Ứng xử của một trường hợp điển hình khi bị tác động đồng thời của yếu tố hiệu quả kinh tế trong NTTS và thông tin quy hoạch đất

Một phần của tài liệu Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản đối với thông tin quy hoạch đất trên địa bàn phường tràng cát – quận hải an – thành phố hải phòng (Trang 90 - 97)

PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Hộp 7: Ứng xử của một trường hợp điển hình khi bị tác động đồng thời của yếu tố hiệu quả kinh tế trong NTTS và thông tin quy hoạch đất

Ông Phạm Văn Đỉnh – khu 3 Trực Cát –Tràng Cát, có 3 ha diện tích mặt nước phục vụ NTTS là hộ có một phần diện tích đất NTTS nằm trong dự án đường bao Đông Nam, diện tích dự kiến lấy vào là 0,265ha chiếm 8,83%

diện tích NTST của hộ. Thấy hộ ông Phạm Văn Đỉnh có những cách ứng xử tiêu biểu cho các hộ NTTS phường Tràng Cát trong thời điểm phường có nhiều thông tin quy hoạch.

*> Ứng xử trong sản xuất

Tuy vẫn phải đầu tư công cụ, dụng cụ để sản xuất nhưng hạn chế hơn so với trước kia. Hình thức NTTS mà hộ lựa chọn là hình thức quảng canh cải tiến với các loải thủy sinh chủ yếu là tôm sú, và tôm rảo, cá rô phi, rong câu, và một số loài cá da trắng khác do tự nhiên mang lại. trong đó, chỉ có thả 1 loài thủy sản đó là tôm sú thả với mật độ 4,66vạn con/ha/vụ, cua bể thuộc cỡ cua rận là 0,83vạn con/ha/vụ, cua nhỡ bổ sung với mật độ thả rất thấp chỉ có 200con/ha.

* > Ứng xử đối với vấn đề sinh kế

Với 5 nhân khẩu, có 3 người trong độ tuổi lao động trong đó có 2 người tham gia vào NTTS, một người là công nhân, 2 người đang trong độ tuổi đến trường nên ông cho rằng cần phải đầu tư cho con cái ăn học đến nơi đến chốn để sau này ra trường có một công việc ổn định. Về phía bản thân, khi diện tích đất NTTS bị quy họach hết ông dự kiến sẽ làm tất cả công việc có thể như làm phụ xây, làm xe ôm, hoặc mở của hàng tạp phẩm hoặc mở của hiệu nhỏ để sửa chữa xe đạp………

*> Ứng xử trước vấn đề bồi thường đất

Mức bồi thường khi thu hồi đẩt NTTS không cao, bồi thường theo hiện trạng sử dụng khi kiểm kê đất nên khi có chủ trương và thông tin thu hồi nằm trên diện tích đất bị quy hoạch nên gia đình ông rào thêm rất nhiều dóc và trồng mới một số loại cây như chuối , dừa, cau để hưởng thêm hỗ trợ khi thu hồi đất.

Phạm Văn Đỉnh – hộ NTTS – Tràng Cát

*> Phân tích cách ứng xử: trước thông tin quy hoạch đất kết hợp với hiệu quả kinh tế trong NTTS của gia đình ông phạm Văn Đỉnh trong nhiều năm không cao tiêu biểu trong vụ NTTS cuối năm 2009 gai đình ông thu được mức lợi nhuận là 5.553.000đ/ha/vụ như vậy 3 ha trong một vụ gia đình ông thu được 16.659.000đ trong một vụ. Thời gian thu hoạch một vụ NTTS sấp sỉ 3,5 tháng. Trung bình mỗi tháng 1 lao động trong hộ thu được 2.397.857đ/

tháng. Trong nông hộ, mức thu nhập như vậy không phải là thấp, nhưng trước thông tin quy hoạch đất ông xác định cách đầu tư cho con cái học hành là một cách làm đúng vừa phù hợp với chủ trương phát triển của nhà nước về nâng cao dân trí cho người dân vừa tạo điều kiện cho các lao động trẻ trong gia đình có thể thay đổi cách sinh kế mới phù hợp với chủ trương phát triển kinh tế của Đảng và nhà nước. Kết quả nghiên cứu chỉ ra khác với kết qủa mà TS. Đặng Kim Sơn (2008) là tâm lý chung của nông dân là không muốn đầu tư lâu dài trên đồng ruộng và cho con cái học hành. Ông Đỉnh khi bàn về cách sinh kế mới của bàn thân ông chỉ ra rất nhiều công việc có thể làm cho thấy chủ hộ đang rất lúng túng trong việc lựa chon cách sinh kế mới. Đây cũng là một thực tế đang diễn ra đối với nhiều lao động chuyên sản xuất và NTTS ở địa phương.

Trong vấn đề bồi thường đất hộ ông Đỉnh ứng xử bằng cách trồng thêm nhiều loại cây, con giống không mang lại giá trị về mặt kinh đây cũng là một cách ứng xử phổ biến nhưng lại là một cách ứng xử gây lãng phí không chỉ đối với kinh tế hộ mà còn gây lãng phí cho nguồn lực quốc gia.

*> Cơ sở ứng xử của hộ

Tràng Cát là địa phương nặng về sản xuất nông nghiệp. Được sự quan tâm của thành phố và quận Hải An phường Tràng Cát ngày càng có nhiều thay đổi, diện tích đất nông nghiệp nhiều là cơ sở quan trọng để phường Tràng Cát thu hút đầu tư phát triển công nghiệp.

4.3.2.4 Yếu tố thuộc về quyền sử dụng đất NTTS

Bảng 4.25: Tình hình sử dụng đất của các hộ điều tra Loại đất NTTS Số hộ điều

tra

Diện tích (ha) Tỉ lệ (%)

Tổng số hộ Nghiên cứu 30 441,6 100

NT thuê của ủy ban 10 322,4 73

Hộ NTTS tự khoanh đầm 20 119,2 27

Nguồn : điều tra hộ Với lợi thế về điều kiện tự nhiên với 5km bờ biển nên rất dồi dào nguồn nước lợ với hệ thống rừng chắn sóng lên đến 966,4ha và không có sự thay đổi diện tích từ năm 2007 đến thời điểm năm 2009. Song trên thực tế diện tích rừng phòng hộ được đưa vào sử dụng với mục đích trồng rừng kết hợp nuôi trồng thủy sản.

Điều tra 30 hộ trên địa bàn phường có 10 hộ NTTS trên diện tích đầm thuê của ủy ban với tổng diện tích là 322,4 ha chiếm 73% tổng diện tích của các hộ điều tra phần còn lại 20 hộ có đầm NTTS do hộ tự khoanh nuôi đào đắp nhưng diện tích chỉ có 119,2 chiếm 27% tổng diện tích các hộ điều tra. Cho thấy nhóm hộ thuê đầm của ủy ban NTTS có quy mô lớn hơn rất nhiều so với nhóm hộ tự khoanh nuôi, đào đắp. Do đó, khi ứng xử trước những thông tin quy hoạch đất thì cách ứng xử của 2 nhóm hộ này cũng có sự khác nhau.

*> Ảnh hưởng về quyền sử dụng đất và thông tin quy hoạch tới ứng xử của hộ NTTS

Diễn giải Nhóm 1 Nhóm 2

Hộ thuê đầm ủy ban Q R

Hộ tự đắp đầm S T

Q: Ứng xử của nhóm hộ thuê đầm của ủy ban và nắm bắt nhiều thông tin quy hoạch đất.

R: Ứng xử của nhóm hộ thuê đầm của ủy ban nhưng tiếp nhận ít thông tin quy hoạch đất

S: Ứng xử của nhóm hộ tự đắp đầm và nắm bắt nhiều thông tin quy hoạch đất.

T: Ứng xử của nhóm hộ tự đắp đầm và nắm bắt ít thông tin quy hoạch đất.

Bảng 4.26: Quyền sử dụng đất của hộ, thông tin quy hoạch đất và ứng xử của hộ

Chỉ tiêu Cách ứng xử

Tăng đầu tư cho

NTTS Thay đổi sinh kế

Yêu cầu nâng mức hỗ trợ khi

thu hồi đất SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) SL (hộ) CC (%) Q(n=10)

Có 2 20 10 100 6 60

Không 8 80 0 0 4 40

R (n=0) Có - - - - - -

Không - - - - - -

S (n=10) Có 0 0 7 70 7 70

Không 10 100 3 30 3 30

T(n=10)

Có 1 10 6 60 2 20

Không 9 90 4 40 8 80

Nguồn tổng hợp số liệu điều tra hộ

20% hộ thuê đầm của ủy ban đều có tăng đầu tư trong sản xuất. Có một hộ trong nhóm tiếp cận ít thông tin quy hoạch đất và có vốn đất NTTS sử dụng lâu dài tăng cường đầu tư trong NTTS. Cho thấy tâm lý những hộ phải thuê đầm của ủy ban có ứng xử ít thay đổi trong sản xuất hơn các hộ thuộc nắm ít thông tin quy hoạch đất. Nguyên nhân, hộ thuê đầm của ủy ban để sản xuất có thời hạn sử dụng rất ngắn thường là 1năm do đó hộ tin tưởng rằng ủy ban nhân dân nắm chắc thông tin quy hoạch đất hơn chính họ nên khi có quy hoạch ủy ban sẽ không tiến hành cho nông dân thuê đầm nhằm thu lợi nhuận về phía ủy ban nhân dân. Tuy nhiên, trong nhóm này vẫn có 80% hộ không

tăng đầu tư trong quá trình sản xuất một phần vì diện tich đất của hộ nằm trong khu vực quy hoạch cho các dự án. Còn lại 19 hộ có diện tích đầm do hộ tự khoanh vùng để sản xuất giảm hoặc không tăng đầu tư trong sản xuất.

Các hộ thuộc nhóm thuê đầm của ủy ban thấy cần phải thay đổi cách sinh kế mới. 70% hộ thuộc nhóm S thấy cần phải thay đổi cách sinh kế, 60% hộ thuộc nhóm T cho rằng sẽ thay đổi phương thức sinh kế khi địa phương tiếp nhận các dự án quy hoạch. Cho thấy phần lớn các hộ tiếp nhận nhiều thông tin quy hoạch đất lại phải thuê đẩm của ủy ban nhân dân để sản xuất có ứng xử tích cực hơn trong vấn đề lựa chọ cách thức sinh kế mới. Ứng xử của nhóm này rất chụ động trong việc lựa chọn cách thức sinh kế cho bản thân và gia đình. Thuê đầm của ủy ban để sản xuất cũng là một cách chủ động tìm kiếm phương thức sinh kế của hộ. Do đó, khi tiếp nhận nhiều thông tin quy hoạch đất, nhóm hộ này luôn chủ động tìm ra cách ứng xử mới để đảm bảo sinh kế của hộ.

Trong vấn đề bồi thường khi thu hồi đất các hộ thuộc nhóm Q có 60%

hộ cho rằng cần tăng thêm mức bồi thường khi thu hồi đất nhóm S có 70% hộ có yêu cầu cần tăng mức hỗ trợ bồi thường khi thu hồi đất. Nhóm T chỉ có 20% có yêu cầu cần tăng mức bồi thường khi thu hồi đất. Như vậy, nhóm hộ thuê đầm của ủy ban nhân dân tỉ lệ không có yêu cầu nâng cao mức bồi thường khi thu hồi đất là tương đối lớn. Vì họ là những đối tượng đi thuê đầm để sản xuất, thời gian thuê đầm có thời hạn, do đó khi ứng xử gay gắt về vấn đề bồi thường khi thu hồi đất thì bất lợi thuộc về chính họ,vì lý do đó khi có chủ chương thu hôi đất các hộ biết nhiều thông tin quy hoạch đất các hộ đều có ứng xử chung là đầu tư thêm phần hiện trạng thu hồi đất đặc biệt những loại có thể kiểm kê bằng cách đo, đếm được.

Kết luận: Như vậy, sự kết hợp giữa các yếu tố như trình độ văn hóa, số nhân khẩu, diện tích đất NTTS, tỉ lệ đất quy hoạch, hiệu quả kinh tế trong NTTS, yếu tố thuộc về quyền sử dụng đất trong ngắn hay dài hạn kết hợp với thông tin quy hoạch đất có ảnh hưởng rất lớn đến cách ứng xử của hộ.

4.4 MỘT SỐ KHUYẾN NGHỊ NHẰM GIÚP HỘ NTTS YÊN TÂM SẢN XUẤT TRONG GIAI ĐOẠN Cể NHIỀU THễNG TIN QUY HOẠCH ĐẤT TRÊN ĐỊA BÀN PHƯỜNG TRÀNG CÁT.

4.4.1. Khuyến nghị đối với chính quyền:

Đề Nghị thành phố chỉ rừ cỏc vựng quy hoạch, dự ỏn thu hồi đất để người dân có kế hoạch đầu tư đúng, phù hợp. Tạo điều kiện cho các hộ dân đào đắp đầm ngoài bãi triều tiến tới tiếp tục thuê đất NTTS để thu hồi vốn và tạo công ăn việc làm cho người dân.

Đề nghị ủy ban nhân dân thành phố, sở nông nghiệp và phát triển nông thôn sớm có thông tin chi tiết về quy hoạch vùng NTTS tạo điều kiện để chính quyền địa phương và hộ dân đưa ra biện pháp đầu tư hợp lý bảo đảm cho người dân được đầu tư lâu dài trên diện tích mặt nước màhộ sử dụng.

Đề nghị ủy ban nhõn dõn phường Tràng Cỏt tỡm hiểu và nắm rừ thụng tin liên quan đến quy hoạch đất, truyền đạt tới tất cả các hộ tham gia NTTS kịp thời và chớnh xỏc. Xỏc định rừ thời gian sử dụng của từng vựng đất để tạo điều kiện cho hộ đầu tư một cách hợp lý. Không nhất thiết và không phát triển NTTS theo phương pháp công nghiệp một cách ồ ạt. Nghiên cứu phát triển NTTS có thu nhập cao, đảm bảo môi trường sinh thái bền vững, sản phẩm sạch, an toàn vệ sinh thực phẩm.

4.4.2 Về phía hộ nông dân NTTS

*> Vấn đề tiếp cận thông tin quy hoạch, và phân tích thông tin quy hoạch - Tiếp cận thông tin quy hoạch cần phải dựa vào nhiều nguồn thông tin đáng tin cậy như thông tin trên bản đồ quy hoạch phường Tràng Cát và các phương tiện thông tin đại chúng.

- Tiếp cận thông tin cần phải có sự chọn lọc, phân tích tính hợp lý dựa vào mục tiêu phát triển kinh tế của địa phương.

- Thông tin luôn có rất nhiều tuy nhiên hộ dân khi tiếp nhận thông tin phải luôn đặt ra câu hỏi thông tin đó lấy từ đâu? Quy mô của dự án? Phạm vi của

dự án như thế nào? Và quan trọng hơn là khi nào dự án sẽ triển khai?.... Việc đặt ra những câu hỏi như vậy sẽ giúp hộ tiếp nhận thông tin một cách chủ động đồng thời đưa ra cách ứng xử phù hợp đặc biệt ứng xử trong sản xuất nhằm hạn chế sự lãng phí nguồn lợi có thể thu từ NTTS.

*> Cách ứng xử có lợi cho hộ NTTS - Trong sản xuất

+ Tiếp tục đầu tư sản xuất phù hợp với tiềm năng phát triển kinh tế thủy sản của địa phương đối với đầm NTTS chưa tiến hành giải tỏa mà đặc biệt là các đầm chưa nằm trong một dự án quy hoạch cụ thể nào.

+ Tiếp tục tìm kiếm để đưa con giống có hiệu quả kinh tế cao đặc biệt các hộ nằm ngoài dự án quy hoạch tuyến đường ôtô cao tốc hà Nội – Hải Phòng và tuyến đường bao Đông Nam.

+ Đẩy mạnh tìm kiếm thị trường tiêu thụ thủy sản.

+ Đảm bảo vệ sinh nguồn nước thích hợp nhằm hạn chế dịch bệnh phát tán trong các ao đầm NTTS.

- Trong họat động sinh kế thay thế

+ Nâng cao hơn nữa trình độ cho lực lượng lao động tại địa phương tạo điều kiện thuận lợi cho việc chuyển đổi nghề của người lao động trong tương lai.

+ Chủ động tìm hiểu các công việc phù hợp với bản thân khi diện tích đất NTTS của hộ bị quy hoạch hoàn toàn.

Một phần của tài liệu Ứng xử của hộ nuôi trồng thủy sản đối với thông tin quy hoạch đất trên địa bàn phường tràng cát – quận hải an – thành phố hải phòng (Trang 90 - 97)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w