871,77 7.809,49 3.123,79

5 TX Đông Triều 1.540,18 6,78 1.546,96 618,78

6 TX Quảng Yên 16,53 1.469,50 7,96 1.494,00 597,60 7 Huyện Tiên Yên 11,30 5.770,57 615,41 6.397,28 2.558,91 8 Huyện Hải Hà 89,65 731,59 3.072,62 3.893,86 1.557,54 9 Huyện Đầm Hà 206,42 1.945,58 2.830,57 4.982,56 1.993,02 10 Huyện Bình Liêu 200,05 1.953,96 2.154,01 861,60 11 Huyện Ba Chẽ 53,60 12.709,70 12.763,30 5.105,32 12 Huyện Vân Đồn 1.277,18 5.700,20 325,06 7.302,44 2.920,98

48

STT Đơn vị hành

chính

Diện tích theo các mức giá trị GHI (ha) Tiềm năng

kỹ thuật (MWp) 1000-

1300 1200-1300 1300-1400 1400-

1433,24 Tổng cộng

13 Huyện Cô Tô 138,85 3,72 142,56 57,03

Tổng cộng 723,28 46.622,92 20.851,20 336,74 68.534,14 27.413,65 Vùng khác (Mặt biển) 0,70 20,84 49.689,14 157.378,86 207.089,55 82.835,82

Tổng số 723,98 46.643,76 70.540,34 157.715,60 275.623,69 110.249,47

Đánh giá chung về tiềm năng năng lượng mặt trời:

Kết quả xây dựng bản tiềm năng kỹ thuật NLMT cho tỉnh Quảng Ninh dựa trên bản đồ giá trị bức xạ ngang toàn cầu (GHI) trên toàn lãnh thổ Việt Nam do WB Group xây dựng và các tiêu chí loại trừ do Viện Năng lượng đề xuất xác định được trên toàn bộ lãnh thổ tỉnh Quảng Ninh có 68.534,14 ha đất phù hợp cho phát triển nhà máy điện NLMT, chiếm 11,1% diện tích tự nhiên tỉnh Quảng Ninh thấp hơn so với toàn quốc là 14% (Nguyễn Anh Tuấn, 2018). Quá trình phát triển KTXH các khu đô thị, khu dân cư nông thôn và các công trình khác sẽ mở rộng do đó quy mô vùng tiềm năng KT NLMT

sẽ giảm do các tiêu chí loại trừ, vì vậy trong quy hoạch dài hạn ngành điện lực, lĩnh vực năng lượng tái tạo cần dự báo nhu cầu phát triển NLMT để bố trí quỹ đất ở những vùng có cường độ bức xạ phù hợp. Ngoài ra, tiềm năng lớn nằm ở vùng mặt biển ngoài khơi,

khu vực này mặc dù có tiềm năng lớn nhưng khó khai thác do nằm ngoài khơi xa do ngăn cách bở bởi các khu vực bảo vệ như Vịnh, khu bảo tồn biển,…nên việc khai thác sẽ tốn kém và khó khăn về mặt kỹ thuật rất nhiều so với khu vực ven biển.

Về cường độ bức xạ theo giá trị GHI trên toàn lãnh thổ Quảng Ninh được xếp ở mức khá so với các vùng khác trên lãnh thổ Việt Nam, cường độ bức xạ phân bố tập trung vào các tháng 5 đến tháng 10 số giờ nắng ở 5 trạm trên địa bàn tỉnh đều cao hơn 100 giờ/tháng. Đánh giá tiềm năng lý thuyết, các vùng khả dụng và tiềm năng kỹ thuật

cho thấy Quảng Ninh là tỉnh có khả năng phát triển tương đối tốt sản xuất điện năng lượng mặt trời, các vùng phát triển tốt tập trung ở các huyện đồng bằng, trung du do có

tiềm năng 1,300-1,400 kWh/m2, điều kiện quy mô đất đai, cơ sở hạ tầng thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của thiên tai như mưa bão, sạt lở đất đá. Các vùng ven biển và miền núi phía

Tây có tiềm năng cao hơn nhưng hàng năm hay chịu ảnh hưởng của thiên tai như gió bão, lũ quét, sạt lở đất đá. Vùng ven biển được định hướng cho phát triển công nghiệp, cảng biển, du lịch, dân cư đông đúc, các vùng chuyên trồng lúa nước, vùng núi phía Tây do địa hình đồi núi cao nên giao thông, hạ tầng khó khăn nhất là mùa mưa bão.

49

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 51 - 57)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)