Đánh giá về thực trạng phát triển năng lượng tại Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 48)

3.1.1. Thực trạng sản xuất điện 3.1.1.1. Thực trạng sản xuất điện chung

Quảng Ninh là một tỉnh có vị trí chiến lược nằm trong khu Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ và gần hai thành phố lớn là Hà Nội và Hải Phòng. Tỉnh có biển thuộc Vịnh Bắc Bộ và có biên giới với Trung Quốc cả trên đất liền và trên biển. Công nghiệp khai thác than và sản xuất điện là thế mạnh của tỉnh Quảng Ninh, bên cạnh đó là các khu công nghiệp gắn liền với cảng biển như KCN Cái Lân, KCN Hải Hà, KCN Đầm Nhà Mạc…Ngoài ra, Quảng Ninh còn có tiềm năng phát triển du lịch dịch vụ khi được thiên nhiên ưu đãi với Vịnh Hạ Long là một kỳ quan thiên nhiên thế giới. Tỉnh hiện quy hoạch 4 khu kinh tế, trong đó có 3 khu kinh tế cửa khẩu với Trung Quốc (Móng Cái, Bắc Phong Sinh, Hoành Mô – Đồng Văn) và Đặc khu Kinh tế Vân Đồn là khu dịch vụ du lịch và giải trí

cao cấp. Các khu kinh tế này cùng với 13 khu công nghiệp đã được quy hoạch trong giai đoạn tới sẽ là yếu tố thúc đẩy kinh tế của tỉnh phát triển nhanh và mạnh.

Hiện nay Quảng Ninh đã luôn là một trong những tỉnh đứng trong tốp đầu cả nước về phát triển kinh tế xã hội. Quy mô GRDP (theo giá hiện hành) năm 2020 của Quảng Ninh đạt gần 219,4 nghìn tỷ VND (tương ứng 9 tỷ USD), đứng thứ 3 vùng ĐBSH (sau Hà Nội, Hải Phòng) trong giai đoạn 2011–2020, tốc độ tăng GRDP hàng năm của Quảng Ninh đạt 8,9%, gấp 1,5 tốc độ tăng của cả nước trong cùng thời kỳ (6,0%) và đứng thứ 4 trong vùng (sau Bắc Ninh, Hải Phòng và Hà Nam). Đáng chú ý, trong giai đoạn 2016–

2020, Quảng Ninh là một trong bảy địa phương của cả nước có tốc độ tăng trưởng bình quân GRDP 10,7%/năm [22].

Năng lượng là ngành công nghiệp lớn thứ hai của tỉnh Quảng Ninh (đứng sau khai thác than), đóng góp 17% vào tổng giá trị tăng thêm năm 2020, trong 10 năm qua, năng lượng là ngành có tốc độ tăng trưởng bình quân cao nhất đạt 22%. Trong ngành năng lượng có đến 99,97% lượng điện sản xuất ra năm 2020 đến từ nhiệt điện than [22].

Tuy nhiên, với định hướng quốc gia về chuyển dịch sang những nguồn năng lượng thân thiện với môi trường như năng lượng tái tạo, năng lượng mới, gắn với quá trình chuyển đổi nền kinh tế đất nước theo hướng kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kinh tế các-

bon thấp [12], cũng như định hướng chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang

“xanh” theo hướng bền vững của tỉnh Quảng Ninh [22] trong thời gian tới các lĩnh vực điện LNG, điện gió, và điện sinh khối dẫn đến sẽ có nhiều biến động về lĩnh vực sản xuất điện trên địa bàn tỉnh.

37 Quảng Ninh là một trong những Trung tâm sản xuất điện lớn nhất Việt Nam. Hàng năm, tỉnh sản xuất khoảng 39 tỷ kWh và đóng góp khoảng 16% tổng sản lượng điện cả nước. Hạ tầng lưới điện được quan tâm đầu tư đồng bộ, là tỉnh đi đầu về đích trước 2 năm trong việc đưa điện lưới quốc gia đến tất cả các thôn, khu, khe bản quy mô dưới 20 hộ đất liền, huyện đảo Cô Tô, đảo Cái Chiên và các xã đảo. Đến cuối năm 2020, trên địa bàn tỉnh có 8 nhà máy điện đang hòa vào lưới điện Quốc gia với tổng công suất 5.643,6 MW, trong đó có 7 nhà máy nhiệt điện than với tổng công suất 5.640MW, một nhà máy thủy điện nhỏ (thủy điện Khe Soong) với công suất 3.6 MW [22] (Bảng 8).

Bảng 8. Hiện trạng các nhà máy điện trong tỉnh Quảng Ninh.

TT Tên đơn vị

Công suất thiết kế

(MW)

Diện tích (ha)

Năm hoạt động Vị trí

1 Nhiệt điện Quảng Ninh I,

II 1.200 357,91 QN 1 năm

2011 QN 2 năm

2013

Hạ Long

2 Nhiệt điện Cẩm Phả (2 tổ máy)

600 87,9 2011 Cẩm Phả

3 Nhiệt điện Uông Bí 600 10,44 2013 Uông Bí

4 Nhiệt điện Mạo Khê 440 70,43 Tổ 1 năm

2012 Tổ 2 năm

2013

Đông Triều 5 Nhiệt điện Mông Dương I 1.000 413 2015 Cẩm Phả

6 Nhiệt điện Mông Dương II 1.200 89 2015 Cẩm Phả 7 Nhiệt điện Thăng Long 600 124,44 2020 Hạ Long

8 Thủy điện Khe Soong 3,6 - 2010 Tiên Yên

Tổng cộng 5.643,6 1.153,1

2

- -

Nguồn: UBND tỉnh Quảng Ninh, 2023 [22].

Hình 11. Sơ đồ vị trí, phân bố, công suất các Nhà máy sản xuất điện đang vận hành và đã được quy hoạch đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh (Nguồn:

Số liệu thu thập và điều tra của nhóm nghiên cứu, 2023)

38 Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của các nhà máy nhiệt điện từ năm 2010, tốc độ gia tăng sản lượng hàng năm ngày càng gia tăng và đạt mức ổn định trong khoảng 35 tỷ KWh/năm giai đoạn 2019-2022. Những năm trước đó giai đoạn 2010-2019 có tốc độ gia tăng sản lượng điện trung bình mỗi năm tăng hơn 55% (Hình 12).

Hình 12. Sản lượng điện tỉnh Quảng Ninh giai đoạn 2010-2022 [11, 14]

3.1.1.2. Thực trạng sản xuất năng lượng tái tạo

Đối với năng lượng tái tạo hiện trên địa bàn tỉnh, do giai đoạn trước tập trung vào phát triển nhiệt điện than nên năng lượng tái tạo hiện có nhà máy thủy điện Khe Soong với công suất thiết kế 3.6 MW.

Ngoài ra, với xu hướng bảo vệ môi trường và tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên như gió và nắng, hiện trên địa bàn tỉnh có rất nhiều doanh nghiệp, gia đình đầu tư hệ thống phát điện năng lượng mặt trời. Đến cuối năm 2020 có khoảng 76 dự án điện mặt trời với 495kWp (chưa kể các hộ gia đình, quy mô nhỏ, lẻ), các trạm pin mặt trời chủ yếu lắp đặt trên huyện đảo Cô Tô, Minh Châu - Quan Lạn [14].

3.1.2. Thực trạng Chính sách phát triển NLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kì 2021-2030, tầm nhìn đến 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh sẽ phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường, tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia (một trong những trung tâm điện gió, điện khí LNG của miền Bắc), chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo; phát triển nguồn điện gió trên bờ, gần bờ và ngoài khơi.

- Không mở rộng các nhà máy nhiệt điện than; đầu tư nâng cao hiệu suất các nhà máy hiện tại, bảo vệ môi trường.

39 - Ưu tiên xây dựng đồng bộ và nâng cấp hệ thống cơ sở hạ tầng đa mục tiêu, nhằm bảo đảm "lợi ích kép" trong phát triển. Chuyển dần sang phát triển mạnh năng lượng tái tạo. Coi trọng hợp tác quốc tế và khu vực trong phát triển kinh tế biển bền vững và đào tạo nguồn nhân lực biển hiệu quả.

Tháng 3 năm 2022, UBND tỉnh Quảng Ninh có văn bản số 1200/UBND-CN về việc nghiên cứu tiềm năng phát triển điện gió ngoài khơi, trên bờ tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh. Trong số đó đồng ý chủ trương giao Sở Công thương Quảng Ninh chủ trì phối hợp với một số đơn vị nghiên cứu để khảo sát, rà soát, xác định về diện tích ranh giới khu vực nghiên cứu phát triển điện gió ngoài khơi, trên bờ tại địa bàn tỉnh Quảng Ninh, có khu vực đảo Vĩnh Trung-Vĩnh Thực thuộc thành phố Móng Cái, chủ trương này của tỉnh sẽ giúp Móng Cái khai thác được tiềm năng, thế mạnh địa phương, góp phần vào việc phát triển nguồn năng lượng tái tạo trong tương lai không xa.

Ngoài ra Quảng Ninh cũng đã đề xuất với Bộ Công Thương việc bổ sung nhiều MW điện vào dự thảo Quy hoạch điện VIII. Quảng Ninh đề nghị bổ sung phát triển 5.000MW điện gió trong giai đoạn 2021-2040, trong đó có 3.000MW là điện gió ngoài khơi và 2.000MW là điện gió trên bờ; trong giai đoạn 2021-2030 là 2.500MW (ngoài khơi là 500MW và trên bờ là 2.000MW). Từ đó từng bước hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng xanh, chuyển đổi phương thức phát triển từ “nâu” sang “xanh” của tỉnh, bảo đảm an ninh năng lượng và phát triển bền vững theo Nghị quyết số 30 (ngày 23/11/2022) của Bộ Chính trị về phát triển kinh tế – xã hội và bảo đảm quốc phòng, an ninh vùng đồng bằng Sông Hồng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045; Quyết định số 80/QĐ-TTg ngày 11/2/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quyết định 500/QĐ-TTg ngày 15/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021- 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Trong buổi tiếp đó đại diện Tập đoàn Adani (Ấn Độ) ngày 23/5/2023, lãnh đạo UBND tỉnh Quảng Ninh đã khẳng định: “Với nền hành chính hiện đại, hạ tầng đầu tư đồng bộ, năng lực cạnh tranh đứng đầu cả nước, quản trị hành chính theo hướng bền vững, phục vụ người dân và doanh nghiệp hiệu quả… Quảng Ninh là một trong những địa điểm đầu tư hấp dẫn đối với các nhà đầu tư chiến lược. Để hỗ trợ các nhà đầu tư, Quảng Ninh cam kết có nhiều chính sách ưu tiên, tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất về

40 thủ tục hành chính, đất đai, GPMB, đáp ứng nhu cầu nguồn nhân lực, cung cấp các dịch vụ công tiện ích, môi trường đầu tư kinh doanh thông thoáng, thuận lợi, bình đẳng, minh bạch, để các nhà đầu tư thành công, bền vững lâu dài tại tỉnh”.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 44 - 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)