PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
4.1 CÁC DỰ ÁN QUY HOẠCH ĐẤT TẠI PHƯỜNG TRÀNG CÁT
4.1.1. Các dự án quy hoạch đất trên địa bàn phường Tràng Cát giai đoạn 2005 - 2010
4.1.1.1. Dự án Dự án đường cao tốc Hà Nội – Hải Phòng
Dự án được thi hành theo quyết định số 524/QĐ-UBND ngày 3/4/2008 của UBND thành phố Hải Phòng. Phạm vi quy hoạch của dự án là 62ha đất nông nghiệp trong đó có 58ha đất nuôi trồng thủy sản nước lợ. Thời gian quy hoạch đất phục vụ dự án được tiến hành từ 1/12/2008 đến 1/2/2009. Thực hiện công tác bồi thường theo quyết định QĐ UBNDQHA Số: 2160/QĐ- UBND ngày 28 – 11 - 2008. Thời gian thực hiện dự án Dự án đã được thực hiện từ tháng 7/2009 và đang trong quá trình thực hiện gói thầu. Cơ quan đấu thầu dự án Tổng công ty phát triển hạ tầng đầu tư tài chính Việt Nam.
Đây là công trình đường cao tốc ô tô hiện đại nhất Việt nam trong thời điểm hiện nay với chiều dài 105,5km với mặt cắt ngang 6 làn xe, chiều rộng nền đường 35m, mặt đường 22,5m có 2 làn dừng khẩn cấp, 6 nút giao liên thông, 9 cầu lớn, 21 cầu trung và 22 cầu vượt, ở giữa có dải phân cách rộng 1,5-3m. Hai bên đường là dải cây xanh và bờ rào, mỗi bên rộng 10m làm hành lang kỹ thuật phục vụ các tuyến đường ống, cáp quang, chống ồn. Đây là con đường ô tô cao tốc đầu tiên của Việt Nam và là con đường duy nhất trong cả nước không có công trình nhà ở liền kề hai bên đường, bởi hai bên là dải công viên, cây xanh, các hạng mục kỹ thuật phục vụ tuyến đường đạt tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế.
Ngoài ra, tuyến đường được xây dựng và áp dụng một quy trình quản lý, khai thác riêng với các trang thiết bị khai thác và bảo dưỡng hiện đại tiên tiến; áp dụng các công nghệ xử lý đất yếu tiên tiến trên thế giới như cọc cát có
vỏ bọc, cọc cát đầm và bấc thấm cắm sâu (tới 40m) lần đầu tiên được thi công tại Việt Nam.
4.1.1.2 Dự án đường bao Đông Nam
Chủ trương thu hồi đất để thực hiện tuyến đường bao phía Đông Nam quận Hải An thực hiện trên địa bàn phường Tràng Cát nằm trong thông báo số 39/TB-UBND do ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng ký từ ngày 8/2/2010.
Thông báo được ký căn cứ quyết định số 866/QĐ – UBND của UBND thành phố về quyết định phê duyệt quy hoạch chi tiết tuyến đường bao phía Đông Nam, quận Hải An, quyết định số 587 / QĐ số 587 / QĐ – UBND ngày 9/4 của UBND thành phố về việc phê duyệt dự án đường bao phía Đông Nam quận Hải An thành phố Hải Phòng.
Ngày 2/7/ 2009 UBND thành phố đã ban hành thông báo số 255 / TB - UBND về chủ trương thu hồi đất tại các phường Tràng Cát, Cát Bi, Thành Tô quận Hải An để bồi thường, giải phóng mặt bằng thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến đường bao phía Đông Nam quận Hải An.
Xét đề nghị của UBND Quận tại văn bản số 79 / UBND ngày 28/1/2010 thành phố bổ sung giao cho chủ dự án là ủy ban nhân dân quận Hải An chủ trương thu hồi 469932m2
Như vậy kế hoạch quy hoạch đất cho dự án đã có chủ trương thu hồi đất tính đến thời điểm hiện tại đã được hơn 3 năm song trên thực tế tìm hiểu cán bộ và người dân trên địa bàn phường Tràng Cát dự án hiện vẫn đang trong giai đọan kiểm kê và chưa có quyết định thu hồi. Diện tích đất thu hồi trên địa bàn phường Tràng Cát phục vụ dự án tập trung vào đất NTTS và đất hành lang đê là tuyến đường chạy thẳng từ Cầu Rào tới tuyến đường ôtô cao tốc Hà Nội – Hải Phòng nên có thể khẳng định việc mở thêm tuyến đường bao Đông Nam có vị trí vô cùng quan trọng trong phát triển kinh tế không chỉ riêng với phuờng Tràng Cát, với quận Hài An mà nó còn là tuyến đường quan
trọng của thành phố Hải phòng trong việc lưu chuyển nhằm đầy mạnh giao lưu kinh tế trong thành phố mà quan trọng hơn rất nhiều đó là tuyến đường này đồng thời còn đóng vai trò và hệ thống bảo vệ đê điều nhằm bảo vệ tính mạng và ổn định sản xuất cho hàng nghìn người dân khu vực trong đê đặc biệt trong mùa mưa lũ. Có thể khẳng định đây là tuyến đường rất quan trọng.
Song cho đến nay kể từ ngày có thông báo thu hồi đất phục vụ cho dự án thì dự án vẫn trong giai đọan kiểm kê thu hồi.
* Kết luận
Tóm lại hai dự án xây dựng cơ sở hạ tầng trên địa phương là rất quan trọng đối với sự phát triển kinh tế không chỉ riêng phường Tràng Cát mà rất quan trọng đối với phát triển chung của thành phố. Những dự án đó sẽ thay đổi rất lớn tới điều kiện kinh tế xã hội của địa phương tuy nhiên người dân trên địa bàn phường nhìn nhận cơ hội từ các dự án đó ra sao hay từ đó họ đưa ra các ứng xử như thế nào cho thích hợp trong hiện tại và tương lai nhằm khai thác tiềm năng mà các dự án đó mang lại.
4.1.1.3 Mức hỗ trợ thu hồi đất NTTS trên địa bàn phường Tràng Cát.
Bảng giá bồi thường hỗ trợ khi thu hồi đất NTTS ( ban hành kèm theo quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007 của Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng) quy định:
a. Hỗ trợ về bồi thường đất - Hạng đất bồi thường
+ Theo hạng đất tính thuế nông nghiệp
+ Trường hợp đất mới khai hoang đưa vào sản xuất: Tính theo hạng đất, nếu có sự đầu tư cải tạo có năng suất cao, căn hạng đất tương đương trong vùng để đề xuất bồi thường thích hợp.
- Mức hỗ trợ
- Đất đầm thuộc quỹ đất công ích: Hỗ trợ cho các hộ dân và chính quyền địa phương chi phí đầu tư vào đất tương đương 30% tiền đất được phân bổ cụ thể:
+ Đầm do xã, phường đầu tư hoàn chỉnh giao các hộ dân canh tác : Hộ dân trợ cấp 15% ngân sách xã phường 15%
+ Đầm do xã. huyện cho phép hộ dân hợp đồng và đầu tư :
Hộ dân : 20% Ngân sách xã, phường : 10%
- Đất đầm thuộc các tổ chức kinh tế ( xí nghiệp) NTTS Các hộ và các tổ chức được hỗ trợ chi
phí đầu tư tương đương 20% tiền đất
Không hỗ trợ tiền đất cho ngân sách các cấp
Phân bổ chi phí đầu tư vào đất 20% cho các hộ dân và tổ chức Hộ dân tư canh tác 10% Các tổ chức 10%
b. Về bồi thường vật kiến trúc, công cụ, chi phí cải tạo đầm
*Chi phí đào đắp bờ đầm:
Bảng 4.1 bồi thường chi phí đào đắp bờ đầm
Loại hình đào đắp bờ đầm Mức hỗ trợ Chi phí đào đắp bờ đầm tại chỗ 20.000đ/ m3 Đào mương dẫn thoát nước trong đầm 10.000đ/ m3 Chi phí đào đắp bờ đầm tại chỗ 25.000đ/ m3 Đào mương dẫn tháo nước trong đầm 12.000đ/ m3 Nguồn: quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007
- Công trình trên đất giao có thời hạn theo hợp đồng hoặc quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền ( cống dẫn nước phục vụ sản xuất) tính bồi thường theo giá trị còn lại của công trình ( căn cứ giá trị xây dựng mới tại thời điểm thu hồi đất trừ đi phần người giao đất đã sử dụng công trình để phục vụ quá trình sản xuất)
Cách tính cụ thể : số tiền tính bồi thường = giá trị xây dựng mới – ( giá trị xây dựng mới / thời gian được giao đất theo hợp đồng hoặc quyết định
*thời gian sử dụng đất)
Đối với tài sản thực còn lại trên đất sau khi đã hết thời hạn hợp đồng được xác định khi giao đất cho người sử dụng đất theo hợp đồng mới, khi nhà nước thu
hồi tính hỗ trợ bổ sung cho các hộ 50% giá trị xác định lại nếu các hộ là người đứng tên hợp trước đó ( các hộ ký kết hợp đồng sau không phải chủ hợp đồng không được hỗ trợ khoản này) chuyển về ngân sách địa phương 50% giá trị còn lại
* Công cụ sản xuất
- Đối với đầm NTTS theo hình thức quảng canh ( nguồn con giống, thức ăn từ tự nhiên không phải thả con giống và cho ăn) & đầm nuôi trồng thủy sản theo hình thức quảng canh kết hợp giữa nuôi thả con giống với khai thác nguồn lợi thủy sản từ tự nhiên: công cụ sản xuất như thuyền, đăng, đó, vó, chài, lưới phục vụ sản xuất nuôi trồng, khai thác thủy sản theo khẩu độ cống lấy nước (tính theo độ thông của cống)
Bảng 4.2 : Bồi thường công cụ sản xuất theo khẩu độ cống
Loại cống Mức hỗ trợ
Cống khẩu độ > 2m 10 triệu đồng / cống Cống khẩu độ > 1.4m đến ≤ 2m 8triệu đồng / cống Cống khẩu độ > 1.2m đến ≤ 1.4m 7triệu đồng / cống Cống khẩu độ > 0.9m đến ≤1.2m 6 triệu đồng /cống
Cống khẩu độ ≤ 0.9 m 5 triệu đồng / cống
Nguồn: quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007 - Đối với đầm NTTS theo hình thức thâm canh, nuôi công nghiệp
( Cây con giống phải thả vào đầm và phải chăm sóc cho ăn và áp dụng các biện pháp kỹ thuật để nuôi trồng). Công cụ sản xuất như giàn sục khí, máy bơm. máy phát nổ. máy hút bùn, thuyền, đăng, đó, vó, chài, lưới….. quy định chung:
Bảng 4.3 : Bồi thường công cụ, dụng cụ theo diện tích đầm
Diện tích Mức hỗ trợ
Diện tích đầm > 10 ha 15 triệu đồng/ đầm Diện tích đầm > 7ha đến ≤ 10ha 10 triệu đồng/ đầm Diện tích đầm > 5ha đến ≤ 7ha 7 triệu đồng/ đầm Diện tích đầm > 3ha đến ≤ 5ha 6triệu đồng / đầm Diện tích đầm > 1 ha đến ≤ 3 ha 5 triệu đồng / đầm Diện tích đầm > 0,3 ha đến ≤ 1ha 4 triệu đồng/ đầm Diện tích đầm > 0,1 ha đến ≤ 0,3 ha 2 triệu đồng / đầm
Diện tích đầm ≤ 0,1 ha không hỗ trợ về công cụ sản xuất Nguồn: quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007
Trường hợp hộ đầu tư công cụ sản xuất đặc biệt tổ chức thực hiện bồi thường báo cáo UBND cùng cấp về số lượng, chủng loại, hãng nước sản xuất…. quyết định xử lý trước khi lập phương án bồi thường phải định giá chất lượng giá trị còn lại của công cụ do cơ quan có thẩm quyền thực hiện.
* Rào dóc: theo tiêu chuẩn của đầm NTTS : Bảng 4.4 Bồi thường rào róc
Mật độ rào róc Mức bồi thường
Rào thưa trên bờ, khoảng cách không quá 20cm x 20cm bồi thường 5000đ/m dài Rào dày kên bờ: khoảng cách không quá 15cm x 15cm bồi thường 7000đ/m dài Rào dày ken sát mép nước: không quá 10cmx 10cm bồi thường 10000đ/m dài Nguồn: quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007
* Chỉ tiêu cải tạo đầm:
- Mặt nước thoáng : 2triệu đồng / ha - Mặt nước có sú vẹt: 0.5 triệu đồng / ha
c. Bồi thường thủy sản
* Mức giá bồi thường: Tính chung cho đầm NTTS gồm: tôm, cua, rau câu, cá…
Bảng 4.5 : Bồi thường thủy sản
Loại hình nuôi Diện tích/ loại thủy sản Mức hỗ trợ Đối với đầm nuôi
quảng canh
Trên 10ha 12.000.000đ/ha
Dưới 10ha 15.000.000đ/ha
Đầm nhỏ nuôi thâm canh
( dưới 1000m2)
Thủy sản có giá trị kinh tế cao ( tôm sú, cua, ba ba) 5000đ/m2
Các loại thủy sản khác 3000đ/ m2
Đối với ngao, sò nuôi trên nước biển 1500đ/ m2
Cá giống 3500đ/m2
Cá thịt 3000đ/ m2
Nguồn: quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007
Các mức giá trên áp dụng cho đầm có nước thường xuyên, đối với đầm ghềnh gỗ, sú vẹt không có nước thường xuyên được tính đến 70% mức giá
* Khung giá bồi thường
Bảng 4.6 Bồi thường thủy sản theo kỳ thu hoạch
Thời kỳ thu hoạch Mức bồi thường
Đã thu hoạch song không bồi thường
Đã đến kỳ thu hoạch Hỗ trợ 10% mức giá
Mới nuôi thả hỗ trợ 50% mức giá
Giữa chu kỳ sản xuất hỗ trợ 70% mức giá Nguồn: quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007
- Diện tích ảnh hưởng của đầm chỉ thu hồi một phần diện tích còn lại lớn đủ điều kiện tiếp tục sản xuất trong phạm vi tối thiểu 20m từ chỉ giới thu hồi trở ra hỗ trợ 50% mức bồi thường trong giới hạn nói trên.
d. Trợ cấp lao động
* Định mức lao động
Bảng 4.7 : Hỗ trợ lao động khi thu hồi đất
Loại đầm NTTS Diện tích Lao động được hưởng trợ cấp Đầm lớn nuôi
quảng canh
Trên 10 ha Tính hỗ trợ 1lao động /3ha Dưới 10 ha Tính hỗ trợ 1lao động / 2ha Đầm nhỏ nuôi
thâm canh
Trên 1ha Tính hỗ trợ 3 lao động /ha Dưới 1ha
Nguồn: quyết định số 1761/2007 / QĐ – UBND ngày 19 /9 /2007
* Mức hỗ trợ : 1.300.000đ/lao động
4.1.1.4 Các biện pháp hỗ trợ sinh kế cho người dân bị thu hồi đất.
Công văn số 125 / UBND –KT ngày 26/7/2008 của ủy ban nhân dân quận Hải An về việc đào tạo, bồi dưỡng nghề cho đối tượng bi thu hồi đất nông nghiệp. Mục đích đào tạo là trang bị cho người học các kiến thức và kỹ năng nghề nhất định về các ngành nghề nông thôn, giúp họ tạo việc làm mới, phát triển làng nghề, phát triển các điểm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ, đưa nông nghiệp sơ chế và chế biến về nông thôn và vùng nguyên liệu; phát triển lĩnh vực dịch vụ cung ứng vật tư kỹ thuật, tăng nhanh việc làm cho khu vực phi nông nghiệp.
Trong đó ưu tiên đào tạo các ngành nghề sau đây:
+ Gò – hàn.
+ Vận hành máy nông nghiệp.
+ Sửa chữa ôtô, xe máy.
+ Điện dân dụng.
+ Mua bán, bảo quản lương thực.
+ Quản lý, khai thác công trình thủy lợi.
+ Sửa chữa vận hành bơm điện.
+ Vận hành sửa chữa máy tàu cuôc.
- Đào tạo một số nghề mới để phù hợp với nhu cầu phát triển ngành nghề nông thôn. Hiện đang đào tạo một số nghề mới: Cơ điện nông thôn, quản lý doanh nghiệp nhỏ nông nghiệp, cấp thoát nước nông thôn ...
Bên cạnh đó ngay trong chính sách thu hồi đất của các chủ dự án đã có khoản hỗ trợ chuyển đổi nghề cho lao động bi thu hồi đất. Đối với đất NTTS khi quy hoạch được hỗ trợ chuyển đổi nghề với mức hỗ trợ như bảng 4.7.
Như vậy công tác giải quyết việc làm cho người lao động luôn được quan tâm đúng mức, chính sách đào tạo nghề của địa phương giúp cho người lao động chủ động hơn trong việc tìm kiếm việc làm. Đồng thời chính sách hỗ trợ lao động của các chủ dự án giúp cho lao động chủ động tìm kiếm công viẹc phù hợp với bản thân từng lao động. Tuy nhiên, giải quyết lao động bằng tiền cho người lao động cũng có một nhược điểm là người nông dân lao có tâm lý phải sử dụng hết số tiền bồi thường rồi mới chịu tìm kiếm việc làm như vậy vô hình chung đã làm cho người lao động quen với việc có tiền để tiêu từ đó triệt tiêu động lực lao động của người nông dân.
4.1.2 Thông tin về các dự án quy hoạch đất trên địa bàn phường giai