PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU .1 Điều kiện tự nhiên
3.1.2 Điều kiện kinh tế xã hội
a. Tình hình phân bổ và sử dụng đất đai
Hiện tại tổng diện tích đất tự nhiên của phường Tràng Cát là 2926,1ha bao gồm 9 khu dân cư đó là Lương Khê 1, Lương Khê 2, Lương Khê 3, Cát Bi, Cát Khê, Trực Cát, Đình Vũ, Tân Vũ, Thành Tô. Tràng Cát là địa phương nhận được sự ưu ái rất lớn của biển đông - với 5km bờ biển. Hiện tượng lên xuống của thủy triều mang lại lượng phù sa có giá trị rất lớn cả về kinh tế, chính trị, xã hội. Tạo điều kiện vô cùng thuận lợi cho người dân nuôi trồng và đánh bắt thủy sản như: cung cấp nguồn thức ăn cho các loài thủy sinh, cung cấp các loài sinh vật biển có khả năng thích nghi cao trong NTTS, đồng thời cung cấp các loài thủy sản tự nhiên cho đánh thủy sản tại địa phương. Nhưng khó khăn mang lại là trong mùa mưa lũ rất dễ xảy ra đó là hiện tượng nước tràn đê không những làm mất trắng lượng thủy sản của các hộ tham gia nuôi trồng thủy sản mà còn ảnh hưởng nghiêm trọng tới mùa màng của bà con khu vực trong đê nếu công tác xây dưng đê điều đặc biệt trong mùa mưa lũ không được làm tốt.
Nhìn bảng 3.1 thấy diện tích đất tự nhiên không có sự thay đổi qua các năm. Diện tích đất tự nhiên trên đầu người từ năm 2007 đến năm 2009 giảm từ 3241m2/người xuống 3199m2/ người. So với mật độ dân số trong toàn quận hải An là:1352m2/người, thì Tràng Cát là địa phương có mật dân số thưa. Quá trình công nghiệp hóa, đô thị hóa cùng với việc phát triển cơ sở hạ tầng các công trình công cộng đã dẫn đến biến động diện tích đất nông nghiệp. Thể diện tích đất nông nghiệp của phường giảm dần với tốc độ trung bình 2.9%/
năm. Năm 2007 tổng diện tích đất nông nghiệp là 1853ha giảm xuống còn 1745ha vào năm 2009. Trong đó diện tích đất NTTS giảm chủ yếu với tốc độ giảm trung bình là 8,84%/năm. Riêng thời điểm năm 2007 đến 2008 diện tích
Bảng 3.1: Diện tích đất nông nghiệp của phường từ năm 2007- 2009
Chỉ tiêu ĐVT
2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu (%)
Diện tích (ha)
Cơ cấu
(%) 08/07 09/08 BQ
I. Diện tích đất tự nhiên ha 2926,1 100 2926,1 100 2926,1 100 100 100 100
1. Đất nông nghiệp ha 1853 63,33 1791 61,21 1745 59,64 96,65 97,43 97,04
- Đất sản xuất NN ha 325,8 11,13 322,7 11,03 322,7 11,03 99,05 100 99,52
- Đất NTTS ha 560,8 19,17 501,9 17,15 455,9 15,58 89,50 90.83 90,16
- Đất lâm nghiệp ha 966,4 33,03 966,4 33,03 966,4 33,03 100 100 100
2. Đất phi nông nghiệp ha 1057,5 36,14 1119,5 38,26 1165,5 39,83 105,86 104,11 104,98
4. Đất chưa sử dụng ha 15,6 0,53 15,6 0,53 15,6 0,53 100 100 100
II. Một số chỉ tiêu BQ ha/người
1. Diện tích đất TN/người ha/người 0,32 100,00 0,32 100 0,32 100 99,01 99,70 99,36 2. Diện tích đất NN/ khẩu ha/người 0,21 63,33 0,20 61,21 0,19 59,64 95,70 97,14 96,42 3. Diện tích đất NN/lao động ha/người 0,26 80,30 0,25 11,03 0,24 11,03 95,10 95,67 95,39 Nguồn: ban địa chính phường
đất NTTS giảm 10,5% từ 560,8 ha năm 2007 xuống còn 501,9ha năm 2008 giảm 58,9 ha. Từ năm 2008 đến năm 2009 diện tích đất NTTS giảm 46ha từ 501,9 ha xuống còn 455,9 ha. Đất sản xuất nông nghiệp và nuôi trồng giảm không đáng kể. diện tích đất lâm nghiệp sau khi bị chặt phá phục vụ nuôi trồng thủy sản từ năm 2003 đã được trồng mới lại để làm rừng phòng hộ đầu nguồn nhưng tính đến thời điểm từ năm 2007 đến năm 2009 không có sự thay đổi về diện tích. Nguyên nhân đất nông nghiệp giảm là do tốc độ đô thị hóa và xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ kinh tế xã hội.
Diện tích đất tự nhiên không tăng, diện tích đất nông nghiệp giảm. dân số tăng diện tích đất chưa sử dụng không được khai thác nhưng quy mô dân số lại tăng lên kéo theo lực lượng lao động tăng lên làm cho diện tích đất dẫn đến đất tự nhiên / người, diện tích đất nông nghiệp/ người giảm với tốc độ giảm bình quân lần lượt là 0,64%; 3,58%; 4,61%.
Như vậy trên địa bàn phường Tràng Cát mức độ chuyển đổi từ đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp trong 3 năm từ 2007- 2009 diễn ra rất mạnh mẽ và đó là xu thế tất yếu của quá trình CNH, HĐH (đặc biệt phường Tràng Cát là địa phương chuyển đổi từ 1 xã phát triển mạnh về sản xuất nông nghiệp trong đó NTTS là ngành kinh tế mũi nhọn của địa phương đồng thời cũng là ngành cần sử dụng nhiều lao động) Và diện tích đất này còn tiếp tục giảm khi hệ thống đường giao thông là huyết mạch quốc gia Hà Nội – Hải Phòng với tổng chiều dài 6km hoàn thành. Hệ thống các khu công nghiệp, khu đô thị mới có điều kiện hình thành trên hai bên tuyến đường. Việc chuyển đổi từ khu vực thuần nông sang khu đô thị mới sẽ làm thay đổi rất lớn tới đời sống, kinh tế, xã hội của vùng. Từ chỗ người dân trong vùng chủ yếu sinh nhai và làm giàu dựa vào trồng trọt, chăn nuôi, đánh bắt và NTTS nay chuyển mạnh sang khu đô thị mới. Quỹ đất sinh kế bị quy hoạch phục vụ mục đích phát triển quốc gia. Từ đó người dân trên địa bàn phường mà đặc biệt là các hộ tham gia NTTS sẽ nảy sinh nhiều cách ứng xử khác nhau trước xu thế quy hoạch của địa phương.
b. Quy mô dân số và lao động
Dân số phường Tràng Cát có sự biến động qua các năm. Nhưng sự biến động không lớn. Trong toàn Phường năm 2007 có 9028 người với 49,4 % nam và 50,6 % nữ. Đến năm 2009 toàn Phường có 9145 người với 48,29% là nam và 51,71% là nữ. Riêng năm 2008 tỉ lệ nam. nữ lần lượt là 49,99 và 50,01 gần tương đương nhau. Tốc độ tăng dân số trung bình trong 3 năm là 0,65%. Tốc độ tăng dân số của nam giới trong thời điểm từ năm 2007 đến năm 2008 cao hơn nữ giới nhưng tốc độ tăng trung bình của nữ giới cao hơn nam giới, thể hiện tốc độ tăng trung bình của nữ giới trong 3 năm là 1,75%
còn nam giới là 0,49%. Tuy chưa có dấu hiệu lớn trong việc phường Tràng Cát sẽ tiền tới sự cân bằng về giới nhưng điều đáng mừng là tư tưởng sinh con trai hay con gái của nhiều cặp vợ chồng không phải là vấn đề quá coi trọng.
Tổng số người lao động trong toàn phường tính từ độ Tuổi 14 đến 60 trên toàn Phường chiếm tỉ lệ rất lớn từ 78,97% đến 80,57%. Lao động trong nông nghiệp giảm dần qua các năm từ năm 2007 là 4625 người chiếm 64,96% lực lượng lao động tới năm 2009 còn 4130 người chiếm 56,05%.
Trong đó lao động tham gia vào NTTS giảm mạnh qua các năm với tốc độ giảm trung bình là 5,48% còn lao động tham gia vào lĩnh vực phi nông nghiệp tăng lên với tốc độ tăng trung bình là 13,94%. Có thể khẳng định đây là địa phương có dân số trẻ. Quá trình phát triển kinh tế, quá trình chuyển đổi từ đất sản xuất nông nghiệp và đất NTTS sang mục đích đô thị hóa, kéo theo một số lượng lớn lao động không có việc làm. Kết hợp với thị trường bất động sản trên địa bàn quận Hải An tăng mạnh từ năm 2008 mà đặc biệt là thời điểm năm 2009, các tháng đầu năm 2010 và còn tiếp tục tăng (thời sự Hải Phòng) dẫn đến hộ thực hiện việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất cho nhiều đối tượng khác nhau. Theo báo cáo của ủy ban nhân dân Phường Tràng Cát thì năm 2009 phường đã cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho 367 trường hợp. Trong đó có 37 trường hợp cấp lần đầu và
Bảng 3.2: Tình hình phân dân số và lao động phường Tràng Cát năm 2007 -2009
Chỉ tiêu
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009 Tốc độ phát triển(%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu (%)
Số người
Cơ cấu
(%) 08/07 09/08 BQ
1. Tổng dân số 9028 100 9118 100 9145 100 101,00 100,30 100,65
-Nam 4460 49,40 4560 50,01 4416 48,29 102,24 96,84 99,51
- Nữ 4568 50,60 4558 49,99 4729 51,71 99,78 103,75 101,75
2. Tổng số lao động 7120 100 7236 100 7369 100 101,63 101,84 101,73
- Lao động nông nghiệp 4625 64,96 4342 60,01 4130 56,05 93,88 95,12 94,50
Lao động trong NTTS 1200 16,85 1150 15,89 1072 14,55 95,83 93,22 94,52
- Lao động phi nông nghiệp 2495 35,04 2894 39,99 3239 43,95 115,99 111,92 113,94
Nguồn: Ban kinh tế phường Tràng Cát
chuyển nhượng quyền sử dụng 330 trường hợp. Tràng Cát là địa phương cách trung tâm thành phố không xa khoảng 10km vế phía tây. Trung tâm thành phố là nơi có nhiều các điểm ăn chơi do đó một số đối tượng thất nghiệp lại có điều kiện tiếp xúc nhiều điểm ăn chơi đồng thời nhận thức không cao về pháp luật nên từ năm 2005 đến 2009 trên địa bàn phường đã xảy ra 125 vụ việc hiện đã giải quyết 108 vụ việc. Trong đó có 3 vụ trọng án xảy ra trên địa bàn phường: 1 vụ giết người, 2 vụ cướp đã kịp thời điều tra điều tra, xác minh, bắt giữ và xử lý các đối tượng. Đây thực sự là mối lo không chỉ riêng các cơ quan ban ngành, tổ dân phố và bà con trên địa bàn phường Tràng Cát quan tâm, lo lắng mà nó cũng chính là mối lo cho toàn xã hội.
Số người trong độ tuổi lao động trên địa bàn phường Tràng Cát là rất lớn. Tỷ lệ tham gia vào lực lượng lao động cao là một thuận lợi rất lớn cho việc cung cấp nguồn lao động không chỉ ngay trên địa bàn phường mà còn cung cấp nguồn lao động cho các địa phương lân cận. Tuy nhiên, trong điều kiệ kinh tế phát triển chưa đồng bộ, tốc độ đô thị hóa nhanh hơn rất nhiều so với tốc độ tăng dân trí của người dân trên địa bàn Phường. Đặc biệt, người nông dân quen bám đất, bám làng đô thị hóa sẽ gây ra rất nhiều khó khăn cho việc đáp ứng nhu cầu về chất lượng cuộc sống của người dân và các vấn đề xã hộ khác.
c. Tình hình phát triển kinh tế của phường Tràng Cát
Những năm qua, phường Tràng Cát đang từng bước phát triển cả về kinh tế, xã hội. Tổng giá trị sản xuất có tốc độ tăng trưởng và ổn định qua nhiều năm với tốc độ tăng trưởng bình quân là 10,11 %. Trong năm 2009 tốc độ tăng trưởng cao nhất đạt 11,05%. Đây là một dấu hiệu đáng mừng cho phát triển kinh tế của phường. Trong đó tăng trưởng cao nhất thuộc về ngành công nghiệp và tiểu thủ công nghiệp với mức tăng trưởng trung bình 20,52%, tiếp đến là ngành thương mại và dịch vụ có mức tăng trưởng bình quân qua các năm là 11,27%. Ngành nông nghiệp tăng trưởng chậm hơn và có dấu hiệu
chững lại với tốc độ tăng trưởng bình quân đạt 7,69%/ năm. Trong ngành nông nghiệp tốc độ tăng trưởng của ngành trồng trọt và chăn nuôi cao nhất đạt 13,19%/năm. Trong 3 năm 2007 – 2009 diện tích đất NTTS giảm mạnh nhưng tổng giá trị mang lại từ khai thác và NTTS vẫn tăng đều qua các năm. Tuy mức tăng không đáng kể, với tốc độ tăng trung bình chỉ đạt 5,98%/năm nhưng vẫn chiếm tỉ lệ lớn nhất trên 50%. Chỉ tính riêng năm 2007 tổng giá trị sản xuất của toàn ngành đạt 50,352 triệu đồng riêng đóng góp từ khai thác và NTTS lên tới 29000 triệu đồng chiếm 57,59%, năm 2009 giảm xuống còn 53,35% tổng giá trị sản xuất của toàn ngành.
Như vậy trong ngắn hạn, quy hoạch đất phục vụ phát triển khu đô thị khu công nghiệp làm giảm giá trị cho ngang nông nghiệp song lại làm tăng giá trị sản xuất của ngành phi nông nghiệp nhưng nhìn chung tốc độ tăng trưởng vẫn tiếp tục tăng. Do đó, trong dài hạn khi tuyến đường huyết mạch quốc gia Hà Nội- Hải Phòng được hoàn thành tất yếu sẽ phát triển mạnh về công nghiệp, dịch vụ và tương lai một khu đô thi mới sẽ được hoàn thành sẽ nâng cao đời sống cho người dân đồng thời làm tăng tổng giá trị sản xuất của phường. Tuy nhiên, đô thị hóa còn là một quá trình lập kế hoạch, tính toán, mà không thể diễn ra một cách ồ ạt, kém hiệu quả nên thông tin về quy hoạch diễn ra rất đa dạng.
Mật độ dân số ngày càng tăng, diện tích đất tự nhiên/ người, diện tích đất sản xuất nông nghiệp/ người giảm (bảng 3.1) nhưng mức đóng góp từ NTTS rất cao đạt trên 50% (bảng 3.3) với lực lượng lao động trong đánh bắt và NTTS chiếm từ 14,55% đến 16,85% trong lực lượng lao động của phường (bảng 3.2).
Nhưng thông tin về quy hoạch diễn biến phức tạp gây trở ngại rất lớn cho người NTTS trong quá trình sản xuất và chuyển đổi mục đích sử dụng diện tích mặt nước. Từ đó gây ra rất nhiều cách ứng xử khác nhau của hộ nông dân NTTS trước những thông tin quy hoạch đó.
Bảng 3.3: Giá trị sản xuất của phường năm 2007- 2009
Chỉ tiêu
2007 2008 2009 Tốc độ phát triển (%)
giá trị
(tr.đ) cơ cấu giá trị
(tr.đ) cơ cấu giá trị
(tr.đ) cơ cấu 08/07 09/08 BQ
Tổng giá trị sản xuất 50352 100 54970 100 61045 100 109,17 111,05 110,11
1. Ngành nông nghiệp 38235 75,94 40470 73,62 44345 72,64 105,85 109,57 107,69
- Trồng trọt & chăn nuôi 8750 17,38 9800 17,83 11210 18,36 112,00 114,39 113,19
- Đánh bắt & NTTS 29000 57,59 30170 54,88 32570 53,35 104,03 107,95 105,98
- Dịch vụ nông nghiệp 485 0,96 500 0,91 565 0,93 103,09 113,00 107,93
2. Ngành CN và tiểu thủ CN 7917 15,72 9500 17,28 11500 18,84 119,99 121,05 120,52
3. Ngành TM & DV 4200 8,34 5000 9,10 5200 8,52 119,05 104,00 111,27
Nguồn: Báo cáo tình hình thực hiện nhiệm vụ KT-VH-XH từ năm 2007-2009 của phường Tràng Cát
d. Tình hình phát triển văn hóa, xã hội của phường
Đi đôi với phát triển kinh tế, sự nghiệp phát triển văn hóa xã hội cũng luôn được địa phương quan tâm đúng mức. Hiện địa phương có 1 trường tiểu học, một trường trung học cơ sở tạo điều kiện thuận lợi cho 1171 học sinh đến trường và một trường mầm non. Các hoạt động của ngành, đoàn thể, cơ quan và nhân dân được thực hiện theo phương châm trong sạch, lành mạnh. Chú trọng nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng tổ dân phố văn hóa, dòng họ văn hóa, gia đình văn hóa. Toàn phường hiện có 68 hộ nghèo, 156 hộ cận nghèo. Công tác tiêm phòng cho trẻ em trong độ tuổi đạt 100%, công tác chăm sóc sức khỏe sinh sản và kế hoạch hóa gia đình đạt 100%
chỉ tiêu được giao.
e. Tình hình cơ sở vật chất của phường Tràng Cát.
* Giao thông
Tràng Cát là Phường nằm trong vùng kinh tế mới được thành phố đặc biệt quan tâm trong vấn phát triển kinh tế. Hiện tại trên địa bàn phường có các tuyến giao thông quan trọng như đường liên phường nối liền Tràng Cát đi qua phường Nam Hải, phường Đông Hải tới Cảng Chùa Vẽ có chiều rộng 40m, chiều dài 6km. Phường có tuyến đường Cao tốc nối liền Hà Nội- Hải Phòng (hiện đã hoàn thành tại địa phương tuy nhiên dự án vẫn đang trong quá trình thực hiện). Đường Thành Tô dọc phường Tràng Cát với chiều dài 5km tiếp giáp với phường Nam Hải nằm ở phía Tây của Phường. Đường Cát Linh chạy dọc Phường nối liền Nam Hải và đường Ngô Gia Tự với chiều dài 2500m.
Đường Cát Vũ nối liền với đường Cát Linh Và đường Tân Vũ. Đó là những tuyến đường chính là huyết mạch của địa phương phục vụ đắc lực cho phát triển kinh tế xã hội của địa phương. tạo điều kiện thuận lợi cho địa phương tiếp
nhận những thông tin kinh tế thị trường, chuyển giao nhanh những tiến bộ khoa học - kỹ thuật, cải thiện môi trường đầu tư để phát triển kinh tế- xã hội.
* Thủy lợi
Tràng Cát là phường có 5km bờ biển về phía đông rất thuận lợi cho nuôi trồng và đánh bắt thủy sản nước mặn & lợ. Phía đông giáp đảo Đình Vũ có tuyến phà Đình Vũ nối liền bán đảo Đình Vũ và huyện đảo Cát Hải, chạy dọc phía Nam là sông Lạch Tray là tuyến sông phục vụ đắc lực cho nuôi trồng thủy sản nước mặn và nước lợ, bên cạnh đó chạy dọc phìa tây nam là tuyến mương An Kim Sơn điều tiết thoát nước cho khu vực và thành phố chạy thẳng ra cống Nam Đông và đổ ra cửa sông Lạch Tray. Sự phát triển của mạng lưới sông ngòi là một trong những điều kiện thuận lợi để địa phương yên tâm trong phát triển kinh tế xã hội đồng thời là một trong những nhân tố thuận lợi để địa phương tiến hành nhanh hơn trong công tác quy hoạch và phát triển Tràng Cát thành khu đô thị mới trong tương lai.
* Hệ thống điện
Hệ thống điện sinh hoạt của địa phương được cung cấp từ 4 trạm biến áp 400KVA, điện cao thế 25KV. Hệ thống đường dây dẫn điện được trang bị tới từng thôn xóm phục vụ tốt nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của nhân dân.
3.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU