Phương pháp thu thập thông tin và số liệu a/ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

3.2 Phương pháp nghiên cứu

3.2.2 Phương pháp thu thập thông tin và số liệu a/ Phương pháp thu thập thông tin thứ cấp

Loại thông tin Nguồn thu thập

- Cơ sở lý luận cho đề tài nghiên cứu. - Sách, báo, giáo trình, các website

- Các thông tin về sản xuất rau an toàn - Báo, tạp chí, các webside, các đề tài nghiên cứu

- Các số liệu về diện tích đất đai, dân số lao động

- Ban địa chính xã - Ban thống kê xã - Báo cáo tổng kết về tình hình sản xuất

rau an toàn qua các năm - UBND xã, HTXNN - Thống kê các hoạt động hướng dẫn và

chuyển giao kỹ thuật tiến bộ. - HTXNN, khuyến nông viên b/ Phương pháp thu thập thông tin sơ cấp

Phương pháp PRA

Để thu thập một số thông tin định tính chúng tôi lựa chọn nghiên cứu theo phương pháp đánh giá nông thôn có sự tham gia (PRA – Participatory Rural Appraisal), nhằm khuyến khích người dân cùng chia sẻ, thảo luận và phân tích vấn đề nghiên cứu có liên quan tới họ. Trong đó sử dụng một số công cụ trong bộ công cụ của PRA. Do sự hạn chế về nguồn lực, thời gian nên trong mỗi công

cụ chọn từ 5 người dân bản địa để thực hiện những công cụ này. Thành phần bao gồm: 1 thôn trưởng, 1 cán bộ chuyên trách, 3 nông dân. Một số công cụ được sử dụng trong quá trình nghiên cứu bao gồm:

+ Sơ đồ thôn, xã:

o Mục đích: Thực chất đây là công cụ vẽ sơ đồ thôn bản, song trong đề tài này được vận dụng vẽ sơ đồ thôn, xã. Công cụ này nhằm đánh giá tình hình chung của xã, đặc biệt là hiện trạng sử dụng đất đai, phân bố dân cư, khu vực trồng trọt, hệ thống giao thông, mương máng phục vụ sản xuất nông nghiệp nói chung và sản xuất RAT nói riêng. Từ đó thấy được những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên, xã hội, cơ sở vật chất phục vụ cho hoạt động sản xuất của nông dân.

o Cách thực hiện: Sử dụng bút dạ màu vẽ trên khổ giấy Ao thể hiện đường ranh giới giữa xã và các xã lân cận, cơ sở hạ tầng như: đường sá, hệ thống thủy lợi, nhà cửa, đặc biệt là khu vực sản xuất rau trong đó có khu sản xuất RAT và rau thường. Trong quá trình vẽ có sự tham gia của tất cả các thành viên, sau đó chỉnh sửa và hoàn thành bản vẽ.

+ Câu chuyện đường đời

o Mục đích: Là câu chuyện của một cá nhân hay một gia đình kể lại những sự kiện quan trọng có ảnh hưởng lớn đến đời sống của họ. Trong đề tài công cụ được áp dụng để tìm hiểu về sự thay đổi hình thức sản xuất rau đã diễn ra tại địa phương gắn liền với cuộc đời của một số người nông dân đã gắn bó lâu đời ở đây và những đổi thay trong cuộc sống của họ. Như vậy qua câu chuyện chúng ta thấy được diễn biến của một vấn đề từ quá khứ đến hiện tại, mức độ ảnh hưởng của các yếu tố khách quan cũng như chủ quan đến nhận thức, hành động và việc ra quyết định của nông dân trồng rau tại xã. Ngoài ra nó còn giúp chúng ta tìm hiểu hơn về tâm tư, nguyện vọng, cũng như những khó khăn mà họ gặp phải.

o Cách thực hiện: Gặp mặt một số nông dân đã sống lâu đời tại địa phương để lắng nghe họ kể chuyện, tâm sự, và cuộc sống của họ như công việc hàng ngày, công việc trồng rau cũng như những khó khăn họ đã từng trải qua. Sau đó xin phép nông dân để được ghi âm hoặc chép lại câu chuyện của họ.

+ Thảo luận nhóm kết hợp cho điểm:

o Mục đích: Thảo luận nhóm để nông dân cùng nhau trao đổi về các yếu tố có ảnh hưởng đến việc ra quyết định trong sản xuất RAT. Từ đó tìm ra những yếu tố có ảnh hưởng nhiều nhất thông qua công cụ cho điểm.

Ngoài ra qua trao đổi nhóm nông dân cùng nhau tìm ra giải pháp chung nhằm tháo gỡ những khúc mắc, khó khăn mà họ đang gặp phải.

o Cách thực hiện:

Chuẩn bị sẵn các phiếu, để cho mỗi nông dân viết ra các yếu tố có ảnh hưởng đến việc ra quyết định của họ trong sản xuất RAT. Sau đó tập hợp nhóm nông dân lại và sắp xếp, lựa chọn các phiếu và liệt kê các yếu tố, phân loại nhóm thành từng nhóm yếu tố lại với nhau.

Từ các phiếu được chọn ra ở trên, tiến hành cho điểm. Kẻ một bảng trên giấy khổ lớn có ghi các yếu tố trên vào cột cho điểm. Thang điểm quy định là từ 1 đến 10. Điểm tối đa ở đây là 10 và giảm dần tùy mức độ đánh giá của nhóm nông dân.

Điều tra phỏng vấn hộ nông dân

Điều tra phỏng vấn là phương pháp thông dụng và không thể thiếu trong hầu hết các công trình nghiên cứu. Nó giúp cho người nghiên cứu tìm hiểu một cách sâu sắc nhất những vấn đề mà họ quan tâm cũng như tiếp cận trực tiếp với từng đối tượng cần thu thập thông tin. Vì vậy chúng tôi lựa chọn phương pháp này như một công cụ thu thập thông tin chính cho đề tài nghiên cứu. Đề tài tiến hành điều tra phỏng vấn hộ nông dân thông qua bộ phiếu câu hỏi đã chuẩn bị sẵn với tổng số mẫu điều tra là 60.

Đối tượng phỏng vấn bao gồm: hộ nông dân sản xuất rau an toàn ở hai thôn, thôn Gia Lâm và thôn Cổ Giang vì đây là 2 thôn tập trung hầu hết các hộ sản xuất rau của cả xã.

Thôn Gia Lâm Cổ Giang

- Số lượng mẫu 40 20

Qua đó xem xét đánh giá mức độ ảnh hưởng của từng yếu tố đến các hộ nông dân trên để thấy được sự tương đồng cũng như khác biệt giữa các hộ này trong việc ra quyết định sản xuất

Phỏng vấn cán bộ lãnh đạo cộng đồng

Đây là phương pháp phỏng vấn để thu thập thông tin ở những người nắm thông tin chủ chốt, thông tin chung, thông tin quan trọng mang tính khái quát nhất về thực trạng của vấn đề, những thuận lợi, khó khăn cũng như là những gợi ý chung nhất về những định hướng và giải pháp chủ yếu về vấn đề nghiên cứu.

Thành phần phỏng vấn bao gồm: HTX DVNN (1 chủ nhiệm và 1 phó chủ nhiệm), Hội phụ nữ (1 chủ tịch hội phụ nữ xã), 1 phó chủ tịch hội nông dân, 1 khuyến nông viên, 2 trưởng thôn, 1 phó thôn, 2 cán bộ chuyên trách.

Một phần của tài liệu Các yếu tố ảnh hưởng đến việc ra quyết định của hộ nông dân trong sản xuất rau an toàn trên địa bàn xã Lệ Chi, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w