3.3.1. Đánh giá thực trạng và xu hướng biến động quỹ đất năng lượng của tỉnh
Năm 2020, tỉnh Quảng Ninh có 1.509 ha đất công trình năng lượng. Đến năm 2030, tỉnh Quảng Ninh có 1.963 ha đất công trình năng lượng, chiếm 0,31% diện tích tự nhiên.
Bảng 13. Hiện trạng và biến động sử dụng đất công trình năng lượng giai đoạn
2010-2020 [21, 22].
Đơn vị tính: ha
STT Đơn vị hành
chính
Hiện trạng Biến động
Tăng (+) Giảm (-)
2010 2020
1 TP Hạ Long (*) 230,72 612,23 381,51
2 TP Móng Cái 1,97 2,5 0,53
3 TP Uông Bí 277,77 163,77 -114
4 TP Cẩm Phả 2,52 603,22 600,7
5 TX Đông Triều 48,43 80,7 32,27
6 TX Quảng Yên 1,66 27,32 25,66
7 Huyện Tiên Yên 2,59 0,65 -1,94
8 Huyện Hải Hà 13,05 7,45 -5,6
9 Huyện Đầm Hà 0,97 1,2 0,23
10 Huyện Bình Liêu 0,32 0,05 -0,27
54
STT Đơn vị hành
chính
Hiện trạng Biến động
Tăng (+) Giảm (-)
2010 2020
11 Huyện Ba Chẽ 0,35 0,04 -0,31
12 Huyện Vân Đồn 38,70 9,65 -29,05
13 Huyện Cô Tô 0,76 0,23 -0,53
Tổng số 619,81 1.509,01 889,2
(*) Ghi chú: Cộng gộp diện tích của huyện Hoành Bồ do sáp nhập vào TP Hạ Long năm 2020.
Tuy nhiên, diện tích đất công trình năng lượng trong kỳ quy hoạch 2021 - 2030
tỉnh Quảng Ninh đã tăng thêm 453,99 ha. Diện tích quỹ đất năng lượng tăng trong giai đoạn này tập trung vào thực hiện phát triển hạ tầng ngành điện và xây dựng các nhà máy nhiệt điện than (Nhiệt điện Đồng Phát Hải Hà 2.100 MW); Điện khí LNG (Quảng Ninh, kế hoạch sẽ xây dựng thêm Quảng Ninh 2, nhà máy tại Hải Hà, Móng Cái); Thủy điện (Thủy điện tại lưu vực sông Tiên Yên 28,4 MW); Điện gió trên bờ 2.000 MW tập trung nhiều nhất tại đảo Cô Tô (ngoài khơi 500MW lấy vào mặt nước ven biển); Điện sinh khối và nguồn khác 120 MW; Điện rác 28,85 MW; Điện mặt trời (mặt đất 52MW; áp mái và mặt biển không lấy vào quỹ đất 2261 MW).
Như vậy, giai đoạn 2020-2030 dự kiến quỹ đất năng lượng tăng thêm 453,99 ha, gia tăng 1,3 lần, thấp hơn so giai đoạn 2010-2020 là 2,4 lần. Chi tiết phân bổ quỹ đất này đến đơn vị hành chính cấp thành phố, thị xã, huyện năm 2020, 2030 được thể hiện ở bảng 14.
Bảng 14. Xu hướng biến động sử dụng đất công trình năng lượng giai đoạn 2020-
2030 [22, 23].
STT Đơn vị hành chính Năm 2020
(ha) Quy hoạch 2030
(ha)
Biến động Tăng (+) Giảm (-)
1 TP Hạ Long 612,23 687 74,77
2 TP. Cẩm Phả 603,22 814 210,78
3 TP. Móng Cái 2,5 17 14,5
4 TP. Uông Bí 163,77 168 4,23
5 TX. Đông Triều 80,7 82 1,3
6 TX. Quảng Yên 27,32 26 -1,32
7 Ba Chẽ 0,04 0,04 0
8 Bình Liêu 0,05 53 52,95
9 Đầm Hà 1,2 8 6,8
10 Hải Hà 7,45 52 44,55
11 Tiên Yên 0,65 31 30,35
55
STT Đơn vị hành chính Năm 2020
(ha) Quy hoạch 2030
(ha)
Biến động Tăng (+) Giảm (-)
12 Vân Đồn 9,65 19 9,35
13 Cô Tô 0,23 6 5,77
Tổng số 1.509,01 1.963,0 453,99
3.3.2. Đề xuất các khu vực ưu tiên phát triển năng lượng tái tạo
Dựa trên kết quả đánh giá tiềm năng các nguồn NLTT theo các khu vực, cũng như thực trạng và định hướng sử dụng tài nguyền đất năng lượng trên địa bàn tỉnh, đề xuất
các khu vực ưu tiên sử dụng để phát triển năng lượng tái tạo thông qua khảo sát về tiềm năng khai thác, sử dụng NLTT và quỹ đất năng lượng của tỉnh Quảng Ninh như sau:
Đối với điện mặt trời:
Quảng Ninh là tỉnh có khả năng phát triển tương đối tốt sản xuất điện năng lượng
mặt trời, các vùng phát triển tốt tập trung ở các huyện đồng bằng, trung du do có tiềm năng lý thuyết tương đối tốt, điều kiện quy mô đất đai, cơ sở hạ tầng thuận lợi, ít bị ảnh hưởng của thiên tai như mưa bão, sạt lở đất đá như: Hạ Long, Cẩm Phả, Vân Đồn, Cô Tô.
Đối với điện gió trên bờ, gần bờ:
Điện gió trên bờ của Quảng Ninh có thể được bước đầu phát triển, một phần thay thế nhiệt điện than trong giai đoạn 2021-2030. Hiện tại, tỉnh có một số khu vực dự kiến có tiềm năng phát triển điện gió trên bờ, gần bờ bao gồm Vân Đồn, Cô Tô, Móng Cái;
các khu vực núi cao bao gồm Uông Bí, Đông Triều, Hạ Long, Bình Liêu, Ba Chẽ, Hải Hà và một số địa phương khác. Trong đó Móng Cái là nơi được ưu tiên khai thác đầu tiên do có nhiều tiềm năng phát triển nhất và quỹ đất sử dụng năng lượng tái tạo ngày càng có xu hướng tăng mặc dù chưa nhiều nhưng qua khảo sát cho thấy Móng Cái vẫn là nơi đề xuất ưu tiên nhất để khai thác nguồn năng lượng này.
Đối với điện gió ngoài khơi:
Về địa điểm, Quảng Ninh sẽ xây dựng trang trại gió ngoài khơi, địa điểm chính
xác sẽ được lựa chọn kỹ lưỡng do các khu vực ngoài khơi có tiềm năng mật độ điện lớn nhưng gặp nhiều khó khăn trong khai thác do xa bờ (bị ngăn cách bởi các khu vực bảo tồn, bảo vệ). Một số khu vực thích hợp cho phát triển năng lượng điện gió ngoài khơi bao gồm Cô Tô, Móng Cái do đây là hai nơi có vị trí tiếp giáp với biển nhiều và có xu hướng biến động sử dụng đất năng lượng tăng.
56