PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
Hộp 4: Cơ sở ứng xử của hộ
4.3.2 Tác động của thông tin quy hoạch và các yếu tố khác tới ứng xử của hộ NTTS
4.3.2.1 Chủ trương phát triển NTTS của phường Tràng Cát
* Đối với các diện tích ao, đầm ổn định phía trong đê.
- Khuyến khích các chủ hộ, doanh nghiệp đầu tư nuôi công nghiệp để nâng cao năng suất sản lượng.
* Đối với các diện tích đầm ngoài bãi triều.
Tiếp tục duy trì nuôi quảng canh phổ biến, tiến tới áp dụng nuôi quảng canh cải tiến, bán thâm canh tăng vụ. Ưu tiên các loại cây, con giống có giá trị kinh tế cao như: Rau câu, cua, tôm sú, tôm thẻ chân trắng, cá vược….
Chủ trương phát triển NTTS của địa phương là tăng cường đầu tư trong NTTS đặc biệt những đầm ổn định nằm phía trong đê nhưng hệ thống cấp thoát nước cho các đầm nuôi chưa đủ và chưa đạt yêu cầu đặt ra trong NTTS theo hướng công nghiệp, việc đầu tư, xây dựng cơ sở phục vụ cho NTTS của địa phương gặp rào cản rất lớn bởi chủ trương quy hoạch đất của thành phố.
Như vậy, việc mâu thuẫn giữa phương hướng phát triển kinh tế thuỷ sản của địa phương phù hợp với thực tế và mong muốn chính đáng của các hộ NTTS tại địa phương nhưng lại mâu thuẫn với chủ trương phát triển kinh tế
chung của thành phố do đó tác động rất lớn trong việc chuyển đổi hình thức NTTS của các hộ. Theo thống kê của ban quản lý kinh tế phường Tràng Cát hiện tại trên địa bàn phường Tràng Cát có 92 hộ là chủ đầm đại điện cho các hộ NTTS lựa chọn các hình thức NTTS trong đó tập trung NTTS dưới hình thức quảng canh và quảng canh cải tiến (bảng 4.8) mặc dù theo thống kê của ban kinh tế phường Tràng Cát địa phương có tới 316 ha đầm NTTS nằm ở khu vực phía trong đê rất thuận lợi cho việc đầu tư NTTS theo hướng công nghiệp hoặc bán thâm canh
Bảng 4.16 Hình thức NTTS của các hộ dân trên địa bàn Phường Tràng Cát
Hình thức NTTS Số lượng Tỉ lệ
- Công nghiệp 0 0
- Bán thâm canh 0 0
- QC & QC cải tiến 92 100
Nguồn: Ban kinh tế phường Tràng Cát
Tuy nhiên trong nhiều năm gần đây, dưới chủ trương và phương hướng phát triển của địa phương trong NTTS các hộ dân tiếp tục đầu tư các loại cây, con giống có giá trị truyền thống như rau câu, cua, tôm sú….và đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận như trong năm 2007, 2008, 2009 đạt 29000 triệu đồng, 30170 triệu đồng và 32570 triệu đồng từ nuôi trồng và khai thác thủy sản ở địa phương.
4.3.2.2 Đặc điểm của hộ và ứng xử trước thông tin quy hoạch a. Trình độ học vấn cuả chủ hộ
Tuổi và trình độ học vấn có ảnh hưởng rất lớn tới cách ứng xử của hộ trước thông tin quy hoạch đất. Số liệu trong bảng 4.17 cho thấy được những thông tin cơ bản các hộ điều tra.
Bảng 4.17 Tình hình cơ bản của hộ điều tra
Chỉ tiêu ĐVT Nhóm 1 Nhóm 2 Chung
1. Tuổi của chủ hộ Tuổi 47,5 49,9 48,3
2. Trình độ VH của chủ hộ
- Tiểu học % 15 10 13,33
- Trung học cơ sở % 55 60 56,67
- Trung học phổ thông % 30 30 30
3. Số nhân khẩu Người 4,48 5,9 5,2
4. Số lao động/hộ Người 3,3 3,5 3,37
Nguồn : Tổng hợp số liệu điều tra
Tuổi trung bình của các chủ hộ là 48,3, trong đó tuổi của những hộ tham gia NTTS thuộc nhóm 2 cao hơn những hộ tham gia NTTS thuộc nhóm 1. Chủ hộ có trình độ trung học cơ sở chiếm tỉ lệ cao nhất chiếm 56,57%.
Tiếp đến là chủ hộ có trình độ trung học phổ thông là 30%, tiểu học là 13,33%. Trong đó chủ hộ ở nhóm 2 có trình độ trung học cơ sở cao hơn nhóm 1, trình độ trung học phổ thông của hai nhóm hộ là ngang nhau.
Số nhân khẩu của các hộ điều tra là 5,2 người. Trong đó nhóm 2 là 5,9 người. nhóm 1 là 4,48 người ít hơn nhóm 2 là 1,51 người. Nguyên nhân là nhóm hộ 2 sản xuất trên diện tích rộng nên nhiều hộ không tách ra sống riêng mà sống tập trung theo kiểu gia đình 3 thế hệ. Nhưng người chỉ đạo chung nhất cho quá trình NTTS là người cao tuổi và có nhiều kinh nghiệm nhất về NTTS trong gia đình.
*>. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và thông tin quy hoạch tới ứng xử của hộ NTTS trong sản xuất
Bảng 4.18 Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và thông tin quy hoạch tới ứng xử của hộ NTTS trong sản xuất
Các chỉ tiêu
Thay đổi trong sx
Tốt nghiệp tiểu học
trở xuống Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT Số lượng
(hộ)
Cơ cấu (%)
Số lượng (hộ)
Cơ cấu (%)
Số lượng (hộ)
Cơ cấu (%) Tăng
đầu tư
Nhóm 1 0 0 0 0 1 16,67
Nhóm 2 0 0 0 0 0 0
Giảm đầu tư
Nhóm 1 3 100 9 81,82 3 50
Nhóm 2 1 100 5 83,33 2 66,67
Giữ nguyên
Nhóm 1 0 0 2 18,18 2 33,33
Nhóm 2 0 0 1 16,17 1 33,33
Nhóm 1 (n=20) Nhóm 2 (n=10)
Nguồn: tổng hợp điều tra hộ
Số liệu trên bảng 4.18 cả hai nhóm hộ tiếp cận nhiều thông tin và ít thông tin ở trình độ tiểu học 100% đều ứng xử bằng cách giảm đầu tư trong NTTS.
Nhóm hộ có trình độ trung học cơ sở ứng xử cũng tương tự nhau là giảm đầu tư trong NTTS với tỉ lệ 81,82% đối với các hộ thuộc nhóm 1 và 83,33% với các hộ thuộc nhóm 2.
Chủ hộ ở trình độ trung học phổ thông khi nắm bắt nhiều thông tin quy hoạch thì có 50% giảm đầu tư trong NTTS và một hộ chiếm 16,67% tăng cường đầu tư trong NTTS còn nhóm hộ nắm bắt ít thông tin quy hoạch chỉ có 33,33% giảm đầu tư trong NTTS còn lại 33,33% hộ giữ nguyên mức đầu tư trong NTTS và 33,33% tăng thêm mức đầu tư trong NTTS .
Sở dĩ nhóm hộ nắm bắt nhiều thông tin liên quan đến quy hoạch có tỉ lệ giảm đầu tư trong NTTS vì có tới 15/20 nằm trong diện có dự án đường ôtô
cao tốc Hà Nội- Hải Phòng và dự án đường bao Đông Nam đang trong giai đoạn kiểm kê thu hồi đất vì theo nguồn tin từ đồng trí Phạm Công Quỹ - cán bộ địa chính phường trong năm 2010 sẽ thực hiện song quá trình kiểm kê, bàn giao và đưa dự án vào thi công nên mức độ ứng xử của các hộ NTTS trong nhúm hộ nắm rừ thụng tin quy hoạch đất ứng xử bằng cỏch hạn chế đầu tư trong NTTS để hạn chế rủi ro. Nhưng nhóm hộ nắm ít thông tin quy hoạch đất đồng thời cũng là nhóm hộ hiện tại chưa có thông báo nào liên quan đến các dự án quy hoạch cũng ứng xử bằng cách hạn chế đầu tư trong NTTS đặc biệt là 2 nhóm hộ có trình độ tiểu học và trung học cơ sở. Chứng tỏ trước thông tin quy hoạch đất nhóm hộ có trình độ thấp ứng xử một cách rất thụ động trước thông tin quy hoạch đất.
*>. Ảnh hưởng của trình độ văn hóa và thông tin quy hoạch đất tới ứng xử trong sinh kế của các hộ NTTS
Trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề sinh kế cảu người lao động. Những người có trình độ văn hóa cao được đào tạo và rèn luyện kỹ năng tay nghề sẽ tìm thấy những công việc có thu nhập cao và ổn định hơn đối tượng không có trình độ chuyên môn trong công việc. Chính vì vậy trình độ văn hóa có ảnh hưởng rất lớn đến cách thức trong sinh kế của hộ bị quy hoạch.
Như vậy lực lượng lao động bổ sung của địa phương chủ yếu là lao động có trình độ tốt nghiệp trung học cơ sở và trình độ trung học phổ thông.
Trong tổng thể 29 lao động bổ sung có 20 lao động có trình độ trung học phổ thông, 9 lao động có trình độ trung học cơ sở. Chứng tỏ việc nâng cao dân trí đã được các hộ dân trên địa bàn ngày càng quan tâm nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực tại địa phương. Lao động bổ sung chủ yếu tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong đó lực lượng lao động bổ sung tham gia vào lĩnh vực phi nông của nhóm 1 cao hơn tập trung ở nhóm 1 có trình độ trung học phổ thông với tỉ lệ 15,79% còn ở nhóm 2 lực lượng lao động ở trình độ trung học phổ thông là 10,53%. Điều này cho thấy lao động là thành viên
thuộc nhóm chủ hộ tiếp cận nhiều thông tin quy hoạch đất ở cả trình độ trung học phổ thông tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp với tỉ lệ cao hơn lao động tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp của nhóm hộ tiếp cận ít thông tin (nhóm 2)
Bảng 4.19 Chuyển đổi nghề của các hộ điều tra
Các chỉ tiêu Tốt nghiệp tiểu
học trở xuống Tốt nghiệp THCS Tốt nghiệp THPT SL(người) CC (%) SL(người) CC (%) SL(người) CC (%)
I. Lao động bổ sung 0 0 9 14,52 20 35,09
1. NTTS 0 0 4 6,45 5 8,77
- Nhóm 1 0 0 2 3,23 3 5,26
- Nhóm 2 0 0 2 3,23 2 3,51
2. Phi nông nghiệp 0 0 5 8,06 15 26,32
- Nhóm 1 0 0 3 4,84 9 15,79
- Nhóm 2 0 0 2 3,23 6 10,53
II. Lao động ko dịch chuyển 13 81,25 33 53,23 12 21,05
1. NTTS 10 62,5 21 33,87 5 8,77
- Nhóm 1 4 25 11 17,74 2 3,51
- Nhóm 2 6 37,5 10 16,13 3 5,26
2. Phi nông nghiệp 3 18,75 12 19,35 7 12,28
- Nhóm 1 1 6,25 7 11,29 5 8,77
- Nhóm 2 2 12,5 5 8,06 2 3,51
III. Lao động dịch chuyển 3 18,75 20 32,26 25 43,86
NTTS phi NN 3 18,75 0 - 0 -
- Nhóm 1 2 12,5 13 20,97 16 28,07
- Nhóm 2 1 6,25 7 11,29 9 15,79
Tổng 16 62 57
Nguồn: Tổng hợp điều tra hộ Bảng số liệu chỉ ra lao động có trình độ tiểu học là nhóm lao động có tỷ lệ không dịch chuyển cao nhất với tỷ lệ 81,25% lao động thuộc nhóm lao động động có trình độ tiểu học. trong nhóm có trình độ tiểu học thì nhóm lao động tham gia vào lĩnh vực NTTS chiếm tỉ lệ cao nhất với 62,5% trong đó nhóm 2 là nhóm có số lượng lao động ở trình độ tiểu học không có ý định chuyển đổi nghề cao nhất chiếm 37,5% còn nhóm 1 là 25%.
Lao động ở trình độ trung học cơ sở số lựợng không có ý định chuyển đổi nghề nghiệp cũng cao chiếm 53,23%. Trong đó có 33,87%, tỷ lệ lao động
tham gia vào lĩnh vực NTTS không có ý đinh chuyển đổi nghề nghiệp khi tiếp nhận thông tin quy hoạch đất không có sự khác biệt lớn.
Lao động không dịch chuyển ở nhóm có trình độ phổ thông trung học khi tiếp cận thông tin quy hoạch đất chiếm tỉ lệ 21,05% tổng lao động có trình độ THPT. Trong đó, lao động không có ý định chuyển dịch lao động trong NTTS là 8,77%, nhóm 1 có tỷ lệ không chuyển dịch lao động thấp hơn nhóm 2 với tỷ lệ không chuyển dịch của nhóm 1 là 3,51% và nhóm 2 là 5,26%.
Khi tiếp nhận thông tin quy hoạch đất lao động tham gia NTTS dịch chuyển sang lĩnh vực phi nông nghiệp. Trong đó lao động có trình độ trung học phổ thông dịch chuyển lớn nhất với tỷ lệ chuyển dịch là 43,86%. Trong đó lao động ở nhóm 1 chuyển dịch với tỷ lệ là 28,07%. Lao động ở nhóm 2 dịch cuyển với tỷ lệ là 15,79%. Lao động có dịch chuyển từ NTTS sang lĩnh vực phi nông nghiệp khác ở trình độ tiểu học và trình độ trung học cơ sở có ý định chuyển dịch lao động song không cao. Tuy nhiên ở 2 mức trình độ học tiểu học và trình độ trung học cơ sở thì lao động thuộc nhóm 1 đều có tỷ lệ chuyển dịch cao hơn với tỷ lệ lần lượt là 12,5 với nhóm có trình độ tiểu học và 20,97% với nhóm có trình độ trung học cơ sở. Còn đối với nhóm 2 lao động có trình độ tiểu học chuyển dịch lao động chiếm một tỷ lệ rất nhỏ 6,25%, lao động có trình độ trung học cơ sở chiếm tỷ lệ 11,29%
Như vây, trước thông tin quy hoạch nhóm lao động thuộc hộ tiếp cận nhiều thông tin, cũng như nhóm tiếp cận tương ứng với mỗi mức trình độ khác nhau có cách ứng xử cũng khác nhau trước thông tin quy hoạch đất.
Nhưng nhận thấy nhóm hộ tiếp cận nhiều thông tin quy hoạch đất khi càng có trình độ cao thì ứng xử càng tích cực trong việc chuyển đổi sang lĩnh vực phi nông nghiệp.
b. Đặc trưng về loại hộ điều tra
Bảng 4.20 Đặc trưng của hộ điều tra theo thu nhập, diện tích, số nhân khẩu, lao động
Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2 Chung SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) SL(hộ) CC(%) 1. Theo thu nhập
- Hộ khá 17 85 8 80 25 83,33
- Hộ trung bình 3 15 2 20 5 16,67
- Hộ nghèo 0 0 0 0 0 0
2. Tình trạng diện tích đất NTTS
- Có dưới 10ha/ hộ 10 50 7 70 17 56,67
- Có trên 10 ha/ hộ 10 50 3 30 13 43,33
3. Tính theo nhân khẩu
- Có từ dưới 4khẩu / hộ 0 0 0 0 0 0
- Có từ 4- 5khẩu / hộ 14 70 6 60 20 66,67
- Có trên 5khẩu / hộ 6 30 4 40 10 33,33
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Theo kết quả điều tra được tổng hợp trong bảng 4.20 thấy trong tổng các hộ điều tra phân theo thu nhập thì nhóm hộ khá chiếm tỉ lệ cao nhất lên tới 83,33% và tỉ lệ này khác nhau đối với từng nhóm hộ.
Những hộ thuộc nhóm1 tiếp cận với nhiều kênh thông tin tỉ lệ hộ khá đạt 85%, số hộ trung bình đạt 15% không có hộ nghèo. Nhóm 2 số hộ khá chiêm chiếm 80%, 20 % là tỉ lệ của nhóm hộ trung bình, không có hộ nghèo.
Điều này cho thấy NTTS đã đảm bảo cho nông hộ có cuộc sống ổn định hơn.
Phân theo diện tích đất NTST thì ở nhóm 1 có 50% hộ có diện tích canh tác trên 10ha. Nhóm 2 chỉ có 3 hộ có diện tích trên 10 ha chiếm 30%
tổng số hộ.
Số hộ phân theo nhân khẩu thì chủ yếu các hộ có từ 4-5 nhân khẩu /hộ.
Số hộ thuộc nhóm này chiếm tỉ lệ 66,67% tổng số hộ điều tra. Số hộ có trên 6
nhân khẩu trên hộ chiếm 33,33%. Nhóm 2 số hộ có tỉ lệ trên 5 khẩu /hộ cao hơn nhóm 1 là 10%. Đồng thời mức sống của nhóm một cũng cao hơn nhóm 2 thể hiện ở tỉ lệ hộ khá ở nhóm 1 cao hơn nhóm 2
Tình trạng số nhân khẩu trong gia đình cao, tỉ lệ tham gia NTTS trong hộ lớn tức mức sinh kế của hộ phụ thuộc rất lớn vào nghề NTTS của gia đình, do vậy thông tin quy hoạch là vấn đề rất quan trọng để hộ đưa ra các ứng xử thich hợp.
*> Ảnh hưởng của mức thu nhập và thông tin quy hoạch đất tới ứng xử của hộ
Chỉ tiêu Nhóm 1 Nhóm 2
- Hộ khá
Ứng xử của hộ khá khi tiếp nhận nhiều thông tin quy họach (A)
Ứng xử của nhóm hộ khá khi biết ít thông tin quy hoạch (B)
- Hộ trung bình
Ứng xử của hộ trung bình khi tiếp nhận nhiều thông tin quy họach (C)
Ứng xử của nhóm hộ trung bình khi biết ít thông tin quy hoạch (D)
Bảng 4.21: Ứng xử của hộ khi tiếp nhận nhiều thông tin quy họach Chỉ tiêu Cách
ứng xử Tăng đầu tư cho NTTS
Thay đổi sinh kế Yêu cầu nâng mức hỗ trợ khi
thu hồi đất SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) A
(n=17)
Có 1 5,88 17 100 15 88,24
Không 16 94,12 0 0 2 11,76
B (n=8)
Có 1 12,5 8 100 5 62,5
Không 7 87,5 0 0 3 37,5
C (n=3)
Có 0 0 1 33,33 2 66,67
Không 3 100 2 66,67 1 33,33
D (n=2)
Có 0 0 0 0 1 33,33
Không 2 100 2 100 2 66,67
Nguồn: Tổng hợp số liệu điều tra Số liệu trên bảng 4.21 về ứng xử của các hộ có thu nhập trung bình và khá khi tiếp nhận thông tin quy hoạch. Cho thấy trong nhóm hộ khá có hai trường hợp tăng đầu tư trong quá trình sản xuất. Trong đó, có một hộ nắm bắt được nhiều thông tin liên quan đến quy hoạch đất và 1 hộ tiếp cận được ít với thông tin quy hoạch đất. Còn nhóm hộ trung bình dù biết nhiều hay biết ít thông tin quy hoạch đều không tăng đầu tư trong NTTS. Hướng đi chính và chủ đạo của tất cả các hộ tham gia NTTS trên địa bàn phường là NTTS theo hướng quảng canh và quảng canh cải tiến. Trong khi chủ trương của địa phương là đẩy mạnh và tăng cường đầu tư trong NTTS chuyển đổi phần diện tích đầm phía trong đê theo hướng thâm canh và bán thâm canh. Song cả 30 hộ nghiên cứu trên địa bàn đều là quảng canh và quảng canh cải tiến. Tâm lý chung của hộ là tận dụng nguồn lợi tự nhiên giảm chi phí đầu tư trong NTTS như giảm chi phí thức ăn, con giống, giảm chi phí cải tạo, bảo vệ nguồn nước mà quan trong hơn hết các hộ đều cho rằng không thể thực hiện đầu tư theo hướng nuôi thâm canh hoặc bán thâm canh.
Hộp 5: Ứng xử của hộ ông Phạm Văn Sáu – một trường hợp điển hình