ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 Đặc điểm địa bàn nghiên cứu
3.1.2 Đặc điểm về kinh tế và xã hội .1 Tình hình sử dụng đất đai
Theo số liệu thống kê của ban địa chính xã những năm qua tình hình sử dụng đất đai trên địa bàn xã Lệ Chi không có gì thay đổi. Với tổng diện tích 807,78 ha một diện tích không nhỏ với xã đồng bằng sông Hồng. Đất đai được chia làm hai loại chính đất nông nghiệp và đất phi nông nghiệp. Trong đó đất nụng nghiệp là 437,79 ha chiếm hơn ẵ tổng diện tớch tự nhiờn của xó (54,40%), còn lại là đất phi nông nghiệp với 366.99 ha (45,60%).
Bảng 3.1 Tình hình sử dụng đất đai của xã 2009
Diễn giải ĐVT SL CC (%)
I.Tổng diện tích Ha 804,78 100,00
1. Đất nông nghiệp (NN) Ha 437,79 54,40
- Đất trồng cây hàng năm Ha 424,97 52,81
+ Đất trồng lúa Ha 168,17 20,90
+ Trồng rau Ha 60,00 7,46
+ Đất trồng cây hàng năm khác Ha 193,68 24,07
- Đất trồng cây lâu năm Ha 0,13 0,02
- Đat nuôi trồng thủy sản Ha 12,67 1,57
2. Đất phi NN Ha 366,99 45,60
- Đất ở Ha 82,03 10,19
- Đất chuyên dùng Ha 180,05 22,37
+ Đất trụ sở cơ quan, công cộng Ha 139,40 17,32
+ Đất quốc phòng, an ninh Ha 2,25 0,28
+ Đất sản xuất, kinh doanh phi NN Ha 38,37 4,77
- Đất khác Ha 104,92 13,04
II. Một số chỉ tiêu BQ - - -
1. DT đất TN/hộ NN Ha/người 0,45 -
2. DT đất TN/LĐNN Ha/người 0,17 -
3. DT đất NN/hộNN Ha/người 0,24 -
4. DT đất NN/LĐNN Ha/người 0,09 -
(Nguồn: Số liệu thống kê của ban địa chính xã 2009)
Là một xã thuần nông nên đất đai ở đây chủ yếu cho sản xuất nông nghiệp đặc biệt ưu tiên đối với cây trồng hàng năm, bởi một phần do địa hình, phần nữa là tính chất đất và tập quán canh tác. Với 424,97 ha chiếm hơn nửa tổng diaanj tích đất tự nhiên cũng như đất nông nghiệp (52,81%), diện tích chuyên trồng rau là 60,00 ha (7,46%) ngoài ra người dân còn kết hợp luân canh với các laoij cây trồng khác. Đất trồng cây lâu năm ở đây chiếm một lượng rất khiêm tốn 0,13 ha (0,02%) và đất dùng cho nuôi trồng thủy sản là 12,67 (1,57%). Bên cạnh đó diện tích đó không có sự thay đổi gì qua các năm điều đó chứng tỏ người dân nơi đây cú tập quỏn canh tỏc truyền thống mà chưa cú sự thay đổi rừ rệt.
Đối với đất phi nông nghiệp thì chủ yếu được sử dụng phục vụ cho công việc công cộng, khu hành chính và an ninh quốc phòng. Trong tổng số 366,99 ha đất dùng cho sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp chiếm 38,37 ha tương đương 4,77% so với tổng diện tích.
Như vậy, trung bình mỗi một hộ sản xuất nông nghiệp xã Lệ Chi có 0,45 ha đất tự nhiên (66,69 sào) và 0.24 ha đất nông nghiệp (3,64 sào). Mỗi lao động nông nghiệp có 0,09 ha (1,42 sào) để sản xuất nông nghiệp. Do đó người dân luôn tận dụng diện tích mà mình có để sản xuất nông nghiệp.
3.1.2.2 Đặc điểm về dân số và lao động
Theo bảng 3.2 dân số của xã được phản ảnh qua tổng số nhân khẩu qua các năm, năm 2007 toàn xã có 2.180 hộ với 9.961 nhân khẩu và 4554 lao động.
Năm 2008 là 2.193 hộ, 10.141 nhân khẩu với 4.927 lao động và năm 2009 tăng lên là 2.279 hộ, 10.445 nhân khẩu vùng với 5.275 lao động. Qua các năm các con số này đều tăng so với năm trước, trong đó năm 2009 mức gia tăng cao hơn so với mức gia tăng năm 2008, song nó chỉ phản ảnh sự gia tăng về mặt tự nhiên và không có các biểu hiện bất thường trong sự gia tăng ấy.
Bảng 3.2 Tình hình dân số và lao động của xã qua 3 năm (2007 – 2009)
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%)
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) 08/07 09/08 BQ I. Tổng số
hộ (hộ) 2.180 100,00 2.193 100,0
0 2.279 100,0 0
100,6 0
103,9 2
100,3 0
1. Hộ NN 1.712 78,53 1.723 78,57 1.804 79,16 100,6
4
104,7
0 89,90
2. Hộ phi NN 468 21,47 470 21,43 475 20,84 100,4
3 101,0
6 60,63
II. Tổng số nhân khẩu (khẩu)
9.961 100,00 10.14 1
100,0 0
10.44 5
100,0 0
101,8 1
103,0 0
100,9 0 1. Khẩu NN 8.161 81,93 8.273 81,58 8.565 82,00 101,3
7
103,5
3 91,69
2. Khẩu phi
NN 1.800 18,07 1.868 18,42 1.880 18,00 103,7
8
100,6
4 60,89
III. Tổng số lao động
(người) 4.554 100,00 4.927 100,0
0 5.275 100,0 0
108,1 9
107,0 6
104,1 0 1. Chia theo giới tính
- Nam 2.099 46,09 2.283 46,34 2.543 48,21 108,7
7
111,3 9
110,0 8
- Nữ 2.455 53,91 2.644 53,66 2.732 51,79 107,7
0
103,3 3
105,5 1 2. Chia theo nghề
- Lao động
NN 3.841 84,34 4.104 83.30 4.325 81,99 106,8
5 105,3
8 106,1
2 - Lao động
phi NN 713 15,66 823 16.70 950 18,01 115,4
3 115,4
3 115,4
3 IV. Một số chỉ tiêu bình quân
- Nhân
khẩu/hộ 4,57 4,62 4,58 - - -
- Lao
động/hộ 2,09 2,25 2,31 - - -
- Khẩu
NN/hộ NN 4,77 4,80 4,75 - -
- LĐNN/hộ
NN 2,24 2,38 2,40 - - -
(Nguồn: Ban Thống kê xã)
Lao động được phân loại theo giới và ngành nghề. Xét về mặt giới tính năm 2007 lao động nam là 2.298 người (chiếm 50,46%), lao động nữ là 2.256 người (chiếm 49,54%). Năm 2008 lao động nam là 2466 người (chiếm 50,05%), lao động nữ là 2461 người (chiếm 49,95%). Hai năm này tỷ lệ lao động nam đều cao hơn so với lao động nữ. Nhưng năm 2009 lao động nữ lao chiếm tỷ lệ cao hơn so với lao động nam, cụ thể là lao động nữ 2.732 người (chiếm 51,79%) lao động nam là 2543 người (chiếm 48,21%). Tuy nhiên sự thay đổi tỷ lệ lao động nam nữ cũng chỉ là sự điều hòa giới tính một cách tự nhiên, không gây ra những biến động lớn trong đời sống kinh tế - xã hội.
3.1.2.3 Đặc điểm về cơ sở hạ tầng của xã Bảng 3.3 Tình hình cơ sở hạ tầng xã Lệ Chi
Diễn giải Đvt Tổng số
lượng
Số lượng đạt tiêu chuẩn
* Hệ thống điện % hộ sử dụng 100,0 100,0
* Hệ thống đường giao thông Km 29,9 19,3
+ Đường trục chính của xã Km 14,0 7,3
+ Đường trục chính của thôn Km 15,9 12
* Hệ thống trường học Cái 3 3
+ Trường mấm non Cái 1 1
+ Trường Tiểu học Cái 1 1
+ Trường THCS Cái 1 1
* Hệ thống điện - - -
+ Số trạm biến áp hiện có Trạm 9 9
+ Đường dây hạ thế Kwh 29 29
* Thủy lợi - - -
+ Số trạm bơm Trạm 5 4
+ Công suất KVA 930 -
* Trạm Y tế Cái 1 1
Nguồn: UBND xã Lệ Chi, 2010
Qua số liệu thống kê bảng 3.3 chúng tôi thấy cơ sở hạ tầng ở đây cơ bản phục vụ tốt đời sống nhân dân, cụ thể là: 100% các hộ sử dụng điện; hệ thống giao thông tiện lợi cho việc đi lại và thông thương, hơn nữa các con đường đều được rải nhựa và bê tông hóa tạo nên sự khang trang cho người dân trong xã;
hoạt động sản xuất nông nghiệp cũng trở nên thuận tiện hơn với 5 trạm bơm luôn đảm bảo cung cấp đúng, đủ nước cho từng mùa vụ gieo trồng; trường học có trường Mầm non trông giữ các cháu bé, trường còn tổ chức cho các cháu ăn bán trú với chế độ dinh dưỡng tốt và đảm bảo VSATTP, tạo điều kiện cho phụ huynh an tâm sản xuất, trường Tiểu học, Trung học cơ sở, cũng được xây dựng kiên cố tạo điều kiện cho các em học sinh được học tập tốt nhất; trạm y tế từng bước được nâng cấp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc sức khỏe nhân dân, làm tốt công tác VSATTP.
3.1.2.4 Kết quả sản xuất và các dự án thực hiện trên địa bàn xã a/ Kết quả sản xuất kinh doanh của xã
Theo số liệu thống kê từ bảng 3.4 cho thấy giá trị sản xuất (GTSX) của xã tăng lên hàng năm. Năm 2007 tổng GTSX là 43.859 triệu đồng, năm 2008 là 60.976 triệu đồng tăng 39,03 % và năm 2009 là 69.900 triệu đồng tăng so với 2008 là 14,64 %. Tốc độ tăng trưởng của năm 2009 thấp hơn so với 2008 vì trong năm xã có nhiều chuyển biến lớn về cơ cấu ngành nghề. Trong đó, GTSX của ngành nông nghiệp vẫn chiếm tỷ trọng lớn so với phi nông nghiệp. Song sản xuất phi nụng nghiệp tăng khỏ nhanh qua 3 năm, năm 2007 chỉ bằng ẵ của nụng nghiệp thì năm 2009 GTSX của phi nông nghiệp và nông nghiệp tương đối ngang nhau. Nhìn vào tốc độ phát triển của xã năm 2008 có sự tăng mạnh, nông nghiệp luôn tăng ở mức trên 20 %, phi nông nghiệp tăng trên 55 %. Năm 2008 là năm phát triển vượt bậc của xã, tạo ra một sự thay đổi lớn về cơ cấu kinh tế, ngành nghề, phi nông nghiệp và thương mại dịch vụ có những đóng góp lớn vào tổng giá trị sản xuất của cả xã.
Cụ thể là trong sản xuất nông nghiệp trồng trọt là lĩnh vực sản xuất chủ yếu, song có xu hướng giảm nhẹ qua các năm, năm 2007 GTSX của trồng trọt là 18.848 triệu đồng chiếm 42,97 % tổng GTSX, năm 2008 là 22.861 triệu đồng tăng 21,29% và 2009 là 23.960 triệu đồng tăng 4,8 %. Như vậy, về trồng trọt có tốc độ tăng trưởng giảm dần qua ba năm. Thay vào đó là chăn nuôi đang có xu hướng tăng dần. Năm 2007 GTSX của chăn nuôi là 10.470 triệu đồng đến năm 2009 tăng là 17.500 triệu đồng, điều đó cho thấy chăn nuôi là lĩnh vực ngày càng được người dân quan tâm bên cạnh trồng trọt.
Bảng 3.4 Giá trị sản xuất của xã qua 3 năm (2007 - 2009)
ĐVT: Triệu đồng
Chỉ tiêu 2007 2008 2009 So sánh (%)
SL CC
(%) SL CC
(%) SL CC
(%) 08/07 09/08 BQ I.Giá trị
sản xuất 43.859 100,00 60.976 100,00 69.9 100,00 139.03 114,64 127,4 2 1.Nông
nghiệp 29.315 66,80 38.312 62,80 41.46 59,30 130,6
9 108,22 119,9
8 Trồng trọt 18.848 42,97 22.861 37,49 23.96 34,28 121,29 104,8
0
113,3 5 Chăn nuôi 10.47 23,87 14.451 23,70 17.5 25,04 138,0
2 121,1
0 129,84
2. Phi nông
nghiệp 14.544 33,16 22.664 37,17 28.44 40,69 155,83 125,49 141,4 8 +CN -
TTCN 8.448 19,26 13.476 22,10 16.36
0 23,40 159,52 121,4
0
141,7 5
M -Dịch vụ 2.556 5,83 4.208 6,90 5.300 7,58 164,6
3 125,95 146,5
7 Loại hình
khác 3.540 8,07 4.980 8,17 6.780 9,70 140,6
8
136,1 4
138,4 3 II. Một số chỉ tiêu BQ
1.
GTSX/hộ 20,12 27,80 30,67 138,2
0
110,3 1
114,4 9 2. GTSX
NN/hộ NN 17,12 22,24 22,98 129,8
6
103,3
6 105,88
3. GTSX phi NN/hộ phi NN
31,08 48,22 59,87 155,17 124,1
6
137,8 5
(Nguồn. Ban thống kê xã)
Sản xuất phi nông nghiệp từng bước phát triển đặc biệt là thương mại dịch vụ trong xã phát triển hơn trước do ở đây có trường cao đẳng may mặc, dịch vụ nhà ở và bán hàng tăng lên phục vụ sinh viên. Người dân thay vì sản xuất nông nghiệp chuyển sang xây nhà trọ, cũng như dịch vụ khác phục vụ đời sống sinh viên. Năm 2007 GTSX của phi nông nghiệp là 14.544 triệu đồng, năm 2008 là 22.664 tăng 55.63 %, năm 2009 là 28.440 triệu đồng tăng 25,49% so với 2008.
Từ đó ta tính được một số chỉ tiêu bình quân, về GTSX/hộ, năm 2007 là 20,12 triệu đồng/hộ, năm 2008 là 27,80 triệu đồng tăng 38,20 % và năm 2009 là 30,67% tăng so với 2008 là 10,31%. Bên cạnh đó GTSX bình quân giữa hộ NN và phi NN thì hộ phi NN cao hơn, song những hộ nông nghiệp chỉ chiếm một phần nhỏ trong tổng số các hộ trên địa bàn xã.
b/ Tình hình triển khai một số dự án trên địa bàn xã
Theo thông tin cung cấp từ HTX NN xã Lệ Chi từ năm 2007 các dự án: Dự án rau an toàn và dự án lai tạo đàn bò thịt được triển khai rộng rãi trên địa bàn xã. Việc thực hiện dự án có sự liên kết giữa các tổ chức, ban ngành trong xã.
Trong đó, cần kể đến vai trò của HTX NN xã Lệ Chi.
Đối với dự án sản xuất rau an toàn HTX thường xuyên kết hợp với Hội nông dân, Hội phụ nữ xã tổ chức các buổi tập huấn về quy trình kỹ thuật sản xuất rau an toàn, phổ biến kỹ thuật vệ sinh an toàn thực phẩm trên cây rau và các lớp học IBM trên cây rau chất lượng cao. Tổng số buổi tập huấn là 7 đợt với trên 600 người tham gia. Từ đó giúp cho nhân dân trong xã nhận thức tốt hơn về sản xuất rau an toàn và đưa ra thị trường sản phẩm rau an toàn. Bên cạnh đó, còn có sự phỗi hợp của chi cục BVTV thành phố Hà Nội, chuẩn bị các thủ tục hồ sơ xin cấp giầy phép sản xuất rau an toàn, để sản phẩm rau an toàn xã Lệ Chi có thương hiệu trên thị trường tiêu thụ. Các khu vự xứ đồng sản xuất rau xin cấp giấy chứng nhận đều được xây dựng hố dựng vỏ bao thuốc BVTV để chống ô nhiễm môi trường. Trong năm 2007 được Sở nông nghiệp thành phố Hà Nội cấp giấy chứng nhận sản xuất rau an toàn cho hai thôn Gia Lâm và Cổ Giang với tổng
diện tích là 26,7 ha. Ngoài ra xã còn kết hợp với trường Đại học Nông Nghiệp Hà Nội thực hiện chương trình sản xuất rau an toàn và bao tiêu sản phẩm. Tuy nhiên chương trình này đến nay có sự suy yếu do gặp khó khăn trong khâu tiêu thụ sản phẩm.
Đối với dự án lai tạo đàn bò thịt, dự án này được thực hiện cũng từ năm 2007. Người dân được tham gia các buổi tập huấn về quy trình chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản, nhờ có được kỹ thuật cùng sự hỗ trợ của dự án nên người dân tham gia tích cực hơn. Kết quả là số lượng đàn bò tăng nhanh, chất lượng đàn bò được cải thiện, bước đầu mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân.