Tiềm năng khai thác và sử dụng năng lượng gió

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 61)

3.2. Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng nguồn NLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.2.3. Tiềm năng khai thác và sử dụng năng lượng gió

Kết quả đánh giá tiềm năng lý thuyết theo tiềm năng sẵn có tài vùng nghiên cứu theo dữ liệu tiềm năng tốc độ gió trung bình ở độ cao 100m khu vực tỉnh Quảng Ninh

cho thấy, tỉnh Quảng Ninh có tiềm năng năng lượng gió khu vực ven bờ và ngoài khơi.

Trong đó, khu vực ngoài khơi có tiềm năng về tốc độ gió lớn hơn khu vực ven bờ với tốc độ khoảng 11,66m/s còn khu vực ven bờ ở mức 5,6m/s. Về tiềm năng năng mật độ điện các khu vực ven bờ có khả năng khai thác bao gồm Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà và Cô Tô, các khu vực khác có tiềm năng thấp hơn hoặc điều kiện khó khai thác (nằm trong khu vực bảo vệ thuộc Vịnh Hạ Long, Vịnh Bái Tử Long,…). Các khu vực ngoài khơi

có tiềm năng mật độ điện lớn nhưng gặp nhiều khó khăn trong khai thác do xa bờ (bị ngăn cách bởi các khu vực bảo tồn, bảo vệ) (Hình 24, Hình 25 và Bảng 11).

Hình 24. Tốc độ gió ở độ cao 100m trong phạm vi vùng nghiên cứu (Nguồn:

GWA, 2023)

50

Hình 25. Mật độ điện trung bình tiềm năng ở độ cao 100m (Nguồn: Tính toán từ

dữ liệu của GWA, 2023)

Bảng 11. Phân vùng tiềm năng năng lượng gió theo mật độ năng lượng gió ở độ

cao 100m trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh.

STT Đơn vị hành

chính

Diện tích (ha) theo các vùng tiềm năng theo mật độ năng lượng

gió ở độ cao 100m (W/m2)

23,18- 100 100-300 300-400 400-800 800-

1668,44 Tổng cộng

1 TP Hạ Long 15.718,90 79.393,25 4.053,75 3.306,17 92,54 102,564.61 2 TP Móng Cái 1.677,80 38.957,19 15.301,12 4.582,00 64,57 60,582.68 3 TP Uông Bí 576,15 20.424,84 2.507,68 1.793,41 190,67 25,492.74 4 TP Cẩm Phả 6.531,21 30.162,78 959,82 272,46 0,00 37,926.27 5 TX Đông Triều 657,74 19.540,74 13.358,20 5.278,21 792,68 39,627.56 6 TX Quảng Yên 33,61 23.274,52 901,84 283,07 0,00 24,493.03 7 Huyện Tiên Yên 20.136,63 40.727,61 2.241,97 2.375,04 213,88 65,695.13 8 Huyện Hải Hà 2.974,80 38.480,48 6.850,39 3.220,04 298,88 51,824.59 9 Huyện Đầm Hà 5.286,53 24.797,78 1.273,39 1.138,78 190,49 32,686.97 10 Huyện Bình Liêu 5.811,35 28.538,34 5.850,59 6.147,13 993,26 47,340.66 11 Huyện Ba Chẽ 33.114,74 26.946,49 358,82 227,97 12,57 60,660.60 12 Huyện Vân Đồn 2.277,58 35.997,42 10.066,07 3.240,59 12,13 51,593.79

13 Huyện Cô Tô 202,49 891,37 3.546,01 34,48 4,674.35

Tổng cộng 94.797,04 407.443,92 64.615,01 35.410,88 2.896,14 605.162,99 Vùng khác (Mặt biển) 1.809,36 287.678,84 219.151,48 543.093,91 145,94 1.051.879,53

Tổng số 96.606,40 695.122,77 283.766,49 578.504,79 3.042,08 1.657.042,52

51 Trên thực tế cho thấy, các vùng có mật độ năng lượng gió trung bình nhỏ hơn 100W/m2, việc khai thác năng lượng gió là không hiệu quả vì năng lượng khai thác được

quá ít, giá trị sử dụng không đáng kể so với các chi phí thiết bị tốn kém. Khi mật độ năng lượng gió trung bình đạt 100W/m2 trở lên hoặc khi tốc độ gió trung bình 5m/s trở lên ở độ cao lắp đặt tua-bin thì việc khai thác mới có hiệu suất tốt.

Đối với những vùng có mật độ năng lượng gió trung bình lớn hơn 300W/m2 tương ứng với tốc độ gió trung bình năm từ 7m/s trở lên là nơi có tiềm năng năng lượng gió tốt, có thể sử dụng loại máy phát có công suất lớn.

Kết quả đánh giá tại bảng 11 cho thấy, trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh các vùng có mật độ năng lượng gió >100W/m2 chiếm đa số diện tích với 94,1% tổng diện tích đánh

giá. Tính riêng vùng có mật độ năng lượng gió >300W/m2 chiếm 52,2% tổng diện tích đánh giá.

3.2.3.2. Tiềm năng kỹ thuật

Để tính toán tiềm năng cho khai thác phát triển các nhà máy điện gió tiến hành chồng xếp vùng loại trừ theo các tiêu chí loại trừ ở mục 3.2.1.2 với bản đồ Mật độ điện trung bình tiềm năng ở độ cao 100m tính toán cho tỉnh Quảng Ninh để xác định các vùng khả dụng cho xây dựng nhà máy khai thác điện gió. Kết quả xây dựng được thể hiện ở Hình 26 và Bảng 12.

Hình 26. Các vùng khả dụng và tiềm năng kỹ thuật cho phát triển nhà máy điện

gió tại tỉnh Quảng Ninh

52

Bảng 12. Quy mô các vùng khả dụng cho phát triển nhà máy điện gió

STT Đơn vị hành

chính

Diện tích khả dụng (ha) theo các vùng tiềm năng theo mật độ

năng lượng gió ở độ cao 100m (W/m2)

Tiềm năng kỹ

thuật (MW) 23,18-

100 (*) 100-300 300-400 400-800 800-

1668,44 Tổng cộng

1 TP Hạ Long - 5.655,02 233,32 119,74 5,83 6.013,91 300.70 2 TP Móng Cái - 7.068,29 2.273,07 916,59 0,88 10.258,83 512.94 3 TP Uông Bí - 953,13 71,14 50,13 7,00 1.081,40 54.07 4 TP Cẩm Phả - 5.756,00 41,37 2,52 0,00 5.799,89 289.99 5 TX Đông Triều - 1.177,37 154,61 196,22 15,14 1.543,34 77.17 6 TX Quảng Yên - 172,95 16,54 16,63 0,00 206,12 10.31 7 Huyện Tiên Yên - 3.851,19 120,43 79,74 9,02 4.060,38 203.02 8 Huyện Hải Hà - 2.124,51 1.656,81 76,93 0,00 3.858,26 192.91 9 Huyện Đầm Hà - 4.035,04 380,68 6,29 0,00 4.422,01 221.10 10 Huyện Bình Liêu - 1.473,16 325,29 295,29 20,61 2.114,34 105.72 11 Huyện Ba Chẽ - 6.126,26 19,44 2,94 0,00 6.148,64 307.43 12 Huyện Vân Đồn - 6.011,23 397,28 412,87 0,00 6.821,38 341.07

13 Huyện Cô Tô - 0,00 0,00 142,57 0,00 142,57 7.13

Tổng cộng - 44.404,16 5.689,98 2.318,46 58,47 52.471,07 2.623,55 Vùng khác (Mặt biển) - 38.800,86 44.487,95 123.779,76 20,99 207.089,55 10.354,48

Tổng số - 83.205,01 50.177,93 126.098,22 79,46 259.560,62 12.978,03 Ghi chú: (*) Giá trị mật độ năng lượng gió này không đảm bảo hiệu suất khai thác.

a. Đối với khai thác sử dụng điện gió trên bờ, gần bờ

Kết quả tổng hợp tại hình 24, 25 và bảng 11, 12 cho thấy, trong khu vực nghiên cứu có tiềm năng khai thác điện gió trên bờ và gần bờ là các vùng các đảo như Móng Cái, Hải Hà, Đầm Hà, Vân Đồn, Cô Tô, và TX Đông Triều.

Kết quả tính toán điện gió trên bờ, gần của Quảng Ninh có tiềm năng 2.623,55

MW, giá trị này khá tương đồng so với giá trị tính toán của theo báo cáo quy hoạch điện VIII trên địa bàn tỉnh là 2.397MW (Bộ Công thương, 2021 [4]). Như vậy, tỉnh có tiềm năng về năng lượng gió khu vực trên bờ, gần bờ và có thể thay thế dần nhiệt điện than trong giai đoạn 2021-2030. Hiện tại, tỉnh có một số khu vực dự kiến có tiềm năng phát triển điện gió trên bờ, gần bờ bao gồm Cô Tô, Vân, Đồn, Móng Cái (nơi tập trung nhiều tiềm năng nhất), các khu vực núi cao bao gồm Uông Bí, Đông Triều, Hạ Long, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà và một số địa phương khác. Vị trí chính xác đặt các trang trại gió

cần được khảo sát kỹ lưỡng đảm bảo hai yếu tố về tiềm năng sức gió và không ảnh hưởng đến cảnh quan du lịch. Thứ nhất, về sức gió, hiện tại chỉ có các khu vực gió trên cao (6m/s) và trung bình (5,5-6m/s) mới khả thi về mặt kinh tế để khai thác. Thứ hai, cả Cô Tô, Hạ Long, Bình Liêu và một số địa phương khác là những địa điểm tiềm năng đóng góp lớn cho du lịch – một trong những mũi nhọn phát triển của tỉnh. Vì vậy, khi

53 chọn vị trí phát triển điện gió, Quảng Ninh cần tránh những vị trí đã được xác định để phát triển du lịch hoặc có tiềm năng ảnh hưởng tiêu cực đến cảnh quan du lịch.

b. Đối với khai thác sử dụng điện gió ngoài khơi

Kết quả tổng hợp tại hình 19, 20 và bảng 11 cho thấy, trong khu vực nghiên cứu có tiềm năng khai thác điện gió ngoài khơi với tiềm năng ở mức tốt có thể khai thác với

các máy có công suất lớn với tiềm năng khai thác có thể đạt 10,35 GW so với kết quả ước tính của Báo cáo quy hoạch điện VIII thì điện gió ngoài khơi của tỉnh có thể đạt

công suất 13 GW (Bộ Công Thương, 2021 [4]). Kết quả tính của nghiên cứu này thấp hơn so với kết quả đánh giá tại quy hoạch điện VIII do phạm vi đánh giá nhỏ hơn (tính từ đường bờ là 50km so với 20-120 km theo quy hoạch điện VIII).

Trong giai đoạn 2021-2030 tỉnh có đã mục tiêu thành lập dự án đầu tiên với tổng công suất gió ngoài khơi là 500MW (UBND tỉnh Quảng Ninh, 2023 [22]). Tuy nhiên, do đặc điểm nằm ngoài khơi có Khu vực di sản thiên nhiên thế giới Vịnh Hạ Long, các khu vực cảnh quan và đa dạng sinh học khác như Vịnh Bái Tử Long, VQG Bài Tử Long, khu vực nhạy cảm giáp ranh biến giới với nước ngoài,…

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 57 - 61)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)