Ứng xử của hộ nông dân đối với quy hoạch đất ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản đối với thông tin quy hoạch đất trên địa bàn phường tràng cát – quận hải an – thành phố hải phòng (Trang 26 - 31)

PHẦN II: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA CỦA HỘ NTTS ĐỐI VỚI THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT

2.2 CƠ SỞ THỰC TIỄN VỀ ỨNG XỬ CỦA HỘ NÔNG DÂN ĐỐI VỚI THÔNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT

2.2.2 Ứng xử của hộ nông dân đối với quy hoạch đất ở Việt Nam

Trong bài nghiên cứu quy hoạch đất gắn với hiệu quả sử dụng, giải pháp thực hiện chính sách Tam nông (15/12/2008 ) chỉ ra đối với lĩnh vực đất đai, công tác quy hoạch đặc biệt quan trọng bởi đó là cơ sở pháp lý cho việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất và cho phép chuyển mục đích sử dụng đất...nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội đất nước. Song vấn đề này ở nước ta đã và đang bị trùng lắp, lãng phí, thiếu khoa học và không đồng bộ, ảnh hưởng tới quá trình thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khoá X về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn" (gọi tắt là Tam nông).

*Thực trạng quy hoạch sử dụng đất

Sau hơn 4 năm thực hiện Luật đất đai (luật đất đai năm 2003), nhất là từ khi triển khai thực hiện Nghị quyết hội nghị lần thứ VII Ban chấp hành Trung ương khoá X về "Nông nghiệp, nông dân, nông thôn", công tác quy hoạch đất đai sớm xuất hiện những "rào cản" mà Bộ Tài nguyên và Môi

trường đã thừa nhận: Tính đồng bộ giữa quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội, quy hoạch sử dụng đất và quy hoạch xây dựng không hợp lý. Giữa 3 loại quy hoạch này còn vùng "chồng lấn", vùng "trắng" và chưa trở thành hệ thống quy hoạch phát triển thống nhất của cả nước. Chất lượng quy hoạch nói chung và quy hoạch sử dụng đất nói riêng không hợp lý, thiếu đồng bộ và mang tính bền vững. Ở nhiều nơi, không ít trường hợp vì muốn có nhiều công trình, dự án cho địa phương, muốn chỉnh trang, mở rộng đô thị cho "xứng tầm" hoặc muốn để lại "dấu ấn" của nhiệm kỳ lãnh đạo nên đã vội vàng chỉ đạo lập và xét duyệt quy hoạch, mà không cân nhắc đầy đủ khả năng thực hiện trước mắt cũng như tương lai. Đây là nguyên nhân chủ yếu đẫn đến tình trạng quy hoạch "treo" và không ai khác nông dân là người chịu chấp nhận thiệt thòi.

Do vậy, chỉ tính riêng đến năm 2007 cả nước có tới 1.649 khu vực quy hoạch với diện tích 344.665ha được xếp vào diện quy hoạch "treo". Trong số này, Đồng Nai có 368 khu, Hoà Bình 124 khu, Hà Tĩnh 94 khu, An Giang 84 khu, Cao Bằng 75 khu...và các địa phương có diện tích quy hoạch "treo" lớn gồm:

Hà Tĩnh 222.858ha, Sơn La 13.915ha, Điện Biên 6.730ha, Cần Thơ 5.753ha...

Cũng không ít địa phương chưa xây dựng xong phương án điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) như Bắc Kạn, Hoà Bình, Sóc Trăng...nên có tới 123/670 huyện (18,4%) mới triển khai công tác này, thậm chí có 106/670 huyện (chiếm 15,8% ) đến nay chưa triển khai được. Đặc biệt, việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất tại các đô thị (quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh) hầu như chưa được thực hiện. Đối với các xã, phường, thị trấn (gọi chung là xã), con số này còn lớn hơn nhiều với 3.077/10.777 xã chưa thực hiện và mới tổ chức thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ xét duyệt quy hoạch sử dụng đất của 7 vùng địa lý kinh tế. Theo các chuyên gia về đất đai, phương án quy hoạch không dự báo sát tình hình và mang nặng tính chủ quan duy ý chí, áp đặt, nhiều trường hợp quy hoạch theo phong trào. Thậm chí, nhiều trường hợp quy hoạch đúng và cần

thiết, nhưng không có lộ trình thực hiện hoặc phân kỳ quy hoạch khiến cho người sử dụng đất bị mất các quyền hợp pháp của mình. Ngân sách không đảm bảo hoặc bị động về nguồn thu dẫn tới quy hoạch phải dừng lại, nhất là các dự án quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật.

*> Ứng xử của hộ nông dân đối với quy hoạch đất

TS. Đặng Kim Sơn (2008) cho biết: “Hiện nay, người nông dân đang phải tự vệ bị động. Chính sản xuất nhỏ lẻ, manh mún là một hình thức tự vệ của nông dân. Đối với họ, mảnh đất không còn là tư liệu sản xuất nữa mà đã trở thành phương tiện bảo hiểm - dù chỉ đóng góp 20-30% thu nhập, nhưng hễ xảy ra rủi ro gì thì người ta có chỗ để quay trở về”. Thực tế, tâm lý chung của nông dân là không muốn đầu tư lâu dài trên đồng ruộng và cho con cái học hành.

Như vậy, với người nông dân mảnh đất chính là phương thức sinh kế chính của họ do đó khi nhà nước thực hiện việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất từ sản xuất nông nghiệp sang mục đích phi nông nghiệp kéo theo hàng loạt cách ứng xử khác nhau một trong những cách ứng xử mà tác giả Nguyễn Hữu Tiến (2007) khi bàn về vấn đề chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp trong quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa tác giả chỉ ra một thực trạng về cách ứng xử của nguời nông dân đối với vấn đề quy hoạch đất nông nghiệp là đối phó với việc Nhà nước thu hồi đất và đền bù với giá thấp, nhiều hộ nông dân đã tự xây dựng nhà trên đất ruộng để bán với giá cao hơn, hoặc để có cơ sở đòi giá đền bù đất ở chứ không phải đất nông nghiệp. Bởi vì, người dân có sự so sánh rất đơn giản khi trả đất cho Nhà nước để làm khu công nghiệp thì họ chỉ được đền bù 24 triệu đồng/sào (360m2). Trong khi đó, xây một căn nhà tuyềnh toàng trên đất ruộng rồi bán đi cũng được 400 - 500 triệu đồng. Vì vậy, người dân không muốn trả đất cho Nhà nước làm khu công nghiệp là điều dễ hiểu.

Có nơi quy hoạch được phê duyệt rồi, nhưng công tác quản lý bị buông lỏng và từ đây xuất hiện tình trạng dân lấn chiếm, tự chuyển mục đích sử

dụng đất. Tại một số địa phương, sự thiếu phù hợp và nhất quán giữa quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và thời hạn giao đất cho người sử dụng, là tác nhân phát sinh những mâu thuẫn và làm khó cho doanh nghiệp.

Ngoài ra đối với nhiều địa phương khi nhà nước có thông báo quy hoạch đất người nông đân còn ứng xử bằng cách hạn chế sản xuất nông nghiệp từ đó hình thành nên những vùng đất hoang hóa, điều vô lý ở chỗ nhiều khu đất chỉ là giáp ranh với vùng quy hoạch như đường cao tốc, khu vực có dự án xây dựng người nông dân cũng ứng xử bằng cách bán đi hoặc để đất trong tình trạng hoang hóa. Đơn cử như câu chuyện diễn ra tại Xã Bình Hưng, huyện Bình Chánh là một xã nông nghiệp chủ yếu sản xuất lúa theo vụ mùa. Theo UBND xã, diện tích toàn xã có 1.374ha đất thì hết 980ha nằm trong qui hoạch dự án Bắc Nhà Bè - Nam Bình Chánh với 31/39 dự án khu dân cư mới và phần diện tích còn lại đều đã được TP phân bố địa điểm xây dựng bảy dự án. Trong đó có dự án nhà máy xử lý nước thải, dự án đường Chánh Hưng nối dài và năm dự án phê duyệt xây dựng khu dân cư. Chủ trương của xã là vận động nông dân có đất nông nghiệp nằm trong các dự án nhưng chưa nhận đền bù giải tỏa cứ tiếp tục ổn định sản xuất, nhưng một phần do tình hình thời tiết khó khăn, triều cường dâng cao, phần khác do tâm lý không ổn định nên việc sản xuất vụ mùa rất bấp bênh. Một số hộ xin chuyển đổi cơ cấu cây trồng như đầu tư lập vườn trồng các loại cây ăn trái kết hợp chăn nuôi cá, nhưng do nằm trong qui hoạch nên không được cho phép đã dẫn đến tình trạng để hoang hóa khá phổ biến, đất nông nghiệp bị hoang hóa vì quy hoạch treo (Đoan Trang – Huy Giang, 2004). Trong quá trình quy hoạch đó không ít những dự án vấp phải sự kháng cự của người dân, cũng có khụng ớt những dự ỏn thụng tin tới người dõn khụng rừ dành từ đú dẫn đến nhiều cách ứng xử khác nhau như tại Hà Nội: Điển hình như vụ tiêu cực trong đền bù kè Hồ Tây, một số đối tượng ở phường Phú Thượng nắm bắt thông tin

vành đai lấy đất làm dự án, đã lập hồ sơ thuê ao hưởng chênh lệch đền bù, chiếm đoạt 2,1 tỷ đồng của Nhà nước (Thanh Phong, 2009).

Bên cạnh những cách ứng xử đã nêu ra ở trên như tình trạng để đất hoang hóa, tình trạng nhiều hộ bán đất trước khi Nhà nước thu hồi đất với

“giá non” , hay để đất hoang hóa chờ quy hoạch hoặc tìm cách lấn chiếm, chiếm dụng, tích tụ đất trong vùng dự án nhằm thu tiền bồi thường cao còn một thực tế nữa đang diến ra làm đau đầu các nhà quản lý mà theo nhiều chuyên gia đó thật sự là vấn đề đáng ngại như hiện tượng khiếu kiện về đất.

Trong bài Khiếu kiện về đất đai - thực trạng, nguyên nhân và giải pháp của tác giả Nguyễn Uyên Minh - Vụ Pháp luật và cải cách tư pháp - Văn phòng Trung ương Đảng (2010) chỉ ra các loại khiếu nại tố cáo hiện nay liên quan rất nhiều đến tranh chấp về đất đai dưới nhiều dạng khác nhau tác giả cũng chỉ ra rằng sở dĩ đất đai tranh chấp nhiều như hiện nay một phần là do quá trình quy hoạch đất phục vụ cho đô thị hóa và công nghiệp hóa diễn ra mạnh mẽ, nhu cầu sử dụng đất ngày càng tăng cao dẫn đến hiện tượng đẩy giá đất tăng cao. Hay một thực tế khác nữa là người dân vùng quy hoạch đất bên cạnh những hộ nhận tiền hỗ trợ bồi thường để chủ dự án tiến hành giả tỏa mặt bằng phục vụ cho dự án thì vẫn có nhiều hộ nông dân ứng xử bằng không chịu nhận tiền bồi thường đất khi dự án thu hồi đất vì họ cho rằng trong cùng một vùng mà mỗi dự án lấy đất ra khác nhau người dân lại được nhận mức bồi thường, hỗ trợ khác nhau do đó họ không chịu giao đất

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP

Một phần của tài liệu Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản đối với thông tin quy hoạch đất trên địa bàn phường tràng cát – quận hải an – thành phố hải phòng (Trang 26 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w