Phân tích điểm mạnh điểm yếu của việc phát triển NLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 68)

3.4. Đề xuất các giải pháp khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn NLTT phục vụ chiến lượng tăng trưởng xanh và phát triển bền vững của tỉnh Quảng Ninh

3.4.1. Phân tích điểm mạnh điểm yếu của việc phát triển NLTT trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh

3.3.4.1. Điểm mạnh a) Có vị trí địa kinh tế, địa chính trị với lợi thế nổi trội

Quảng Ninh có một vị trí địa kinh tế, địa chính trị quan trọng của Việt Nam. Đây là địa phương duy nhất của cả nước có cả đường biên giới trên bộ và trên biển với Trung Quốc, trong đó có 3 cửa khẩu – là nền tảng để thúc đẩy phát triển thương mại biên mậu, trao đổi hàng hóa và dịch vụ với quốc gia đông dân nhất thế giới. Quảng Ninh cũng là nơi giao thoa, kết nối giữa vùng Trung du và miền núi phía Bắc và vùng Đồng bằng

sông Hồng. Đây cũng là địa phương có diện tích lớn nhất của vùng ĐBSH, nhiều hòn đảo nhất cả nước (trong đó có cả đảo đất, đảo đá), có bờ biển dài nhất của Vùng ĐBSH.

Điều đó đã góp phần tạo Quảng Ninh trở thành một trong ba cực phát triển quan trọng nhất của toàn vùng ĐBSH.

b) Có diện tích lớn, tài nguyên giàu có, hệ sinh thái tự nhiên phong phú, địa hình đa dạng vừa có biển, vừa có rừng, núi.

Quảng Ninh là địa phương có diện tích lớn nhất của vùng ĐBSH với rừng và đồi núi chiếm 80%; có vùng biển và hải đảo rộng 6.100 km2 với số hòn đảo đa đạng và lớn nhất cả nước; có bờ biển dài 250 km với vùng biển rộng lớn cung cấp nguồn tài nguyên biển phong phú, đa dạng, đã được Viện Năng lượng khảo sát cho kết quả là địa phương có tiềm năng phát triển điện gió rất to lớn trên đất liền và ngoài khơi, với tổng công suất khoảng 15.397MW.

Với vị trí địa lý, đường bờ biển dài và đặc thù khí hậu nhiệt đới gió mùa, Quảng Ninh được đánh giá là nơi giàu tiềm năng cho việc khai thác, sản xuất, phát triển các nguồn NLTT.

c) Hạ tầng giao thông khá đồng bộ, hiện đại và phát triển vượt trội

Trong kỳ quy hoạch trước, Quảng Ninh đã ưu tiên, tập trung đầu tư phát triển hạ tầng giao thông chất lượng cao cả nội tỉnh và liên tỉnh, cả đường bộ, đường biển và hàng không. Nhờ đó, có thể nói hạ tầng giao thông quảng ninh vượt trội và vượt xa so với các

57 địa phương khác. Cụ thể là, có Sân bay quốc tế Vân Đồn thuộc loại hiện đại nhất trong cả nước, có Cảng tàu khách quốc tế Hòn Gai, có đường cao tốc Vân Đồn–Móng Cái kết

nối Quảng Ninh với Hải Phòng, Hà Nội; kết nối Hạ Long, Vân Đồn với Móng Cái; có các đường quốc lộ 4 làn xe với vận tốc 80km/h kết nối với Bắc Giang (Quốc lộ 279), với Lạng Sơn (Quốc lộ 4B), và với Hải Dương (Quốc lộ 18). Quảng Ninh hiện cũng là địa phương có số km cao tốc dài nhất Việt Nam, với khoảng 200 km, bằng 10% độ dài cao tốc của cả nước. Chính hệ thống hạ tầng giao thông hiện đại, đồng bộ và đang phát triển vượt trội nói trên đang và sẽ tiếp tục mở rộng không gian phát triển của Quảng ninh và tạo ra cơ hội đầu tư phát triển vô cùng lớn.

d) Lực lượng lao động trẻ dồi dào

Quảng Ninh có lực lượng lao động trẻ (51% lực lượng lao động có độ tuổi 15 đến 39) và có trình độ giáo dục ở mức cao (38,3% có bằng đại học và sau đại học). Đáng chú ý, tỷ lệ lao động qua đào tạo nghề của tỉnh đạt tới 36,7%, đứng thứ 3 của cả nước và chỉ sau Hà Nội ở vùng ĐBSH. Đây là lợi thế rất lớn cho Quảng Ninh vì sự phát triển của tỉnh đang trong thời kỳ “dân số vàng”, tạo ra năng suất cao.

3.3.4.2. Điểm yếu a) Hạn chế về quỹ đất phát triển

Mặc dù Quảng Ninh là địa phương có diện tích lớn nhất vùng ĐBSH, tuy nhiên, như đã đề cập ở trên, khoảng 80% diện tích là đồi núi. Địa hình nhiều đồi núi đã gây ra nhiều khó khăn đối với việc phát triển sản xuất NLTT, đặc biệt là thiếu quỹ đất, thiếu mặt bằng cho phát triển NLTT. Chính vì vậy, trong thời gian vừa quan, Quảng Ninh là một trong những địa phương tích cực thực hiện công tác lấn biển để mở rộng thêm không gian phát triển cho tỉnh.

b) Khó khăn thu hút nhân lực chất lượng cao

Thực tế cho thấy người dân của tỉnh đang có xu hướng đi ra ngoài tỉnh nhiều hơn so với dân số từ các tỉnh khác đến Quảng Ninh sinh sống và làm việc. Quảng Ninh chưa phải là nơi hấp dẫn đối với lao động từ địa phương khác. Theo PAPI (2020), Quảng Ninh đứng thứ 22/61 địa phương mà người dân ở nơi khác muốn di cư đến. Về lao động chất lượng cao, Quảng Ninh không những chưa thu hút được nhân tài, mà còn để mất thêm số hiện có. Tỷ lệ di cư của nhóm lao động này ở Quảng ninh là âm (–7,1% năm

58 2019, trong đó 12,0% đến Quảng Ninh nhưng có đến 19,0% đi khỏi tỉnh). Nguyên nhân để mất lực lượng lao động chất lượng cao vào tay những trung tâm đô thị lớn như Hà Nội, TP. HCM là do không có ưu đãi đặc biệt cho người tài. Do đó, năng lực đào tạo lao động trình độ cao còn rất hạn chế.

3.3.4.2. Cơ hội a) Năng lực cạnh tranh cấp tỉnh đứng đầu cả nước

Quảng Ninh liên tục đứng đầu về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và cải cách hành chính (PAR) trong 4 năm liên tiếp (2017–2020). Tỉnh cũng đứng đầu cả nước về Chỉ số hài lòng về dịch vụ hành chính công (SIPAS) và đứng thứ ba về Chỉ số hiệu quả quản trị và hành chính công cấp tỉnh (PAPI). ). Hơn thế nữa, tỉnh đã đạt được tốc độ tăng trưởng GRDP cao giai đoạn 2016–2020, bình quân 10,7%/năm. GRDP/ người tăng hơn 2,7 lần so với giai đoạn 10 năm trước, đạt 7.067 USD người, cao nhất vùng ĐBSH. Thành tích vượt trội nói trên gia tăng thêm năng lực và góp phần tăng thêm lợi thế cạnh tranh cho Quảng Ninh trong giai đoạn phát triển tiếp theo.

b) Cơ cấu kinh tế bước đầu chuyển dịch theo hướng phù hợp với xu thế thời đại

Cơ cấu kinh tế của tỉnh Quảng Ninh đã chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững, trước hết từ nâu sang xanh (dần giảm phụ thuộc vào khai khoáng, nhiệt điện, sản xuất vật liệu xây dựng). Đây là cơ hội thuận lợi cho việc phát triển nghiên cứu và sản xuất các nguồn năng lượng sạch, NLTT trên địa bàn tỉnh.

Để phát triển nguồn năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, tỉnh Quảng Ninh đã báo cáo và được Thủ tướng Chính phủ đồng ý bổ sung Dự án Nhà máy điện khí LNG Quảng Ninh công suất 1.500MW (giai đoạn 1) tại phường Cẩm Thịnh, TP Cẩm Phả vào Quy

hoạch điện VII điều chỉnh tại Văn bản số 1409/TTg-CN ngày 17/10/2020. Đây là nhà máy điện sử dụng khí LNG nhập khẩu đầu tiên của miền Bắc có công suất dự kiến 1.500MW. Dự kiến, khi đi vào hoạt động, Nhà máy sẽ cung cấp cho hệ thống lưới điện quốc gia khoảng 9 tỷ kWh điện/năm và đóng góp cho ngân sách địa phương khoảng 57.700 tỷ đồng trong vòng 25 năm, dự kiến đi vào hoạt động trong quý 3 năm 2027.

Cùng với đó, tỉnh cũng đề nghị bổ sung quy hoạch phát triển điện gió giai đoạn 2021-2040 tại địa phương là 5.000MW (gió ngoài khơi là 3.000MW, gió trên bờ 2.000MW), trong đó giai đoạn 2021-2030 là 2.500MW (gió ngoài khơi là 500MW, gió

59 trên bờ 2.000MW). Đề xuất này được tỉnh đưa ra nhằm khai thác những lợi thế nổi trội về nguồn năng lượng tái tạo trên địa bàn, nhất là về điện gió.

Theo Quy hoạch tỉnh Quảng Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 vừa được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, Quảng Ninh sẽ phát triển công nghiệp năng lượng thân thiện với môi trường; tiếp tục duy trì là một trung tâm năng lượng của quốc gia (một trong những trung tâm điện gió, điện khí LNG của miền Bắc), chuyển dần sang phát triển năng lượng sạch và năng lượng tái tạo.

3.3.4.2. Thách thức a) Chất lượng tăng trưởng chưa đảm bảo tính bền vững

Mặc dù Quảng Ninh có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao thuộc top đầu toàn quốc, nhưng cơ cấu kinh tế và cách thức tăng trưởng còn chứa đựng môt số điểm yếu nội tại.

Trong đó có thể thấy việc khai thác khoáng sản đang dần giảm vai trò, (khai thác than đóng góp vào GRDP đã giảm từ 1/3 năm 2011 xuống còn dưới 1/5 năm 2020), tuy nhiên

Quảng Ninh vẫn còn phụ thuộc nhiều vào thu nhập từ khai thác than và sản xuất nhiệt điện than. Chính điều này có thể làm chậm lại tốc độ và quy mô chuyển dịch từ kinh tế nâu sang kinh tế xanh; tạo xung đột, mâu thuẫn với phát triển các loại dịch vụ du lịch và giảm phát thải nhà kính.

b) Chất lượng đời sống nhân dân

Trên địa bàn tỉnh Quảng Ninh có khoảng 110.000 công nhân tập trung làm việc chủ yếu tại các mỏ khai thác than, việc chuyển dịch từ năng lượng “nâu” sang “xanh” là một xu hướng tốt, phù hợp với thế giới về tăng trưởng xanh, tuy nhiên việc chuyển dịch năng lượng này sẽ ảnh hưởng trực tiếp lên thu nhập của gần 1/3 dân số tỉnh. Do vậy

trong quá trình phát triển NLTT, chuyển dịch năng lượng, giảm phát thải về 0 của tỉnh cũng gặp một số trở ngại.

c) Hạn chế về các điều kiện tự nhiên, thiên tai, BĐKH

Mặc dù tỉnh đã có những cải thiện đáng kể trong nhiều lĩnh vực nhất là khai thác than, nuôi trồng thủy hải sản ven bờ, và du lịch, tuy nhiên sự phát triển kinh tế mạnh mẽ

của tỉnh đã gây ảnh hưởng đến môi trường gia tăng mức độ ô nhiễm đối với không khí, nước và đất. Bên cạnh đó, sự thay đổi về cảnh quan, địa hình, địa mạo của tỉnh cũng đã góp phần làm tăng nguy cơ thiệt hại trước những diễn biến khó lường của khí hậu và

60 thiên tai (điển hình là mưa lũ năm 2015 và 2020 đã gây ra ngập lụt nặng tại Thành phố Hạ Long hay tình trạng sạt lở đất từ bãi thải khai thác than).

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng khai thác và sử dụng một số nguồn năng lượng tái tạo tại tỉnh quảng ninh (Trang 64 - 68)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)